“VNPT muốn mở rộng hoạt động sang đầu tư tài chính”
"Đây là bước thể hiện chiến lược kinh doanh đa ngành nghề và đầu tư tài chính của VNPT"
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết hàng loạt các thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Bá Thước, Phó tổng giám đốc VNPT.
VNPT vừa ký thoả thuận hợp tác chiến lược với các tập đoàn tài chính ngân hàng như BIDV, Incombank, Vietcombank, Bảo Việt và mới đây là Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), mục tiêu của việc này là gì, thưa ông?
Việc ký thoả thuận hợp tác với các đối tác chiến lược của VNPT là nhằm mục đích tạo ra cơ hội sử dụng các dịch vụ của nhau, đồng thời khai thác thế mạnh và tạo nên sức mạnh cho mỗi bên.
Đây là xu thế chung của các tập đoàn lớn và VNPT muốn nắm bắt xu thế này thành những hành động cụ thể. VNPT đã, đang và sẽ hợp tác với các loại hình doanh nghiệp để khai thác thế mạnh của VNPT cũng như khai thác thế mạnh của các đối tác và tạo điều kiện sử dụng dịch vụ của nhau cũng như đầu tư chéo vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thế mạnh.
Đây là bước thể hiện chiến lược kinh doanh đa ngành nghề và đầu tư tài chính của VNPT. Sự hợp tác của VNPT với các đối tác chiến lược là thực chất và khách hàng được lợi khi đem đến nhiều sự lựa chọn khi sử dụng các dịch vụ khác nhau.
VNPT cũng đã triển khai nhiều dự án hợp tác với các Bộ, ban, ngành, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng lớn trên cả nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo nên sức mạnh tổng lực cho VNPT trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào WTO.
Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác khác để khai thác thế mạnh các bên, theo hướng đa ngành nghề, lấy phần bưu chính - viễn thông làm chủ lực, nhưng không hạn chế đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác. VNPT đang hoạt động trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm, xây dựng cơ bản, du lịch, tài chính...
Các thỏa thuận hợp tác chiến lược với Bảo Việt, Incombank, Vietcombank và mới đây nhất là việc VNPT được phép thành lập ngân hàng có phải là bước chuẩn bị VNPT để thâm nhập sâu hơn vào kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng?
VNPT hợp tác với Bảo Việt cũng nhằm củng cố và mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính, bảo hiểm.
Hiện tại, VNPT là cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI). Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong một lĩnh vực bảo hiểm sẽ tăng tính cạnh tranh và đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Thủ tướng đã cho phép VNPT thành lập Ngân hàng Cổ phần Bưu điện.
Thế còn việc ký kết với Vinaconex, dường như lĩnh vực này có vẻ... xa lạ với VNPT?
Việc ký kết hợp tác chiến lược với Vinaconex là thể hiện thực hoá mục tiêu kinh doanh đa ngành nghề và đầu tư tài chính. VNPT cam kết dành cho Vinaconex các dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng hạ tầng bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thế giới tại các tòa nhà, trung tâm thương mại, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các thành phố thông minh... do Vinaconex làm chủ đầu tư...
Hai doanh nghiệp cũng cam kết việc tham gia góp vốn đầu tư vào các dự án của nhau và các doanh nghiệp thành viên đang trong quá trình hoặc sẽ cổ phần hoá hoặc huy động thêm vốn với tư cách là cổ đông chiến lược.
Cụ thể, hai bên sẽ có những hợp tác như thế nào thưa ông?
Việc hợp tác sẽ giúp phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy với việc ký kết thỏa thuận này, VNPT và Vinaconex sẽ không chỉ hợp tác trong lĩnh vực xây dựng mà còn hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin cho các khu đô thị mới, khu công nghiệp... không chỉ phụ thuộc vào VNPT hay Vinaconex.
Điều quan trọng là nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh được giải pháp, năng lực, chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh. Quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào người tiêu dùng.
Hiện Vinaconex đang triển khai rất nhiều dự án khu đô thị, ông có thể cho biết một số dự án mà VNPT dự kiến sẽ tham gia?
Thực ra hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc 2 bên thỏa thuận các nguyên tác chung nhất của việc hợp tác.
Theo thỏa thuận này, Vinaconex cam kết sẽ tạo điều kiện cho VNPT được tham gia trình bày các khả năng, phương án cung cấp hạ tầng mạng, kết nối để thiết lập và cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông – công nghệ thông tin tại các công trình xây dựng, các tòa nhà, khu đô thị, khu công nghiệp, dự án hạ tầng mà Vinaconex đã và sẽ xây dựng trên cơ sở các điều kiện cụ thể được hai bên thống nhất.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Bá Thước, Phó tổng giám đốc VNPT.
