VinaData giúp doanh nghiệp giải bài toán khó
VinaData có thể giúp doanh nghiệp hóa giải bài toán về công nghệ, giải pháp tổng thể và chi phí
Trong xu hướng liên tục bùng nổ của các sản phẩm và dịch vụ khai thác nội dung số, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn về bảo mật dữ liệu, sao lưu dữ liệu cũng như khai thác và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin...
Vì thế, việc hình thành một trung tâm dữ liệu là rất cần thiết.
Thế nhưng, thực tế cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức tại Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự quan tâm lắm đến vấn đề bảo mật và sao lưu dữ liệu, cũng như phòng tránh thảm họa mất mát dữ liệu. Có thể thấy hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải có một trung tâm dữ liệu riêng để bảo vệ mình một cách tối đa.
Ví dụ điển hình nhất chính là việc Hoa Kỳ nhờ có hệ thống dự phòng thảm họa mà vụ khủng bố gây sụp đổ một trong những tòa nhà là trung tâm thương mại lớn vào bậc nhất thế giới hôm 11/9/2001 đã không làm ảnh hưởng và thất thoát các dữ liệu quan trọng.
Nhờ thế mà các hoạt động kinh doanh liên quan có thể hồi phục, không chịu sự gián đoạn và đi vào hoạt động trở lại một cách nhanh chóng không lâu sau đó.
Theo một thống kê gần đây của Bộ Tài chính, hiện ngành tài chính có khoảng hơn 1.100 mạng LAN (mạng máy tính nội bộ), gần 2.000 máy chủ và khoảng 40 chương trình ứng dụng triển khai các hoạt động tác nghiệp trên toàn quốc.
Hệ thống thông tin kho bạc kết nối mạng kho bạc Nhà nước với 64 tỉnh, thành, 620 huyện, phục vụ hơn 7.000 người sử dụng. Dung lượng dữ liệu cần lưu trữ ở cơ quan Tổng cục Thuế vào khoảng 20 GB, ngoài việc lưu trữ 8 GB dữ liệu phần mềm hệ thống, tệp dữ liệu văn bản, hệ thống cơ sở dữ liệu thực tế 12GB.
Đối với một cục thuế trung bình (cả nước hiện có 64 cục thuế), riêng cơ sở dữ liệu đang hoạt động cũng đã lên tới 8-10 GB, các loại dữ liệu khác khoảng 3-5 GB. Dự kiến dung lượng dữ liệu lưu trữ gia tăng hàng năm từ 10- 20%. Một giải pháp công nghệ thông tin tổng thể vẫn chưa được hình thành.
Một điều dễ nhận thấy là tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin - viễn thông và dầu khí... đều đã có xây dựng trung tâm dữ liệu cơ sở phục vụ cho mình.
Tuy nhiên, liệu họ có thể tự mình đảm đương hết tất cả các giải pháp công nghệ tổng thể, trong đó bao gồm cả những giải pháp về mạng nguồn, về kiến trúc xây dựng trung tâm dữ liệu, đảm bảo được tính an toàn và độ tin cậy tối đa cho toàn hệ thống?
Đó cũng là một bài toán khó. Để giải bài toán đó, dịch vụ cung cấp trung tâm dữ liệu có thể là một giải pháp hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một dịch vụ cung cấp trung tâm dữ liệu độc lập nào đi vào hoạt động. Chỉ có các dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin đến từ các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty đa ngành nghề, và trung tâm dữ liệu chỉ là một phần trong chuỗi sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, hôm 12/7 vừa qua, một trung tâm dữ liệu tiên tiến mang tên VinaData do VinaData JSC đầu tư đã chính thức ra đời tại Việt Nam với quy mô thuộc cỡ vừa trên thế giới.
Theo quan điểm của ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc VinaData JSC, thì việc xây dựng và vận hành một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu chặt chẽ luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp vì nó đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực quý giá: tài chính, nhân lực và trên hết, đó là thời gian.
