Vốn đầu tư vào vàng đang thức giấc
Sau một thời gian dài trầm lắng, dòng vốn đầu tư vào vàng đang có dấu hiệu thức giấc
Cả dòng người xếp hàng, đội mưa ở “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hà Nội) chưa hẳn đã gây ngột cầu như một số nhà đầu tư cỡ lớn. Gần đây, họ đang trở lại thị trường…
Hỏi chuyện một số đầu mối, phần lớn người dân xếp hàng mua vàng một vài thời điểm vừa qua chỉ khoảng dăm chỉ đến vài ba lượng, nhiều thì vài chục lượng. Còn những nhà đầu tư thực sự, mỗi giao dịch đều có sức nặng, và chỉ đều tay khi có sóng.
Những nhà đầu tư lớn đang trở lại?
Đã gần một năm qua thị trường vàng lặng sóng. Đúng hơn là một sóng giảm kéo dài cùng giao dịch ảm đạm trong dân cư. Sau con sóng dựng ngược từ 42,5 triệu đồng/lượng trung tuần tháng 8/2012 lên đỉnh 48,3 triệu đồng/lượng vào tháng 10/2012 là đà giảm kéo dài, thậm chí gây sốc trong các tháng 1, 3 và 4/2013.
Nhưng đến tháng 6/2013, cú rơi nối tiếp ngày 28/6 đến nay nhìn lại đã đánh dấu một sự thay đổi: vàng lên tiếng và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt giới đầu tư.
Rơi xuống dưới mốc 35 triệu đồng/lượng, chưa đầy một tháng sau giá vàng đã tạo một đà tăng nổi bật nhất kể từ tháng 10/2012, hiện đang tiếp cận mốc 39 triệu đồng/lượng. Nắm trọn con sóng này có thể được tới gần 10%, người vào muộn có thể được 5 - 7%, một tỷ lệ sinh lời ấn tượng trong chưa đầy một tháng.
Nhìn quanh, trong bối cảnh hiện nay, làm gì để có được một tỷ lệ lãi cao như vậy chỉ trong thời gian ngắn? Thị trường chứng khoán chỉ cần vài phiên tăng trần là được, nhưng bối cảnh giao dịch thời gian qua và hiện nay mức lãi 9 - 10% trở nên xa xỉ và không dành cho số đông. An toàn nhất, gửi tiết kiệm, cả năm mới chỉ được 7 - 8%/năm chứ chưa nói trong một tháng. Ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cam kết giữ ổn định, cả năm cũng chỉ kỳ vọng được tối đa 3%.
Thế nên một con sóng đủ cao của vàng trong chưa đầy một tháng qua, và hiện đang có hướng tăng tiếp, đã đánh thức một bộ phận dòng vốn đang “ngủ đông” chờ thời ở đâu đó…
Trò chuyện với VnEconomy tối 23/7, tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nói về sự bất ngờ với thay đổi trong quy mô giao dịch từ cuối tuần qua đến đầu tuần này.
“Thị trường vàng đã xuất hiện những giao dịch cỡ lớn trong dân cư. Đã có những người mua lượng lớn từ 200 - 300 lượng, thậm chí 500 lượng và liên tục mua những ngày gần đây”, ông cho biết.
Đáng chú ý, quy mô giao dịch đó không chỉ có ở hai địa bàn lớn là Hà Nội và Tp.HCM như thường thấy, mà rải khá đều ở các tỉnh thành khác. Lượng đặt mua quy mô đó khiến nhân viên giao dịch bất ngờ, bởi một thời gian dài nó gần như vắng bóng.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp trên, sóng tăng khoảng 9% chỉ trong chưa đầy một tháng đã đánh thức quá khứ sinh lời của kênh này trong mắt giới đầu tư. Nó trở nên hấp dẫn hơn thay vì chủ yếu là giảm và rủi ro trong gần một năm qua. Và những nhà đầu tư lớn đang trở lại.
Giá vàng tăng vì... thiếu thông tin!
Cuối tuần qua, nửa đầu ngày 19/7, giá vàng trong nước tăng mạnh. Diễn biến này được lý giải ở một phản ứng… thiếu thông tin!
Sau khi các ngân hàng tất toán xong trạng thái, tần suất và quy mô đấu thầu giảm đi. Trong tuần chỉ có 1 phiên duy nhất với 26.000 lượng. Một người trong cuộc cho hay, các doanh nghiệp đầu mối thăm dò nhau liệu không rõ khi nào mới có phiên kế tiếp. Thị trường thiếu thông tin.
