“Với tốc độ gia tăng du khách hiện nay, condotel vẫn chưa nhiều”
Ghi nhận tại buổi tọa đàm trực tuyến “Thị trường condotel và nỗi lo thừa cung?”
“Trên thị trường vừa qua có nhiều ý kiến lo ngại về cung - cầu condotel, nhưng với bản thân FLC chưa thấy gì. Tôi cho rằng, với tốc độ gia tăng du khách hiện nay, condotel vẫn chưa nhiều. Trong khi đó, số lượng các nhà đầu tư có năng lực phát triển condotel cũng chưa nhiều, và khách hàng thường chỉ quan tâm lựa chọn chủ đầu có tư năng lực thực sự”.
Quan điểm trên được bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến “Thị trường condotel và nỗi lo thừa cung?”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 10/8.
“Nhu cầu thực còn lớn”
Theo Phó chủ tịch FLC, phân khúc phản ánh sự quan tâm, phát triển lĩnh vực du lịch. Qua quá trình triển khai, kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, ban lãnh đạo FLC nhận thấy du lịch Việt Nam đang phát triển đáng kể, thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài và trong nước.
Trong khi đó, qua thống kê của các đơn vị tư vấn cũng như cơ quan quản lý, mỗi năm các chủ đầu tư chỉ tung ra thị trường được vài nghìn căn hộ khách sạn (condotel), nhưng nhu cầu thực còn lớn hơn.
Đến thời điểm hiện tại, số lượng các nhà đầu tư có năng lực phát triển condotel chưa nhiều và khách hàng lại thường quan tâm đầu tư lựa chọn sản phẩm của các chủ đầu tư năng lực thực sự. Họ không chỉ mua căn hộ condotel mà còn tận hưởng những giá trị của nó.
Cùng quan điểm với đại diện FLC, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phú Quý Land cho hay, dự án Cocobay mới khai trương 1.000 phòng gần đây nhưng khách thường xuyên kín phòng.
Không chỉ ở các điểm du lịch, theo ông Hà, ngay tại Hà Nội khách hàng vẫn có nhu cầu lớn về condotel, nhưng đáng tiếc là các chủ đầu tư chưa chú ý lắm về thị trường tại đây.
“Hiện có nhiều ý kiến về cung - cầu condotel, song là những người trong cuộc, chúng tôi thấy khá yên tâm và lạc quan bởi dòng tiền đổ vào condotel đến nhiều từ nhà đầu tư, có tính bền vững. Huy động nguồn vốn xã hội tức là đi từ nhu cầu thực tế, chia sẻ tính rủi ro”, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành nói.
Condotel hiện gắn liền với hoạt động du lịch, trong bối cảnh du lịch được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia.
Đặc biệt, theo ông Thành, trong các kênh đầu tư, chưa có kênh nào có sức hút mạnh như bất động sản nghỉ dưỡng nói chung, condotel nói riêng. Hiện đa phần các nhà đầu tư đều cam kết chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư thứ cấp từ 9-10%, đảm bảo trong 10 năm, ngoài ra còn nhiều ưu đãi khác.
Nên hoàn thiện khung pháp lý
“Với tư duy qua nghiên cứu và thực tiễn, nỗi lo thừa cung chưa phải nguy cơ, bởi cung đo đếm được nhưng cầu thì tuỳ cách nhìn nhận. Điều băn khoăn có thể thành rủi ro là tính pháp lý vẫn còn chông chênh, chưa được hoàn thiện”, ông Thành nêu quan điểm.
Về nỗi lo thừa cung condotel, theo TS. Lê Đăng Doanh, đây là sự nhanh nhạy về thị trường, là tiếng chuông cảnh báo có ích, giúp ngăn ngừa cung vượt cầu nhiều quá, dẫn đến đầu tư không phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông, condotel với Việt Nam vẫn tương đối mới nhưng là sản phẩm của thời đại kinh tế chia sẻ.
“Tôi đi họp ở nước ngoài, ở khách sạn thì đắt nhưng khi sử dụng căn hộ chia sẻ thì rẻ hơn rất nhiều. Đây là xu hướng phải ủng hộ”, ông Lê Đăng Doanh nói.
