Vòng đàm phán Doha đi vào thời điểm quyết định
Tổng giám đốc WTO khẳng định, tháng 7 này là "thời điểm quyết định" đối với vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu
Hội nghị bộ trưởng thương mại WTO thu hẹp sẽ tổ chức vào ngày 21/7 tới, nhằm khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha. Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy khẳng định, tháng 7 này là "thời điểm quyết định" đối với vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu.
Trong bức thư gửi các bộ trưởng thương mại được mời tham dự hội nghị sắp tới, ông Lamy cảnh báo, thất bại trong vòng đàm phán này sẽ xói mòn sự phát triển kinh tế của thế giới, làm xấu đi các mối quan hệ ngoại giao trên toàn cầu và gây thiệt hại cho các nước nghèo.
Nước cờ mạo hiểm của ông Lamy
Pascal Lamy cho rằng, một thỏa thuận về các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, 2 vấn đề nhạy cảm nhất trong vòng đàm phán Doha, sẽ mở đường cho thỏa thuận về các lĩnh vực còn lại, bao gồm thị trường dịch vụ và các quy tắc buôn bán; đồng thời giúp kết thúc nhanh chóng vòng đàm phán Doha. Theo ông, thỏa thuận này "nằm trong tầm tay", nếu tất cả các nước tham gia cuộc họp sắp tới đều nỗ lực.
Ông Lamy kêu gọi các nước thành viên "nỗ lực tối đa" trong những tuần tới để hội nghị bộ trưởng WTO trong tháng 7 có thể khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha, nhất là các vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp và quyền tiếp cận thị trường công nghiệp. Đây là hai chủ đề quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất trong khuôn khổ vòng đàm phán này.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, quyết định tổ chức cuộc họp nói trên của ông Lamy là "dũng cảm và mạo hiểm" trong bối cảnh vẫn còn tồn tại bất đồng trong 152 nước thành viên WTO về hai vấn đề chủ chốt kể trên và thời gian từ nay tới ngày 21/7 là "quá ngắn" để các nước có thể vượt qua những bất đồng này.
Tại cuộc họp tới, các bộ trưởng WTO dự kiến sẽ đưa ra các quyết định về những con số cụ thể trong vấn đề cắt giảm thuế quan và trợ cấp nông nghiệp. Sự thất bại của cuộc họp đồng nghĩa với việc vòng đàm phán Doha có thể sẽ sụp đổ hoặc phải trì hoãn thêm nhiều năm nữa sau chặng đường "vất vả" kéo dài 7 năm qua, với khoảng 20 chủ đề về thương mại đã được thảo luận. Dư luận còn cho rằng nếu vòng đàm phán Doha không hoàn tất trong năm nay, thế giới có thể sẽ phải mất 20 năm nữa mới giải quyết được vấn đề này.
Nguy cơ đàm phán vẫn bế tắc
Theo các chuyên gia, vòng đàm phán Doha có nguy cơ tiếp tục rơi vào bế tắc. Các nước trong WTO mới đây đã có những phản ứng khác nhau về hai thỏa thuận dự thảo sửa đổi về vấn đề nông nghiệp và công nghiệp trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha, được công bố tháng trước.
Ông Pascal Lamy cho rằng, với hai dự thảo sửa đổi này, vòng đàm phán thương mại Doha "đang tiến dần tới giai đoạn kết thúc". Tuy nhiên, nhiều nước thành viên WTO vẫn không tin tưởng có thể thực hiện mục tiêu hoàn tất vòng đàm phán vào cuối năm nay. Dự thảo thỏa thuận sửa đổi về vấn đề nông nghiệp, được cho là không có nhiều thay đổi so với trước đó.
Đối với hàng nông sản: các nước phát triển sẽ cắt giảm trung bình 54% thuế nhập khẩu và các nước đang phát triển giảm 36%... Giới DN và nông dân ở Mỹ và EU đã lên tiếng phản đối, cho rằng các thỏa thuận dự thảo này vẫn chưa đủ mạnh để có thể khiến các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ... mở cửa thị trường.
