Vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ Tin và Dùng 2016
Lễ vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ của chương trình “Tin & Dùng” được người tiêu dùng bình chọn trong năm 2016 đã diễn ra ngày 25/11
Lễ vinh danh 100 sản phẩm, dịch vụ của chương trình “Tin & Dùng” được người tiêu dùng bình chọn trong năm 2016 đã diễn ra tại khách sạn Times Square, Tp.HCM ngày 25/11.
Chương trình bình chọn năm nay do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam thực hiện với chủ đề “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch - sự đầu tư dài hạn cho tương lai” thu hút sự quan tâm lớn của người dân.
Ý thức tiêu dùng an toàn, bảo vệ sức khoẻ ngày càng phổ biến và nhân rộng. Xu hướng này ngày càng rõ nét khi hàng ngày càng nhiều thông tin về việc phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và những tác hại, hệ lụy lên sức khỏe khi người dùng phải các sản phẩm không an toàn này. Đặc biệt mối quan tâm của người dân càng mạnh mẽ hơn khi bối cảnh về tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam còn nhiều lỏng lẻo.
Tìm lại niềm tin về sự an toàn của sản phẩm
Theo các số liệu thống kê, năm 2015 cả nước đã phát hiện 77.946 cơ sở chế biến, kinh doanh vi phạm quy định an toàn thực phẩm; 32.060 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản vi phạm sử dụng chất cấm, hóa chất kháng sinh...
Ngay từ năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì giám sát hoạt động quản lý nhà nước của một số bộ, ngành và chính quyền các Tp. Hà Nội, Tp.HCM... để cải thiện tình hình. Phấn đấu đến năm 2017, vận động được ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Ngoài ra, tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, bởi rằng đó không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người dân chỉ ở thế hệ này mà còn cho cả mai sau.
Xét riêng về lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản sạch, tỷ lệ nông phẩm đạt tiêu chuẩn GAP còn rất nhỏ trong ngành nông nghiệp. Ngay như trong sản xuất lúa gạo, tuy đã phát động phong trào “cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước để sản xuất theo GAP, nhưng chỉ làm được diện tích khoảng 20.000 ha trong tổng số 4 triệu ha trồng lúa, cung cấp 120.000 tấn lúa, tương đương với 60.000 tấn gạo “sạch” hiện tại còn là con số chưa đáng kể.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả trọng điểm của cả nước, song hiện chỉ mới có khoảng 0,14% diện tích trong tổng số 300.000 ha cây ăn trái được chứng nhận sản xuất theo quy trình GAP...
Thời đại hiện nay, người tiêu dùng thông thái muốn được sử dụng một sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn phải an toàn và thân thiện với môi trường, muốn ăn những thực phẩm không chỉ ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe.
Chính sự lựa chọn đó sẽ giúp họ trở thành người tiêu dùng xanh bằng cách lái loại xe sử dụng ít nhiên liệu và thải ít khói thải ra môi trường hơn; ủng hộ cho việc tái chế, tái sử dụng, tái sinh chất thải; nói không với thực phẩm bẩn...
Đánh giá về thị trường tiêu dùng, dưới góc nhìn của người làm, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cho rằng, trong các mô hình bán lẻ được cho là có triển vọng trong tương lai thì cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt có phần chiếm ưu thế hơn, trong đó nổi bật là mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích bán nông sản sạch, thực phẩm an toàn.
Xu hướng bán lẻ của Việt Nam đang tiếp cận gần hơi với phong trào “tiêu dùng xanh” của thế giới. Trong tương lai, các mô hình bản lẻ thực phẩm hữu cơ, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và những dịch vụ hạn chế ô nhiễm môi trường sẽ phát triển mạnh mẽ.
Với sự chung tay hợp lí giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, nhà cung cấp, hành trình xây dựng và tìm lại niềm tin đối với sự an toàn của sản phẩm và dịch vụ sẽ trở nên càng có ý nghĩa.
Chính vì thế, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050 mà Chính phủ phê duyệt tháng 9/2012 đã đề ra định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp” thông qua các biện pháp điều chỉnh quy hoạch, mục tiêu sử dụng đất và các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,...”.
Hiểu sản phẩm hơn qua “Tin và Dùng”
Trong truyền thông định hướng tiêu dùng, có thể thấy các hoạt động, chương trình đang tập trung mạnh vào vấn đề an toàn. Điển hình như trong Chương trình bình chọn 100 sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng 2016 do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam thực hiện với chủ đề “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch - sự đầu tư dài hạn cho tương lai” vốn đang là sự quan tâm, tìm kiếm của người dân.