Nhìn chung, hệ thống công nghệ thông tin càng phức tạp để đáp ứng nhu cầu giao thương hàng ngày thì đòi hỏi các khoản đầu tư bỏ ra càng lớn nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin không những đáp ứng được những nhu cầu hoạt động của một doanh nghiệp mà nó còn phải an toàn, đáng tin cậy và khả thi.
Bài toán về công nghệ, giải pháp tổng thể và chi phí hợp lý, VinaData với công nghệ và kinh nghiệm của mình có thể giúp doanh nghiệp hóa giải.
Được biết, hiện VinaData cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác công nghệ như HP, Cisco và EMC nhằm bảo đảm mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu liên quan đến công nghệ thông tin hàng ngày.
Ban điều hành của trung tâm này đã đưa ra cam kết sẽ cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo mật dữ liệu ở mức cao nhất cho khách hàng thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như ISO 20000 (ITIL), ISO 27001 (BS7799), và ISO 9001:2000.
Đặc biệt, ISO 27001 - BS7799 là chứng chỉ cao nhất về bảo mật trên thế giới, và theo chuẩn này thì tất cả các thông tin về Trung tâm VinaData sẽ được bảo vệ tuyệt mật theo cam kết của tổ chức.
Việc có mặt hai tập đoàn công nghệ thông tin vào hàng đầu của thế giới là HP và Cisco trong hoạt động của VinaData cũng cho thấy quy mô của trung tâm này.
Tại Việt Nam và trên thế giới, Cisco được biết đến với các giải pháp mạng có tính bảo mật và độ tin cậy cao, được triển khai tại hầu khắp các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới, trong đó có một số ngân hàng uy tín tại Việt Nam.
Cisco đã cung cấp một kiến trúc mạng trung tâm dữ liệu chuẩn cho phép các tổ chức thiết lập một cơ sở hạ tầng hiệu quả và có tính thích ứng cao với khả năng truy cập được bảo mật và được tối ưu hóa tới các ứng dụng cũng như các dữ liệu cần thiết, có thể giúp nâng cao khả năng phục hồi sau sự cố tại các trung tâm dữ liệu.
Vì thế, việc hình thành một trung tâm dữ liệu là rất cần thiết.
Thế nhưng, thực tế cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức tại Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự quan tâm lắm đến vấn đề bảo mật và sao lưu dữ liệu, cũng như phòng tránh thảm họa mất mát dữ liệu. Có thể thấy hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải có một trung tâm dữ liệu riêng để bảo vệ mình một cách tối đa.
Ví dụ điển hình nhất chính là việc Hoa Kỳ nhờ có hệ thống dự phòng thảm họa mà vụ khủng bố gây sụp đổ một trong những tòa nhà là trung tâm thương mại lớn vào bậc nhất thế giới hôm 11/9/2001 đã không làm ảnh hưởng và thất thoát các dữ liệu quan trọng.
Nhờ thế mà các hoạt động kinh doanh liên quan có thể hồi phục, không chịu sự gián đoạn và đi vào hoạt động trở lại một cách nhanh chóng không lâu sau đó.
Theo một thống kê gần đây của Bộ Tài chính, hiện ngành tài chính có khoảng hơn 1.100 mạng LAN (mạng máy tính nội bộ), gần 2.000 máy chủ và khoảng 40 chương trình ứng dụng triển khai các hoạt động tác nghiệp trên toàn quốc.
Hệ thống thông tin kho bạc kết nối mạng kho bạc Nhà nước với 64 tỉnh, thành, 620 huyện, phục vụ hơn 7.000 người sử dụng. Dung lượng dữ liệu cần lưu trữ ở cơ quan Tổng cục Thuế vào khoảng 20 GB, ngoài việc lưu trữ 8 GB dữ liệu phần mềm hệ thống, tệp dữ liệu văn bản, hệ thống cơ sở dữ liệu thực tế 12GB.
