Vietnam Airlines cân nhắc tham gia hàng không giá rẻ
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đang cân nhắc tham gia thị trường hàng không giá rẻ
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang cân nhắc tham gia thị trường hàng không giá rẻ, loại hình dịch vụ bay đang phát triển bùng nổ ở châu Á, lãnh đạo Vietnam Airlines nói với hãng thông tấn AFP trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tuần trước.
Theo lời Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Phạm Ngọc Minh, hãng hàng không quốc gia của Việt Nam đang chịu "sức ép ngày càng tăng" từ các hãng bay giá rẻ ở châu Á. "Chúng tôi nhận thấy những cơ hội ở phân khúc giá rẻ", ông nói thêm, nhưng từ chối cho biết chi tiết hơn về kế hoạch của công ty.
AFP bình luận, một loạt công ty vận tải đường không giá rẻ, từ AirAsia của Malaysia cho tới GoAir của Ấn Độ và Cebu Pacific của Philippines, đang trải rộng đôi cánh của họ khắp châu Á trong vài năm trở lại đây, trở thành một thách thức lớn đối với các hãng hàng không truyền thống giá đắt hơn.
Trong khi một số nhà phân tích khuyến cáo rằng thị trường này đã quá đông đảo, do có tới hàng tá hãng vận tải đường không giá rẻ tham gia xẻ ngang xẻ dọc bầu trời, thì cũng có không ít người tin là phân khúc giá rẻ này vẫn còn thoải mái dư địa để các công ty cạnh tranh nhiều hơn.
Chuyên gia phân tích hàng không Shukor Yosof của hãng nghiên cứu chứng khoán Standard & Poor's cho rằng, chỉ có một số ít trong 86 triệu người Việt Nam là có khả năng chịu được mức chi phí nếu đi bằng đường không. Do đó, theo ông, Vietnam Airlines nên "nghiêm túc" xem xét khởi động mảng giá rẻ.
AFP cho biết, Vietnam Airlines là hãng hàng không của nhà nước, thành lập từ năm 1993. Đến nay hãng đã có 70 máy bay thực hiện các tuyến bay đến 55 thành phố của 19 nước trên thế giới. Đây là một trong những tổng công ty nhà nước chủ chốt của Việt Nam. Theo Tổng giám đốc Vietnam Airlines, từ nay đến năm 2015, hãng sẽ có 115 máy bay và đến năm 2020 sẽ phát triển lên 170 chiếc.
Thời gian gần đây, Vietnam Airlines đã mở rộng các hoạt động khai thác dịch vụ bay với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2010, Vietnam Airline là hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh Sky Team, trong đó có hai hãng lớn là Air France của Pháp và Delta Airlines của Mỹ.
Cũng tại cuộc phỏng vấn này, lãnh đạo hãng bày tỏ hy vọng đưa hai cảng hàng không lớn nhất nội địa, là Hà Nội và Tp.HCM, trở thành một cửa ngõ quan trọng cho khu vực Đông Dương đang tăng trưởng nhanh, cạnh tranh được với Bangkok cùng các trung tâm khác trong khu vực.
Các nhà phân tích đồng ý rằng, khu vực Đông Dương rất có tiềm năng về du lịch, nhưng Việt Nam vẫn chưa được coi là một trung tâm. Jonathan Galaviz, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng tư vấn Galaviz and Co cho rằng, Việt Nam cần "đầu tư nhiều hơn" vào sân bay và các hạ tầng cơ sở khác, để nâng vị thế trở thành một cửa ngõ có thể cạnh tranh được với các trung tâm như Hồng Kông hay Singapore.
8 tháng đầu năm nay, số lượt khách nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 3,9 triệu. Trong khi, trong 3 tháng đầu năm, đã có hơn 3 triệu người tới Singapore. Giới phân tích cho hay, con số này có thể được nâng lên, khi Vietnam Airlines có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ bay tới Mỹ.
Hiện các chuyến bay tới bờ tây của nước Mỹ vẫn chưa thể bắt đầu vì còn phải chờ Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đánh giá năng lực giám sát an toàn bay cùng các tiêu chuẩn khác của ngành hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh cho biết.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) cho biết, dự kiến vào năm 2012, các quan chức FAA sẽ đến đánh giá năng lực giám sát an toàn bay của ngành hàng không Việt Nam theo chương trình giám sát an toàn hàng không quốc tế. FAA sẽ đồng ý cho các máy bay do CAAV cấp chứng chỉ bay vào Mỹ khi được công nhận năng lực giám sát an toàn hàng không đạt loại 1.
