Vitranschart đấu giá cổ phần: Tiềm lực mỏng trước nhu cầu đổi mới
Ngày 21/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart)
Ngày 21/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart).
Vitranschart có vốn điều lệ 400 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá là 13.752.300 cổ phần, giá khởi điểm là 15.000 đồngcổ phần.
Cơ cấu vốn điều lệ của Vitranschart sau khi cổ phần hóa: Nhà nước nắm giữ 60%, cổ phần ưu đãi của cán bộ công nhân viên chiếm 5,62%, cổ phần bán đấu giá chiếm 34,38% vốn điều lệ (400 tỷ đồng).
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, vượt qua những khó khăn ban đầu và với hướng đi đúng đắn, Vitranschart đã nhanh chóng phát triển về quy mô, thành lập nhiều đơn vị trực thuộc, phát triển đội tàu.
Hiện tại, Vitranschart có 6 chi nhánh và 3 đơn vị trực thuộc, đội tàu của Vitranschart đã lên đến 15 chiếc với tổng trọng tải là 206.084 DWT.
Giai đoạn từ năm 2004-2005 được đánh giá là một giai đoạn phát triển đỉnh cao của hoạt động vận tải biển Việt Nam, do đó kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn này của Vitranschart có những bước phát triển mạnh. Doanh thu năm 2005 của Vitranschart tăng 84,19% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 6,74% so với năm 2004.
Doanh thu hoạt động sản xuất khác của Vitranschart năm 2006 gia tăng mạnh so với năm 2005 với sự đóng góp chủ yếu của hoạt động kinh doanh nhiên liệu của Công ty Thương mại Xăng dầu đường biển (PMT).
Tuy nhiên, PMT đã được chuyển giao về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ tháng 10 năm 2006. Việc tách ra của PMT - đơn vị thành viên chiếm gần 51% tổng doanh thu toàn Vitranschart sẽ làm thay đổi kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của công ty trong các năm sắp tới.
Doanh thu năm 2006 tăng 8,85% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 30,5% so với năm 2005. Lợi nhuận giảm ngoài những nguyên nhân trên còn do chi phí tài chính tăng mạnh. Chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay ngân hàng từ khoản vay để mua 2 con tàu VTC Light và VTC Sky.
Thêm vào đó, hoạt động mua bán thạch cao và clinker giảm mạnh. Hoạt động đại lý tàu biển cũng suy giảm nghiêm trọng về doanh thu dù Vitranschart đã chỉ đạo nhiều biện pháp để giành lại thị phần. Hoạt động cung ứng xuất khẩu thuyền viên cũng tiếp tục giảm so với năm 2005 do thuyền viên không đáp ứng các yêu cầu ngày một cao của các chủ tàu.
Hoạt động sửa chữa của Vitranschart chủ yếu là sửa chữa phương tiện, thiết bị trong nước mà chủ yếu là sửa chữa đội tàu Vitranschart, sửa chữa tàu nước ngoài còn rất hạn chế. Các hoạt động vận tải đường bộ và kinh doanh kho bãi là những hoạt động mới được đầu tư gần đây nên vẫn chưa đem lại kết quả khả quan.
Việc thực thi lộ trình mở cửa đối với ngành hàng hải theo AFTA và WTO sẽ buộc các công ty hàng hải trong nước đối mặt với các công ty hàng hải quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh, dày dạn kinh nghiệm thị trường. Tiềm lực tài chính của Vitranschart còn nhỏ bé không đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới đặc biệt là đầu tư để phát triển đội tàu bách hóa cỡ lớn và hiện đại.
Tổng trọng tải của đội tàu hiện nay là 204.834 DWT, quá nhỏ so với các đội tàu trong khu vực. Đội tàu của Vitranschart chỉ tập trung tàu hàng loại nhỏ và Bulk Carrier cỡ Handy size. Tuổi tàu không đồng đều, nhiều tàu quá già cỗi (trên 27 tuổi), tàu trên 20 tuổi chiếm 50% trọng tải của đội tàu do đó chi phí sửa chữa, bảo dưỡng khá cao và thường xuyên xảy ra các sự cố không kiểm soát được gây tổn thất lớn.
Giá cước vận chuyển trên thị trường hàng khô rời nhìn chung giảm mạnh sau giai đoạn thuận lợi nhất của thị trường vận tải biển vào năm 2004 do áp lực số lượng khá lớn tàu đóng mới đưa vào khai thác liên tục trong các năm qua, trong khi tình hình phá dỡ vẫn chưa sôi động hơn bao nhiêu.
Trong khi đó, giá nhiên liệu lại tăng cao do sự tăng giá xăng dầu trên thế giới trong thời gian vừa qua đã tác động mạnh đến giá thành vận tải, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một trong những khó khăn thường trực trong hoạt động của Vitranschart.