“Có lẽ sau khi xử lý xong vấn đề vàng của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng lại để quan sát. Bây giờ chỉ có duy nhất một nguồn cung vàng miếng là qua đấu thầu. Người ta dò đoán là cung đấu thầu sẽ không được mạnh như vừa qua, nên có tâm lý phòng thủ. Nhà đầu tư cũng có tâm lý mua được hàng trước viễn cảnh cung sẽ hạn chế. Khi cầu mạnh lên, cung chưa rõ thì giá tăng cao là phản ứng bình thường”, một thành viên tham gia đấu thầu nhìn nhận.
Và ngay trong ngày 19/7, khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu ngay ngày đầu tuần tới, giá vàng lập tức hạ nhiệt.
Dù vậy, về cung, thành viên trên cho rằng là vẫn quá mỏng. Đã có khoảng 47 tấn được bán ra nhưng ông tính toán chỉ có khoảng 4 tấn trong những phiên gần đây thực sự được dành cho các thành viên để bán ra thị trường. Một lượng rất nhỏ mà phải dát mỏng ra cho tất cả các địa bàn trên toàn quốc. Trong khi đó, sóng tăng xuất hiện, nhà đầu tư cỡ lớn đang trở lại; họ kỳ vọng ở khả năng nối dài đà phục hồi hơn là chênh lệch giá trong nước với thế giới có thu hẹp được hay không. Lực lượng này đang góp phần giải thích cho vì sao vàng cứ đấu thầu là bán hết những phiên vừa qua.
Thêm nữa, khi dòng vốn đầu tư đang thức giấc, các đầu mối cũng trở nên mặn mà hơn với nó. Nhiều ngân hàng thương mại đã xuất hiện, tham gia đấu thầu để có vàng rải cho mạng lưới, đáp ứng nhu cầu đầu tư của dòng vốn đó.
Vấn đề là, hiện nay, cứ sau mỗi phiên đấu thầu dường như lại lặp lại diễn biến giá vàng tăng lên. Điều này được giải thích ở một thị trường vẫn thiếu cung, trong khi không rõ lượng hàng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đưa ra lúc nào, quy mô bao nhiêu. Khi cầu tăng lên, chưa rõ cung tiềm năng, thì sẽ phản ánh ngay vào giá.
Liệu có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra một lộ trình tổ chức đấu thầu, quy mô tạo cung cụ thể trong thời gian tới để rõ thêm thông tin, hay một cam kết nào đó để định hướng kỳ vọng của dòng vốn đầu tư? Điều này đã làm được và đang có ở thị trường ngoại hối, gắn với cam kết ổn định tỷ giá USD/VND. Dĩ nhiên, mọi so sánh đều có thể khập khiễng…
Hỏi chuyện một số đầu mối, phần lớn người dân xếp hàng mua vàng một vài thời điểm vừa qua chỉ khoảng dăm chỉ đến vài ba lượng, nhiều thì vài chục lượng. Còn những nhà đầu tư thực sự, mỗi giao dịch đều có sức nặng, và chỉ đều tay khi có sóng.
Những nhà đầu tư lớn đang trở lại?
Đã gần một năm qua thị trường vàng lặng sóng. Đúng hơn là một sóng giảm kéo dài cùng giao dịch ảm đạm trong dân cư. Sau con sóng dựng ngược từ 42,5 triệu đồng/lượng trung tuần tháng 8/2012 lên đỉnh 48,3 triệu đồng/lượng vào tháng 10/2012 là đà giảm kéo dài, thậm chí gây sốc trong các tháng 1, 3 và 4/2013.
Nhưng đến tháng 6/2013, cú rơi nối tiếp ngày 28/6 đến nay nhìn lại đã đánh dấu một sự thay đổi: vàng lên tiếng và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt giới đầu tư.
Rơi xuống dưới mốc 35 triệu đồng/lượng, chưa đầy một tháng sau giá vàng đã tạo một đà tăng nổi bật nhất kể từ tháng 10/2012, hiện đang tiếp cận mốc 39 triệu đồng/lượng. Nắm trọn con sóng này có thể được tới gần 10%, người vào muộn có thể được 5 - 7%, một tỷ lệ sinh lời ấn tượng trong chưa đầy một tháng.
Nhìn quanh, trong bối cảnh hiện nay, làm gì để có được một tỷ lệ lãi cao như vậy chỉ trong thời gian ngắn? Thị trường chứng khoán chỉ cần vài phiên tăng trần là được, nhưng bối cảnh giao dịch thời gian qua và hiện nay mức lãi 9 - 10% trở nên xa xỉ và không dành cho số đông. An toàn nhất, gửi tiết kiệm, cả năm mới chỉ được 7 - 8%/năm chứ chưa nói trong một tháng. Ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cam kết giữ ổn định, cả năm cũng chỉ kỳ vọng được tối đa 3%.