Từ 2006, chương trình Tin & Dùng Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm bình chọn sản phẩm hàng hóa - dịch vụ trên thị trường Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn. 10 năm qua, chương trình tập trung vào việc lấy ý kiến người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi; sự lựa chọn và những dự định trong tương lai của người tiêu dùng về mua sắm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm hàng tiêu dùng thông qua hệ thống ấn phẩm của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng về các nhãn sản phẩm và dịch vụ được tin tưởng sử dụng.
Các sản phẩm, dịch vụ được đánh giá, bình chọn dựa trên các tiêu chí có chất lượng tốt, quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và sức khoẻ người sử dụng.
Năm 2016 này, có trên 4.000 sản phẩm - dịch vụ được đề cử thuộc 7 nhóm ngành chính là: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Thực phẩm và dịch vụ bán lẻ; Thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp; Sản phẩm gia dụng - nội thất; Dược phẩm và thiết bị chăm sóc sức khoẻ; Du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản; Công nghệ, viễn thông.
Sau 10 tháng bình chọn, Ban tổ chức chương trình Tin & Dùng đã nhận lại được 16.000 phiếu bình chọn, 62.000 ý kiến đánh giá trực tuyến.
Chương trình khảo sát “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch” hướng đến mục tiêu khuyến khích người tiêu dùng tự đánh giá và lựa chọn sử dụng những sản phẩm an toàn cho bản thân, và góp phần giúp thay đổi việc sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường...
Việc làm này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe, môi trường sống của cộng đồng mà còn giúp lành mạnh hóa thị trường, loại bỏ sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn cơ sở về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. 100 thương hiệu sản phẩm - dịch vụ được vinh danh tại Giải thưởng Tin & Dùng Việt Nam 2016 đã xuất sắc vượt qua hàng nghìn đề cử trong suốt 10 tháng đánh giá.
Ngay tại Lễ công bố 100 sản phẩm - dịch vụ Tin & Dùng 2016, Ban tổ chức đã lựa chọn các sản phẩm tốt nhất, nằm trong top bình chọn cao nhất để trưng bày và tặng quà trực tiếp khách mời, đó là đồ gia dụng Lock & Lock, sữa tươi Hà Nội Milk; mỹ phẩm thiên nhiên Thái Dương, điện thoại di động Oppo, thiết bị chăm sóc sức khoẻ Laica...
Chương trình Tin & Dùng Việt Nam tổ chức qua nhiều năm được đánh giá là một kênh kết nối hiệu quả giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, các đối tác, đặc biệt là giới truyền thông.
Chương trình bình chọn năm nay do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam thực hiện với chủ đề “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch - sự đầu tư dài hạn cho tương lai” thu hút sự quan tâm lớn của người dân.
Ý thức tiêu dùng an toàn, bảo vệ sức khoẻ ngày càng phổ biến và nhân rộng. Xu hướng này ngày càng rõ nét khi hàng ngày càng nhiều thông tin về việc phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và những tác hại, hệ lụy lên sức khỏe khi người dùng phải các sản phẩm không an toàn này. Đặc biệt mối quan tâm của người dân càng mạnh mẽ hơn khi bối cảnh về tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam còn nhiều lỏng lẻo.
Tìm lại niềm tin về sự an toàn của sản phẩm
Theo các số liệu thống kê, năm 2015 cả nước đã phát hiện 77.946 cơ sở chế biến, kinh doanh vi phạm quy định an toàn thực phẩm; 32.060 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản vi phạm sử dụng chất cấm, hóa chất kháng sinh...
Ngay từ năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì giám sát hoạt động quản lý nhà nước của một số bộ, ngành và chính quyền các Tp. Hà Nội, Tp.HCM... để cải thiện tình hình. Phấn đấu đến năm 2017, vận động được ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Ngoài ra, tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, bởi rằng đó không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người dân chỉ ở thế hệ này mà còn cho cả mai sau.
Xét riêng về lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản sạch, tỷ lệ nông phẩm đạt tiêu chuẩn GAP còn rất nhỏ trong ngành nông nghiệp. Ngay như trong sản xuất lúa gạo, tuy đã phát động phong trào “cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước để sản xuất theo GAP, nhưng chỉ làm được diện tích khoảng 20.000 ha trong tổng số 4 triệu ha trồng lúa, cung cấp 120.000 tấn lúa, tương đương với 60.000 tấn gạo “sạch” hiện tại còn là con số chưa đáng kể.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả trọng điểm của cả nước, song hiện chỉ mới có khoảng 0,14% diện tích trong tổng số 300.000 ha cây ăn trái được chứng nhận sản xuất theo quy trình GAP...