VNPT vừa ký thoả thuận hợp tác chiến lược với các tập đoàn tài chính ngân hàng như BIDV, Incombank, Vietcombank, Bảo Việt và mới đây là Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), mục tiêu của việc này là gì, thưa ông?
Việc ký thoả thuận hợp tác với các đối tác chiến lược của VNPT là nhằm mục đích tạo ra cơ hội sử dụng các dịch vụ của nhau, đồng thời khai thác thế mạnh và tạo nên sức mạnh cho mỗi bên.
Đây là xu thế chung của các tập đoàn lớn và VNPT muốn nắm bắt xu thế này thành những hành động cụ thể. VNPT đã, đang và sẽ hợp tác với các loại hình doanh nghiệp để khai thác thế mạnh của VNPT cũng như khai thác thế mạnh của các đối tác và tạo điều kiện sử dụng dịch vụ của nhau cũng như đầu tư chéo vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thế mạnh.
Đây là bước thể hiện chiến lược kinh doanh đa ngành nghề và đầu tư tài chính của VNPT. Sự hợp tác của VNPT với các đối tác chiến lược là thực chất và khách hàng được lợi khi đem đến nhiều sự lựa chọn khi sử dụng các dịch vụ khác nhau.
VNPT cũng đã triển khai nhiều dự án hợp tác với các Bộ, ban, ngành, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng lớn trên cả nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo nên sức mạnh tổng lực cho VNPT trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào WTO.
Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác khác để khai thác thế mạnh các bên, theo hướng đa ngành nghề, lấy phần bưu chính - viễn thông làm chủ lực, nhưng không hạn chế đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác. VNPT đang hoạt động trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm, xây dựng cơ bản, du lịch, tài chính...
Các thỏa thuận hợp tác chiến lược với Bảo Việt, Incombank, Vietcombank và mới đây nhất là việc VNPT được phép thành lập ngân hàng có phải là bước chuẩn bị VNPT để thâm nhập sâu hơn vào kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng?
VNPT hợp tác với Bảo Việt cũng nhằm củng cố và mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính, bảo hiểm.
Hiện tại, VNPT là cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI). Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong một lĩnh vực bảo hiểm sẽ tăng tính cạnh tranh và đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Thủ tướng đã cho phép VNPT thành lập Ngân hàng Cổ phần Bưu điện.
Thế còn việc ký kết với Vinaconex, dường như lĩnh vực này có vẻ... xa lạ với VNPT?
Việc ký kết hợp tác chiến lược với Vinaconex là thể hiện thực hoá mục tiêu kinh doanh đa ngành nghề và đầu tư tài chính. VNPT cam kết dành cho Vinaconex các dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng hạ tầng bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thế giới tại các tòa nhà, trung tâm thương mại, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các thành phố thông minh... do Vinaconex làm chủ đầu tư...
Hai doanh nghiệp cũng cam kết việc tham gia góp vốn đầu tư vào các dự án của nhau và các doanh nghiệp thành viên đang trong quá trình hoặc sẽ cổ phần hoá hoặc huy động thêm vốn với tư cách là cổ đông chiến lược.
Cụ thể, hai bên sẽ có những hợp tác như thế nào thưa ông?
Việc hợp tác sẽ giúp phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy với việc ký kết thỏa thuận này, VNPT và Vinaconex sẽ không chỉ hợp tác trong lĩnh vực xây dựng mà còn hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin cho các khu đô thị mới, khu công nghiệp... không chỉ phụ thuộc vào VNPT hay Vinaconex.
Điều quan trọng là nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh được giải pháp, năng lực, chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh. Quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào người tiêu dùng.
Hiện Vinaconex đang triển khai rất nhiều dự án khu đô thị, ông có thể cho biết một số dự án mà VNPT dự kiến sẽ tham gia?
Thực ra hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc 2 bên thỏa thuận các nguyên tác chung nhất của việc hợp tác.
Theo thỏa thuận này, Vinaconex cam kết sẽ tạo điều kiện cho VNPT được tham gia trình bày các khả năng, phương án cung cấp hạ tầng mạng, kết nối để thiết lập và cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông – công nghệ thông tin tại các công trình xây dựng, các tòa nhà, khu đô thị, khu công nghiệp, dự án hạ tầng mà Vinaconex đã và sẽ xây dựng trên cơ sở các điều kiện cụ thể được hai bên thống nhất.