Vitranschart có vốn điều lệ 400 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá là 13.752.300 cổ phần, giá khởi điểm là 15.000 đồngcổ phần.
Cơ cấu vốn điều lệ của Vitranschart sau khi cổ phần hóa: Nhà nước nắm giữ 60%, cổ phần ưu đãi của cán bộ công nhân viên chiếm 5,62%, cổ phần bán đấu giá chiếm 34,38% vốn điều lệ (400 tỷ đồng).
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, vượt qua những khó khăn ban đầu và với hướng đi đúng đắn, Vitranschart đã nhanh chóng phát triển về quy mô, thành lập nhiều đơn vị trực thuộc, phát triển đội tàu.
Hiện tại, Vitranschart có 6 chi nhánh và 3 đơn vị trực thuộc, đội tàu của Vitranschart đã lên đến 15 chiếc với tổng trọng tải là 206.084 DWT.
Giai đoạn từ năm 2004-2005 được đánh giá là một giai đoạn phát triển đỉnh cao của hoạt động vận tải biển Việt Nam, do đó kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn này của Vitranschart có những bước phát triển mạnh. Doanh thu năm 2005 của Vitranschart tăng 84,19% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 6,74% so với năm 2004.
Doanh thu hoạt động sản xuất khác của Vitranschart năm 2006 gia tăng mạnh so với năm 2005 với sự đóng góp chủ yếu của hoạt động kinh doanh nhiên liệu của Công ty Thương mại Xăng dầu đường biển (PMT).
Tuy nhiên, PMT đã được chuyển giao về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ tháng 10 năm 2006. Việc tách ra của PMT - đơn vị thành viên chiếm gần 51% tổng doanh thu toàn Vitranschart sẽ làm thay đổi kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của công ty trong các năm sắp tới.
Doanh thu năm 2006 tăng 8,85% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 30,5% so với năm 2005. Lợi nhuận giảm ngoài những nguyên nhân trên còn do chi phí tài chính tăng mạnh. Chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay ngân hàng từ khoản vay để mua 2 con tàu VTC Light và VTC Sky.
Thêm vào đó, hoạt động mua bán thạch cao và clinker giảm mạnh. Hoạt động đại lý tàu biển cũng suy giảm nghiêm trọng về doanh thu dù Vitranschart đã chỉ đạo nhiều biện pháp để giành lại thị phần. Hoạt động cung ứng xuất khẩu thuyền viên cũng tiếp tục giảm so với năm 2005 do thuyền viên không đáp ứng các yêu cầu ngày một cao của các chủ tàu.
Hoạt động sửa chữa của Vitranschart chủ yếu là sửa chữa phương tiện, thiết bị trong nước mà chủ yếu là sửa chữa đội tàu Vitranschart, sửa chữa tàu nước ngoài còn rất hạn chế. Các hoạt động vận tải đường bộ và kinh doanh kho bãi là những hoạt động mới được đầu tư gần đây nên vẫn chưa đem lại kết quả khả quan.
Việc thực thi lộ trình mở cửa đối với ngành hàng hải theo AFTA và WTO sẽ buộc các công ty hàng hải trong nước đối mặt với các công ty hàng hải quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh, dày dạn kinh nghiệm thị trường. Tiềm lực tài chính của Vitranschart còn nhỏ bé không đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới đặc biệt là đầu tư để phát triển đội tàu bách hóa cỡ lớn và hiện đại.
Tổng trọng tải của đội tàu hiện nay là 204.834 DWT, quá nhỏ so với các đội tàu trong khu vực. Đội tàu của Vitranschart chỉ tập trung tàu hàng loại nhỏ và Bulk Carrier cỡ Handy size. Tuổi tàu không đồng đều, nhiều tàu quá già cỗi (trên 27 tuổi), tàu trên 20 tuổi chiếm 50% trọng tải của đội tàu do đó chi phí sửa chữa, bảo dưỡng khá cao và thường xuyên xảy ra các sự cố không kiểm soát được gây tổn thất lớn.
Giá cước vận chuyển trên thị trường hàng khô rời nhìn chung giảm mạnh sau giai đoạn thuận lợi nhất của thị trường vận tải biển vào năm 2004 do áp lực số lượng khá lớn tàu đóng mới đưa vào khai thác liên tục trong các năm qua, trong khi tình hình phá dỡ vẫn chưa sôi động hơn bao nhiêu.
Trong khi đó, giá nhiên liệu lại tăng cao do sự tăng giá xăng dầu trên thế giới trong thời gian vừa qua đã tác động mạnh đến giá thành vận tải, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một trong những khó khăn thường trực trong hoạt động của Vitranschart.