Thời đại hiện nay, người tiêu dùng thông thái muốn được sử dụng một sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn phải an toàn và thân thiện với môi trường, muốn ăn những thực phẩm không chỉ ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe.
Chính sự lựa chọn đó sẽ giúp họ trở thành người tiêu dùng xanh bằng cách lái loại xe sử dụng ít nhiên liệu và thải ít khói thải ra môi trường hơn; ủng hộ cho việc tái chế, tái sử dụng, tái sinh chất thải; nói không với thực phẩm bẩn...
Đánh giá về thị trường tiêu dùng, dưới góc nhìn của người làm, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cho rằng, trong các mô hình bán lẻ được cho là có triển vọng trong tương lai thì cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt có phần chiếm ưu thế hơn, trong đó nổi bật là mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích bán nông sản sạch, thực phẩm an toàn.
Xu hướng bán lẻ của Việt Nam đang tiếp cận gần hơi với phong trào “tiêu dùng xanh” của thế giới. Trong tương lai, các mô hình bản lẻ thực phẩm hữu cơ, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và những dịch vụ hạn chế ô nhiễm môi trường sẽ phát triển mạnh mẽ.
Với sự chung tay hợp lí giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, nhà cung cấp, hành trình xây dựng và tìm lại niềm tin đối với sự an toàn của sản phẩm và dịch vụ sẽ trở nên càng có ý nghĩa.
Chính vì thế, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050 mà Chính phủ phê duyệt tháng 9/2012 đã đề ra định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp” thông qua các biện pháp điều chỉnh quy hoạch, mục tiêu sử dụng đất và các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,...”.
Hiểu sản phẩm hơn qua “Tin và Dùng”
Trong truyền thông định hướng tiêu dùng, có thể thấy các hoạt động, chương trình đang tập trung mạnh vào vấn đề an toàn. Điển hình như trong Chương trình bình chọn 100 sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng 2016 do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam thực hiện với chủ đề “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch - sự đầu tư dài hạn cho tương lai” vốn đang là sự quan tâm, tìm kiếm của người dân.
Từ 2006, chương trình Tin & Dùng Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm bình chọn sản phẩm hàng hóa - dịch vụ trên thị trường Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn. 10 năm qua, chương trình tập trung vào việc lấy ý kiến người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi; sự lựa chọn và những dự định trong tương lai của người tiêu dùng về mua sắm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm hàng tiêu dùng thông qua hệ thống ấn phẩm của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng về các nhãn sản phẩm và dịch vụ được tin tưởng sử dụng.
Các sản phẩm, dịch vụ được đánh giá, bình chọn dựa trên các tiêu chí có chất lượng tốt, quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và sức khoẻ người sử dụng.
Năm 2016 này, có trên 4.000 sản phẩm - dịch vụ được đề cử thuộc 7 nhóm ngành chính là: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Thực phẩm và dịch vụ bán lẻ; Thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp; Sản phẩm gia dụng - nội thất; Dược phẩm và thiết bị chăm sóc sức khoẻ; Du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản; Công nghệ, viễn thông.
Sau 10 tháng bình chọn, Ban tổ chức chương trình Tin & Dùng đã nhận lại được 16.000 phiếu bình chọn, 62.000 ý kiến đánh giá trực tuyến.
Chương trình khảo sát “Sản phẩm xanh, tiêu dùng sạch” hướng đến mục tiêu khuyến khích người tiêu dùng tự đánh giá và lựa chọn sử dụng những sản phẩm an toàn cho bản thân, và góp phần giúp thay đổi việc sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường...
Việc làm này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe, môi trường sống của cộng đồng mà còn giúp lành mạnh hóa thị trường, loại bỏ sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn cơ sở về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. 100 thương hiệu sản phẩm - dịch vụ được vinh danh tại Giải thưởng Tin & Dùng Việt Nam 2016 đã xuất sắc vượt qua hàng nghìn đề cử trong suốt 10 tháng đánh giá.
Ngay tại Lễ công bố 100 sản phẩm - dịch vụ Tin & Dùng 2016, Ban tổ chức đã lựa chọn các sản phẩm tốt nhất, nằm trong top bình chọn cao nhất để trưng bày và tặng quà trực tiếp khách mời, đó là đồ gia dụng Lock & Lock, sữa tươi Hà Nội Milk; mỹ phẩm thiên nhiên Thái Dương, điện thoại di động Oppo, thiết bị chăm sóc sức khoẻ Laica...
Chương trình Tin & Dùng Việt Nam tổ chức qua nhiều năm được đánh giá là một kênh kết nối hiệu quả giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, các đối tác, đặc biệt là giới truyền thông.