VinaCapital tiếp tục bán ra 1,3 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của Coteccons
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm VinaCapital tại Coteccons đã giảm từ 3.915.520 cổ phiếu, chiếm 5,26 % xuống còn 2.612.000 cổ phiếu, chiếm 3,51 % vốn tại CTD.
CTCP Quản lỹ quỹ VinaCapital báo cáo sở hữu của nhóm NĐTNN có liên quan không còn là CĐL Công ty Cổ phần Xây dựng COTECCONS (mã CTD-HOSE).
Cụ thể: theo báo cáo giao dịch vừa công bố, các quỹ do VinaCapital quản lý đã bán ra tổng cộng 1,3 triệu cổ phiếu CTD trong ngày 1/8 - trong đó, VOF Investment Limited bán 807.450 cổ phiếu; Preston Pacific Limired bán 496.000 cổ phiếu và Asia Value Investment Limited bán 70 cổ phiếu.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm VinaCapital tại Coteccons đã giảm từ 3.915.520 cổ phiếu, chiếm 5,26 % xuống còn 2.612.000 cổ phiếu, chiếm 3,51 % vốn tại CTD. Như vậy, Vinapital không còn là cổ đông lớn tại Coteccons.
Chốt phiên ngày 1/8, giá cổ phiếu CTD giảm kịch sàn còn 66.900 đồng/cổ phiếu và giảm gần 19% so với thời điểm cuối tháng 7. Tạm tính mức giá triên thì các nhóm quỹ thuộc Vinacapital có thể thu về hơn 87 tỷ đồng.
Mới đây, vào ngày 31/7, VOF Investment Limited – quỹ thuộc VinaCapital quản lý cũng thông báo bán ra 600.000 cổ phiếu của CTD để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5,26%.
Được biết CTD đã có thông báo đến việc tranh chấp hợp đồng kinh tế giữ Conteccons và Ricons. Theo đó, conteccons bị Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nguyên nhân công nợ phát sinh bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 07 Công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.
Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như: dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á, Dự án Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai Công ty. Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.
Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong như: dự án Newtaco, Dự án Regina Giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina Giai đoạn 6, Dự án Regina Hưng Yên, dự án nhà máy Vinfast, dự án Simco.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty. Coteccons đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản nhưng Ricons không cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.
Cũng theo công bố từ Conteccons, hiện tại tổng tài sản của Coteccons là 20.042 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8.236 tỷ đồng, lượng tiền mặt có thể sử dụng lên tới gần 4.000 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 1/8 vừa qua, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành - thông báo Liên danh Vietur đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho gói xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách (gói thầu 5.10 trị giá 35.000 tỷ đồng). Do đó, hai liên danh còn lại là Hoa Lư do Coteccons đứng đầu và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors của China Harbuor Engineering bị loại khỏi quá trình đấu thầu gói 5.10.