Đối với một cục thuế trung bình (cả nước hiện có 64 cục thuế), riêng cơ sở dữ liệu đang hoạt động cũng đã lên tới 8-10 GB, các loại dữ liệu khác khoảng 3-5 GB. Dự kiến dung lượng dữ liệu lưu trữ gia tăng hàng năm từ 10- 20%. Một giải pháp công nghệ thông tin tổng thể vẫn chưa được hình thành.
Một điều dễ nhận thấy là tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin - viễn thông và dầu khí... đều đã có xây dựng trung tâm dữ liệu cơ sở phục vụ cho mình.
Tuy nhiên, liệu họ có thể tự mình đảm đương hết tất cả các giải pháp công nghệ tổng thể, trong đó bao gồm cả những giải pháp về mạng nguồn, về kiến trúc xây dựng trung tâm dữ liệu, đảm bảo được tính an toàn và độ tin cậy tối đa cho toàn hệ thống?
Đó cũng là một bài toán khó. Để giải bài toán đó, dịch vụ cung cấp trung tâm dữ liệu có thể là một giải pháp hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một dịch vụ cung cấp trung tâm dữ liệu độc lập nào đi vào hoạt động. Chỉ có các dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin đến từ các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty đa ngành nghề, và trung tâm dữ liệu chỉ là một phần trong chuỗi sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, hôm 12/7 vừa qua, một trung tâm dữ liệu tiên tiến mang tên VinaData do VinaData JSC đầu tư đã chính thức ra đời tại Việt Nam với quy mô thuộc cỡ vừa trên thế giới.
Theo quan điểm của ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc VinaData JSC, thì việc xây dựng và vận hành một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu chặt chẽ luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp vì nó đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực quý giá: tài chính, nhân lực và trên hết, đó là thời gian.
Nhìn chung, hệ thống công nghệ thông tin càng phức tạp để đáp ứng nhu cầu giao thương hàng ngày thì đòi hỏi các khoản đầu tư bỏ ra càng lớn nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin không những đáp ứng được những nhu cầu hoạt động của một doanh nghiệp mà nó còn phải an toàn, đáng tin cậy và khả thi.
Bài toán về công nghệ, giải pháp tổng thể và chi phí hợp lý, VinaData với công nghệ và kinh nghiệm của mình có thể giúp doanh nghiệp hóa giải.
Được biết, hiện VinaData cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác công nghệ như HP, Cisco và EMC nhằm bảo đảm mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu liên quan đến công nghệ thông tin hàng ngày.
Ban điều hành của trung tâm này đã đưa ra cam kết sẽ cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo mật dữ liệu ở mức cao nhất cho khách hàng thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như ISO 20000 (ITIL), ISO 27001 (BS7799), và ISO 9001:2000.
Đặc biệt, ISO 27001 - BS7799 là chứng chỉ cao nhất về bảo mật trên thế giới, và theo chuẩn này thì tất cả các thông tin về Trung tâm VinaData sẽ được bảo vệ tuyệt mật theo cam kết của tổ chức.
Việc có mặt hai tập đoàn công nghệ thông tin vào hàng đầu của thế giới là HP và Cisco trong hoạt động của VinaData cũng cho thấy quy mô của trung tâm này.
Tại Việt Nam và trên thế giới, Cisco được biết đến với các giải pháp mạng có tính bảo mật và độ tin cậy cao, được triển khai tại hầu khắp các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới, trong đó có một số ngân hàng uy tín tại Việt Nam.
Cisco đã cung cấp một kiến trúc mạng trung tâm dữ liệu chuẩn cho phép các tổ chức thiết lập một cơ sở hạ tầng hiệu quả và có tính thích ứng cao với khả năng truy cập được bảo mật và được tối ưu hóa tới các ứng dụng cũng như các dữ liệu cần thiết, có thể giúp nâng cao khả năng phục hồi sau sự cố tại các trung tâm dữ liệu.