Do vậy, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì sớm nhất là cuối năm hoặc sau năm 2012, Vietnam Airlines mới có thể mở đường bay thẳng đến Mỹ, mặc dù hãng đã đạt được chứng chỉ an toàn hàng không quốc tế và tham gia liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam để dần đáp ứng các điều kiện khắt khe về hàng không của Mỹ.
Theo lời Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Phạm Ngọc Minh, hãng hàng không quốc gia của Việt Nam đang chịu "sức ép ngày càng tăng" từ các hãng bay giá rẻ ở châu Á. "Chúng tôi nhận thấy những cơ hội ở phân khúc giá rẻ", ông nói thêm, nhưng từ chối cho biết chi tiết hơn về kế hoạch của công ty.
AFP bình luận, một loạt công ty vận tải đường không giá rẻ, từ AirAsia của Malaysia cho tới GoAir của Ấn Độ và Cebu Pacific của Philippines, đang trải rộng đôi cánh của họ khắp châu Á trong vài năm trở lại đây, trở thành một thách thức lớn đối với các hãng hàng không truyền thống giá đắt hơn.
Trong khi một số nhà phân tích khuyến cáo rằng thị trường này đã quá đông đảo, do có tới hàng tá hãng vận tải đường không giá rẻ tham gia xẻ ngang xẻ dọc bầu trời, thì cũng có không ít người tin là phân khúc giá rẻ này vẫn còn thoải mái dư địa để các công ty cạnh tranh nhiều hơn.
Chuyên gia phân tích hàng không Shukor Yosof của hãng nghiên cứu chứng khoán Standard & Poor's cho rằng, chỉ có một số ít trong 86 triệu người Việt Nam là có khả năng chịu được mức chi phí nếu đi bằng đường không. Do đó, theo ông, Vietnam Airlines nên "nghiêm túc" xem xét khởi động mảng giá rẻ.
AFP cho biết, Vietnam Airlines là hãng hàng không của nhà nước, thành lập từ năm 1993. Đến nay hãng đã có 70 máy bay thực hiện các tuyến bay đến 55 thành phố của 19 nước trên thế giới. Đây là một trong những tổng công ty nhà nước chủ chốt của Việt Nam. Theo Tổng giám đốc Vietnam Airlines, từ nay đến năm 2015, hãng sẽ có 115 máy bay và đến năm 2020 sẽ phát triển lên 170 chiếc.
Thời gian gần đây, Vietnam Airlines đã mở rộng các hoạt động khai thác dịch vụ bay với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2010, Vietnam Airline là hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh Sky Team, trong đó có hai hãng lớn là Air France của Pháp và Delta Airlines của Mỹ.
Cũng tại cuộc phỏng vấn này, lãnh đạo hãng bày tỏ hy vọng đưa hai cảng hàng không lớn nhất nội địa, là Hà Nội và Tp.HCM, trở thành một cửa ngõ quan trọng cho khu vực Đông Dương đang tăng trưởng nhanh, cạnh tranh được với Bangkok cùng các trung tâm khác trong khu vực.
Các nhà phân tích đồng ý rằng, khu vực Đông Dương rất có tiềm năng về du lịch, nhưng Việt Nam vẫn chưa được coi là một trung tâm. Jonathan Galaviz, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng tư vấn Galaviz and Co cho rằng, Việt Nam cần "đầu tư nhiều hơn" vào sân bay và các hạ tầng cơ sở khác, để nâng vị thế trở thành một cửa ngõ có thể cạnh tranh được với các trung tâm như Hồng Kông hay Singapore.
8 tháng đầu năm nay, số lượt khách nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 3,9 triệu. Trong khi, trong 3 tháng đầu năm, đã có hơn 3 triệu người tới Singapore. Giới phân tích cho hay, con số này có thể được nâng lên, khi Vietnam Airlines có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ bay tới Mỹ.
Hiện các chuyến bay tới bờ tây của nước Mỹ vẫn chưa thể bắt đầu vì còn phải chờ Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đánh giá năng lực giám sát an toàn bay cùng các tiêu chuẩn khác của ngành hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh cho biết.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) cho biết, dự kiến vào năm 2012, các quan chức FAA sẽ đến đánh giá năng lực giám sát an toàn bay của ngành hàng không Việt Nam theo chương trình giám sát an toàn hàng không quốc tế. FAA sẽ đồng ý cho các máy bay do CAAV cấp chứng chỉ bay vào Mỹ khi được công nhận năng lực giám sát an toàn hàng không đạt loại 1.
Do vậy, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì sớm nhất là cuối năm hoặc sau năm 2012, Vietnam Airlines mới có thể mở đường bay thẳng đến Mỹ, mặc dù hãng đã đạt được chứng chỉ an toàn hàng không quốc tế và tham gia liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam để dần đáp ứng các điều kiện khắt khe về hàng không của Mỹ.