Vốn FDI sụt giảm vì vắng bóng dự án lớn
Thiếu dự án lớn khiến thống kê FDI hai tháng đầu năm không sáng sủa như kỳ vọng
Hai tháng đầu năm, chưa có dự án có vốn đầu tư nước ngoài nào có vốn đăng ký trên 100 triệu USD. Với các dự án có quy mô khá khiêm tốn, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm đang ở mức thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, cũng như cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/2/2013, cả nước có 99 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 532 triệu USD, bằng 46,1% so với cùng kỳ năm 2012 và 31 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 98,3 triệu USD, bằng 19,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 630,3 triệu USD, bằng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Cục Đầu tư nước ngoài giải thích rằng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 là do trong 2 tháng đầu năm 2012 có cấp một số dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư (dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 574 triệu USD; dự án Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam vốn đầu tư 180 triệu USD; dự án Công ty TNHH Lock & Lock Living vốn đầu tư 150 triệu USD).
Việc thiếu vắng các dự án lớn đã khiến cho tổng lượng vốn đăng ký giảm mạnh, nhưng cũng là tín hiệu báo trước một năm khó khăn về thu hút đầu tư nước ngoài.
Các báo cáo mà cơ quan này nhận được cho thấy trong hai tháng đầu năm 2013, dự án FDI lớn nhất là dự án Công ty TNHH Terumo BCT Việt Nam tại Đồng Nai của nhà đầu tư Terumo Corporation - Nhật Bản với tổng đầu tư là 98 triệu USD. Tiếp theo, phải kể đến các dự án Bệnh viện Shink Mark của nhà đầu tư Radiant City (Samoa) và Shink Mark (Đài Loan) tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD; dự án Công ty TNHH Pruksa Việt Nam của nhà đầu tư Pruksa International Company Limited (Thái Lan) tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.
Điểm sáng đáng chú ý nhất trong bức tranh FDI hai tháng đầu năm chính là việc các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,05 tỷ USD, tăng 5% với cùng kỳ năm 2012.
Bên cạnh đó, xuất khẩu của khu vực FDI, kể cả dầu thô, trong 2 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 12,2 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 64,34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 11 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ 2012.
Nhập khẩu của khu vực FDI 2 tháng đầu năm 2013 đạt 9,24 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 53,41% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2013, khu vực FDI xuất siêu 2,96 tỷ USD, trong khi cả nước xuất siêu 1,67 tỷ USD.
Thống kê cũng cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2013, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 44 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 408,9 triệu USD, chiếm 64,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng.
Lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 80 triệu USD, chiếm gần 12,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 2 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 50,2 triệu USD.
Trong khi đó, nếu tính theo đối tác đầu tư, trong hai tháng đầu năm 2013 có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 258 triệu USD, chiếm 40,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 81,4 triệu USD; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 56 triệu USD.
Đồng Nai là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 214,35 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 34% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 134,9 triệu USD, chiếm 21,4% và Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 118 triệu USD.
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/2/2013, cả nước có 99 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 532 triệu USD, bằng 46,1% so với cùng kỳ năm 2012 và 31 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 98,3 triệu USD, bằng 19,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 630,3 triệu USD, bằng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Việc thiếu vắng các dự án lớn đã khiến cho tổng lượng vốn đăng ký giảm mạnh, nhưng cũng là tín hiệu báo trước một năm khó khăn về thu hút đầu tư nước ngoài.
Cục Đầu tư nước ngoài giải thích rằng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 là do trong 2 tháng đầu năm 2012 có cấp một số dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư (dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 574 triệu USD; dự án Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam vốn đầu tư 180 triệu USD; dự án Công ty TNHH Lock & Lock Living vốn đầu tư 150 triệu USD).
Việc thiếu vắng các dự án lớn đã khiến cho tổng lượng vốn đăng ký giảm mạnh, nhưng cũng là tín hiệu báo trước một năm khó khăn về thu hút đầu tư nước ngoài.
Các báo cáo mà cơ quan này nhận được cho thấy trong hai tháng đầu năm 2013, dự án FDI lớn nhất là dự án Công ty TNHH Terumo BCT Việt Nam tại Đồng Nai của nhà đầu tư Terumo Corporation - Nhật Bản với tổng đầu tư là 98 triệu USD. Tiếp theo, phải kể đến các dự án Bệnh viện Shink Mark của nhà đầu tư Radiant City (Samoa) và Shink Mark (Đài Loan) tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD; dự án Công ty TNHH Pruksa Việt Nam của nhà đầu tư Pruksa International Company Limited (Thái Lan) tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.
Điểm sáng đáng chú ý nhất trong bức tranh FDI hai tháng đầu năm chính là việc các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,05 tỷ USD, tăng 5% với cùng kỳ năm 2012.
Bên cạnh đó, xuất khẩu của khu vực FDI, kể cả dầu thô, trong 2 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 12,2 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 64,34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 11 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ 2012.
Nhập khẩu của khu vực FDI 2 tháng đầu năm 2013 đạt 9,24 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 53,41% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2013, khu vực FDI xuất siêu 2,96 tỷ USD, trong khi cả nước xuất siêu 1,67 tỷ USD.
Thống kê cũng cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2013, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 44 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 408,9 triệu USD, chiếm 64,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng.
Lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 80 triệu USD, chiếm gần 12,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 2 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 50,2 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 44 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 408,9 triệu USD.
Trong khi đó, nếu tính theo đối tác đầu tư, trong hai tháng đầu năm 2013 có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 258 triệu USD, chiếm 40,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 81,4 triệu USD; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 56 triệu USD.
Đồng Nai là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 214,35 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 34% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 134,9 triệu USD, chiếm 21,4% và Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 118 triệu USD.