Ông Doanh cũng khuyến nghị cơ quan Nhà nước nên tích cực tạo ra khung pháp lý, huy động đầu tư để tạo ra sản phẩm có tính hệ thống để người thuê biết được họ có lợi ích gì. Phải tạo khung pháp lý đầy đủ cũng như sản phẩm có tiêu chuẩn hợp lý với các nhà đầu tư thứ cấp.
Quan điểm trên được bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến “Thị trường condotel và nỗi lo thừa cung?”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 10/8.
“Nhu cầu thực còn lớn”
Theo Phó chủ tịch FLC, phân khúc phản ánh sự quan tâm, phát triển lĩnh vực du lịch. Qua quá trình triển khai, kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, ban lãnh đạo FLC nhận thấy du lịch Việt Nam đang phát triển đáng kể, thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài và trong nước.
Trong khi đó, qua thống kê của các đơn vị tư vấn cũng như cơ quan quản lý, mỗi năm các chủ đầu tư chỉ tung ra thị trường được vài nghìn căn hộ khách sạn (condotel), nhưng nhu cầu thực còn lớn hơn.
Đến thời điểm hiện tại, số lượng các nhà đầu tư có năng lực phát triển condotel chưa nhiều và khách hàng lại thường quan tâm đầu tư lựa chọn sản phẩm của các chủ đầu tư năng lực thực sự. Họ không chỉ mua căn hộ condotel mà còn tận hưởng những giá trị của nó.
Cùng quan điểm với đại diện FLC, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phú Quý Land cho hay, dự án Cocobay mới khai trương 1.000 phòng gần đây nhưng khách thường xuyên kín phòng.
Không chỉ ở các điểm du lịch, theo ông Hà, ngay tại Hà Nội khách hàng vẫn có nhu cầu lớn về condotel, nhưng đáng tiếc là các chủ đầu tư chưa chú ý lắm về thị trường tại đây.
“Hiện có nhiều ý kiến về cung - cầu condotel, song là những người trong cuộc, chúng tôi thấy khá yên tâm và lạc quan bởi dòng tiền đổ vào condotel đến nhiều từ nhà đầu tư, có tính bền vững. Huy động nguồn vốn xã hội tức là đi từ nhu cầu thực tế, chia sẻ tính rủi ro”, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành nói.
Condotel hiện gắn liền với hoạt động du lịch, trong bối cảnh du lịch được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia.
Đặc biệt, theo ông Thành, trong các kênh đầu tư, chưa có kênh nào có sức hút mạnh như bất động sản nghỉ dưỡng nói chung, condotel nói riêng. Hiện đa phần các nhà đầu tư đều cam kết chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư thứ cấp từ 9-10%, đảm bảo trong 10 năm, ngoài ra còn nhiều ưu đãi khác.
Nên hoàn thiện khung pháp lý
“Với tư duy qua nghiên cứu và thực tiễn, nỗi lo thừa cung chưa phải nguy cơ, bởi cung đo đếm được nhưng cầu thì tuỳ cách nhìn nhận. Điều băn khoăn có thể thành rủi ro là tính pháp lý vẫn còn chông chênh, chưa được hoàn thiện”, ông Thành nêu quan điểm.
Về nỗi lo thừa cung condotel, theo TS. Lê Đăng Doanh, đây là sự nhanh nhạy về thị trường, là tiếng chuông cảnh báo có ích, giúp ngăn ngừa cung vượt cầu nhiều quá, dẫn đến đầu tư không phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông, condotel với Việt Nam vẫn tương đối mới nhưng là sản phẩm của thời đại kinh tế chia sẻ.
“Tôi đi họp ở nước ngoài, ở khách sạn thì đắt nhưng khi sử dụng căn hộ chia sẻ thì rẻ hơn rất nhiều. Đây là xu hướng phải ủng hộ”, ông Lê Đăng Doanh nói.
Ông Doanh cũng khuyến nghị cơ quan Nhà nước nên tích cực tạo ra khung pháp lý, huy động đầu tư để tạo ra sản phẩm có tính hệ thống để người thuê biết được họ có lợi ích gì. Phải tạo khung pháp lý đầy đủ cũng như sản phẩm có tiêu chuẩn hợp lý với các nhà đầu tư thứ cấp.