Vốn ngân hàng vào bất động sản đang nới dần
Hệ lụy của câu thành ngữ “già néo đứt dây” trong hoạt động tín dụng bất động sản dường như đang được các ngân hàng ý thức hơn bao hết
Hệ lụy của câu thành ngữ “già néo đứt dây” trong hoạt động tín dụng bất động sản dường như đang được các ngân hàng ý thức hơn bao hết.
Và như một phản ứng dây chuyền, lần lượt các nhà băng từ lớn đến nhỏ đã và đang nới dần hầu bao với cho vay bất động sản, qua đó phần nào tiếp thêm một lượng ôxy đáng kể cho thị trường đang thoi thóp này.
Thi nhau tiếp sức
Trong vòng một tháng trở lại đây, thị trường bất động sản và giới đầu tư liên tiếp đón nhận những động thái hỗ trợ đến từ các ngân hàng thương mại - đối tác vốn được xem như là những trụ cột vững chắc đối với phần lớn các dự án bất động sản nhỏ to, trong Nam ngoài Bắc.
Đầu tiên là BIDV, khi vào giữa tháng 5 vừa qua công bố dành 4.000 tỷ đồng cho gói tín dụng hỗ trợ khách hàng mua bất động sản tại một số dự án tại Hà Nội với lãi suất cực mềm, chỉ từ 10%.
Ngay sau đó, Vietcombank và một số ngân hàng khác như VIB, HSBC… cũng tung ra nhiều chương trình, gói tín dụng hàng nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ chính các chủ đầu tư lẫn khách hàng tại các dự án bất động sản với lãi suất khá ưu đãi, xấp xỉ mức 13 - 14%.
Một số ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng nhanh chóng nhập cuộc, hưởng ứng việc mở hầu bao đối với bất động sản bằng việc nới lỏng các điều khoản vay, thay vì siết chặt gắt gao như một năm về trước.
Tại lễ khởi công giai đoạn 2 dự án Splendora vừa qua, ngân hàng Techcombank cũng đã cử một số cán bộ của mình đến tận dự án để tham gia tư vấn cho khách hàng vay mua sản phẩm của dự án.
“Không chỉ bơm vốn cho chủ dự án này, chúng tôi cũng đang đẩy mạnh cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua bất động sản tại dự án nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản trong thời gian tới”, một cán bộ phòng tín dụng khách hàng của Techcombank cho hay.
Không riêng gì các dự án lớn, các ngân hàng lớn có quan hệ mật thiết với nhau, vào thời điểm này, đến sàn giao dịch hay văn phòng bán hàng của bất kỳ dự án nào, ngoài các nhân viên bán hàng, khách hàng đều được các nhân viên của các ngân hàng tiếp cận, tư vấn vay vốn mua nhà, đất với mức lãi suất hấp dẫn và nhiều ưu đãi đi kèm.
Cán bộ một ngân hàng thương mại hạng trung cho hay, thực tế từ hai tháng nay, khá nhiều các nhân viên phòng tín dụng, thay vì phải được giao chỉ tiêu đi huy động vốn như dịp cuối năm 2011, thì nay lại được lãnh đạo ngân hàng giao nhiệm vụ mới - tìm khách vay vốn.
Điều đó cho thấy, dù chưa khẳng định là phổ biến, song thực tế có một tỷ lệ nhất định các ngân hàng thương mại đang có tình trạng dư thừa vốn, trong khi cả khách hàng lẫn chủ đầu tư đang vật vã chống lại căn bệnh kinh niên - thiếu vốn.
Không bơm tiếp, dễ chìm theo?
Theo một số chuyên gia trong ngành, việc ngân hàng đua nhau mở hầu bao gần đây không chỉ đơn thuần là các nhà băng này đang rủng rỉnh vốn.
Nguyên nhân quan trọng của việc thay đổi đột ngột thái độ đối với tín dụng bất động sản cũng chính là vì họ đã quá "già néo" đối với lĩnh vực này trong suốt hơn một năm qua. Hơn nữa, các ngân hàng đã rót vào bất động sản một lượng vốn không nhỏ. Nay thị trường quá èo uột đã khiến những đồng vốn đó đang có xu hướng chuyển thành những khoản nợ khó đòi.
Do vậy, không cách nào tốt hơn là phải “hô hấp”, tiếp “oxy” cho chủ đầu tư hồi tỉnh lại, thông qua việc tiếp tục bơm thêm vốn đề hoàn tất dự án hoặc kích cầu bằng cách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đăng ký mua dự án.
Một lãnh đạo Vietinbank thừa nhận, “với một số dự án bất động sản đang dở dang, nếu không tiếp tục cho vay thì các ngân hàng cũng coi như mất luôn khoản cho vay trước đó”. Chính vì vậy, vị này cho biết, không riêng gì Vietinbank mà nhiều ngân hàng khác đang có dư nợ bất động sản, ban lãnh đạo phải ngồi lại, cùng phân loại, xem xét hồ sơ các dự án bất động sản để chọn lọc dự án tiếp tục cho vay. Dĩ nhiên, ngân hàng cũng không thể vì áp lực dư thừa vốn, tăng trưởng tín dụng âm hay vì các khoản nợ cũ khó đòi mà dễ dãi trong việc cho vay mới.