Thế nên một con sóng đủ cao của vàng trong chưa đầy một tháng qua, và hiện đang có hướng tăng tiếp, đã đánh thức một bộ phận dòng vốn đang “ngủ đông” chờ thời ở đâu đó…
Trò chuyện với VnEconomy tối 23/7, tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nói về sự bất ngờ với thay đổi trong quy mô giao dịch từ cuối tuần qua đến đầu tuần này.
“Thị trường vàng đã xuất hiện những giao dịch cỡ lớn trong dân cư. Đã có những người mua lượng lớn từ 200 - 300 lượng, thậm chí 500 lượng và liên tục mua những ngày gần đây”, ông cho biết.
Đáng chú ý, quy mô giao dịch đó không chỉ có ở hai địa bàn lớn là Hà Nội và Tp.HCM như thường thấy, mà rải khá đều ở các tỉnh thành khác. Lượng đặt mua quy mô đó khiến nhân viên giao dịch bất ngờ, bởi một thời gian dài nó gần như vắng bóng.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp trên, sóng tăng khoảng 9% chỉ trong chưa đầy một tháng đã đánh thức quá khứ sinh lời của kênh này trong mắt giới đầu tư. Nó trở nên hấp dẫn hơn thay vì chủ yếu là giảm và rủi ro trong gần một năm qua. Và những nhà đầu tư lớn đang trở lại.
Giá vàng tăng vì... thiếu thông tin!
Cuối tuần qua, nửa đầu ngày 19/7, giá vàng trong nước tăng mạnh. Diễn biến này được lý giải ở một phản ứng… thiếu thông tin!
Sau khi các ngân hàng tất toán xong trạng thái, tần suất và quy mô đấu thầu giảm đi. Trong tuần chỉ có 1 phiên duy nhất với 26.000 lượng. Một người trong cuộc cho hay, các doanh nghiệp đầu mối thăm dò nhau liệu không rõ khi nào mới có phiên kế tiếp. Thị trường thiếu thông tin.
“Có lẽ sau khi xử lý xong vấn đề vàng của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng lại để quan sát. Bây giờ chỉ có duy nhất một nguồn cung vàng miếng là qua đấu thầu. Người ta dò đoán là cung đấu thầu sẽ không được mạnh như vừa qua, nên có tâm lý phòng thủ. Nhà đầu tư cũng có tâm lý mua được hàng trước viễn cảnh cung sẽ hạn chế. Khi cầu mạnh lên, cung chưa rõ thì giá tăng cao là phản ứng bình thường”, một thành viên tham gia đấu thầu nhìn nhận.
Và ngay trong ngày 19/7, khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu ngay ngày đầu tuần tới, giá vàng lập tức hạ nhiệt.
Dù vậy, về cung, thành viên trên cho rằng là vẫn quá mỏng. Đã có khoảng 47 tấn được bán ra nhưng ông tính toán chỉ có khoảng 4 tấn trong những phiên gần đây thực sự được dành cho các thành viên để bán ra thị trường. Một lượng rất nhỏ mà phải dát mỏng ra cho tất cả các địa bàn trên toàn quốc. Trong khi đó, sóng tăng xuất hiện, nhà đầu tư cỡ lớn đang trở lại; họ kỳ vọng ở khả năng nối dài đà phục hồi hơn là chênh lệch giá trong nước với thế giới có thu hẹp được hay không. Lực lượng này đang góp phần giải thích cho vì sao vàng cứ đấu thầu là bán hết những phiên vừa qua.
Thêm nữa, khi dòng vốn đầu tư đang thức giấc, các đầu mối cũng trở nên mặn mà hơn với nó. Nhiều ngân hàng thương mại đã xuất hiện, tham gia đấu thầu để có vàng rải cho mạng lưới, đáp ứng nhu cầu đầu tư của dòng vốn đó.
Vấn đề là, hiện nay, cứ sau mỗi phiên đấu thầu dường như lại lặp lại diễn biến giá vàng tăng lên. Điều này được giải thích ở một thị trường vẫn thiếu cung, trong khi không rõ lượng hàng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đưa ra lúc nào, quy mô bao nhiêu. Khi cầu tăng lên, chưa rõ cung tiềm năng, thì sẽ phản ánh ngay vào giá.
Liệu có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra một lộ trình tổ chức đấu thầu, quy mô tạo cung cụ thể trong thời gian tới để rõ thêm thông tin, hay một cam kết nào đó để định hướng kỳ vọng của dòng vốn đầu tư? Điều này đã làm được và đang có ở thị trường ngoại hối, gắn với cam kết ổn định tỷ giá USD/VND. Dĩ nhiên, mọi so sánh đều có thể khập khiễng…