Và như một phản ứng dây chuyền, lần lượt các nhà băng từ lớn đến nhỏ đã và đang nới dần hầu bao với cho vay bất động sản, qua đó phần nào tiếp thêm một lượng ôxy đáng kể cho thị trường đang thoi thóp này.
Thi nhau tiếp sức
Trong vòng một tháng trở lại đây, thị trường bất động sản và giới đầu tư liên tiếp đón nhận những động thái hỗ trợ đến từ các ngân hàng thương mại - đối tác vốn được xem như là những trụ cột vững chắc đối với phần lớn các dự án bất động sản nhỏ to, trong Nam ngoài Bắc.
Đầu tiên là BIDV, khi vào giữa tháng 5 vừa qua công bố dành 4.000 tỷ đồng cho gói tín dụng hỗ trợ khách hàng mua bất động sản tại một số dự án tại Hà Nội với lãi suất cực mềm, chỉ từ 10%.
Ngay sau đó, Vietcombank và một số ngân hàng khác như VIB, HSBC… cũng tung ra nhiều chương trình, gói tín dụng hàng nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ chính các chủ đầu tư lẫn khách hàng tại các dự án bất động sản với lãi suất khá ưu đãi, xấp xỉ mức 13 - 14%.
Một số ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng nhanh chóng nhập cuộc, hưởng ứng việc mở hầu bao đối với bất động sản bằng việc nới lỏng các điều khoản vay, thay vì siết chặt gắt gao như một năm về trước.
Tại lễ khởi công giai đoạn 2 dự án Splendora vừa qua, ngân hàng Techcombank cũng đã cử một số cán bộ của mình đến tận dự án để tham gia tư vấn cho khách hàng vay mua sản phẩm của dự án.
“Không chỉ bơm vốn cho chủ dự án này, chúng tôi cũng đang đẩy mạnh cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua bất động sản tại dự án nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản trong thời gian tới”, một cán bộ phòng tín dụng khách hàng của Techcombank cho hay.
Không riêng gì các dự án lớn, các ngân hàng lớn có quan hệ mật thiết với nhau, vào thời điểm này, đến sàn giao dịch hay văn phòng bán hàng của bất kỳ dự án nào, ngoài các nhân viên bán hàng, khách hàng đều được các nhân viên của các ngân hàng tiếp cận, tư vấn vay vốn mua nhà, đất với mức lãi suất hấp dẫn và nhiều ưu đãi đi kèm.
Cán bộ một ngân hàng thương mại hạng trung cho hay, thực tế từ hai tháng nay, khá nhiều các nhân viên phòng tín dụng, thay vì phải được giao chỉ tiêu đi huy động vốn như dịp cuối năm 2011, thì nay lại được lãnh đạo ngân hàng giao nhiệm vụ mới - tìm khách vay vốn.
Điều đó cho thấy, dù chưa khẳng định là phổ biến, song thực tế có một tỷ lệ nhất định các ngân hàng thương mại đang có tình trạng dư thừa vốn, trong khi cả khách hàng lẫn chủ đầu tư đang vật vã chống lại căn bệnh kinh niên - thiếu vốn.
Không bơm tiếp, dễ chìm theo?
Theo một số chuyên gia trong ngành, việc ngân hàng đua nhau mở hầu bao gần đây không chỉ đơn thuần là các nhà băng này đang rủng rỉnh vốn.
Nguyên nhân quan trọng của việc thay đổi đột ngột thái độ đối với tín dụng bất động sản cũng chính là vì họ đã quá "già néo" đối với lĩnh vực này trong suốt hơn một năm qua. Hơn nữa, các ngân hàng đã rót vào bất động sản một lượng vốn không nhỏ. Nay thị trường quá èo uột đã khiến những đồng vốn đó đang có xu hướng chuyển thành những khoản nợ khó đòi.
Do vậy, không cách nào tốt hơn là phải “hô hấp”, tiếp “oxy” cho chủ đầu tư hồi tỉnh lại, thông qua việc tiếp tục bơm thêm vốn đề hoàn tất dự án hoặc kích cầu bằng cách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đăng ký mua dự án.
Một lãnh đạo Vietinbank thừa nhận, “với một số dự án bất động sản đang dở dang, nếu không tiếp tục cho vay thì các ngân hàng cũng coi như mất luôn khoản cho vay trước đó”. Chính vì vậy, vị này cho biết, không riêng gì Vietinbank mà nhiều ngân hàng khác đang có dư nợ bất động sản, ban lãnh đạo phải ngồi lại, cùng phân loại, xem xét hồ sơ các dự án bất động sản để chọn lọc dự án tiếp tục cho vay. Dĩ nhiên, ngân hàng cũng không thể vì áp lực dư thừa vốn, tăng trưởng tín dụng âm hay vì các khoản nợ cũ khó đòi mà dễ dãi trong việc cho vay mới.