Ngay nội bộ EU cũng còn bất đồng. Tuần trước, Tổng thống Pháp Sarkozy tuyên bố sẽ không chấp nhận một thỏa thuận trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha, nếu điều đó dẫn tới việc ngành nông nghiệp của EU phải hy sinh cho việc tự do hóa thương mại hơn nữa.
Theo kế hoạch, trong tuần tới, các ủy ban về hàng nông nghiệp và công nghiệp WTO sẽ xem xét lại nội dung các văn bản sẽ được thảo luận tại hội nghị.
Ông Lamy nhấn mạnh, các nước giàu đã phát tín hiệu sẵn sàng giảm trợ giá nông nghiệp, thuế nông nghiệp; giảm thuế nhập khẩu cao đối với hàng công nghiệp từ các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển cũng đã chấp nhận mở cửa thị trường mà không kèm theo đề nghị đưa nhiều mặt hàng công nghiệp của họ ra khỏi danh sách cắt giảm thuế.
Vì lẽ đó, các nước tham gia đàm phán phải "mạnh dạn" phát đi những tín hiệu rõ ràng hơn trước khi diễn ra hội nghị bộ trưởng WTO thu hẹp để vòng đàm phán Doha đạt được sự khai thông cần thiết.
Trong bức thư gửi các bộ trưởng thương mại được mời tham dự hội nghị sắp tới, ông Lamy cảnh báo, thất bại trong vòng đàm phán này sẽ xói mòn sự phát triển kinh tế của thế giới, làm xấu đi các mối quan hệ ngoại giao trên toàn cầu và gây thiệt hại cho các nước nghèo.
Nước cờ mạo hiểm của ông Lamy
Pascal Lamy cho rằng, một thỏa thuận về các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, 2 vấn đề nhạy cảm nhất trong vòng đàm phán Doha, sẽ mở đường cho thỏa thuận về các lĩnh vực còn lại, bao gồm thị trường dịch vụ và các quy tắc buôn bán; đồng thời giúp kết thúc nhanh chóng vòng đàm phán Doha. Theo ông, thỏa thuận này "nằm trong tầm tay", nếu tất cả các nước tham gia cuộc họp sắp tới đều nỗ lực.
Ông Lamy kêu gọi các nước thành viên "nỗ lực tối đa" trong những tuần tới để hội nghị bộ trưởng WTO trong tháng 7 có thể khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha, nhất là các vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp và quyền tiếp cận thị trường công nghiệp. Đây là hai chủ đề quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất trong khuôn khổ vòng đàm phán này.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, quyết định tổ chức cuộc họp nói trên của ông Lamy là "dũng cảm và mạo hiểm" trong bối cảnh vẫn còn tồn tại bất đồng trong 152 nước thành viên WTO về hai vấn đề chủ chốt kể trên và thời gian từ nay tới ngày 21/7 là "quá ngắn" để các nước có thể vượt qua những bất đồng này.
Tại cuộc họp tới, các bộ trưởng WTO dự kiến sẽ đưa ra các quyết định về những con số cụ thể trong vấn đề cắt giảm thuế quan và trợ cấp nông nghiệp. Sự thất bại của cuộc họp đồng nghĩa với việc vòng đàm phán Doha có thể sẽ sụp đổ hoặc phải trì hoãn thêm nhiều năm nữa sau chặng đường "vất vả" kéo dài 7 năm qua, với khoảng 20 chủ đề về thương mại đã được thảo luận. Dư luận còn cho rằng nếu vòng đàm phán Doha không hoàn tất trong năm nay, thế giới có thể sẽ phải mất 20 năm nữa mới giải quyết được vấn đề này.
Nguy cơ đàm phán vẫn bế tắc
Theo các chuyên gia, vòng đàm phán Doha có nguy cơ tiếp tục rơi vào bế tắc. Các nước trong WTO mới đây đã có những phản ứng khác nhau về hai thỏa thuận dự thảo sửa đổi về vấn đề nông nghiệp và công nghiệp trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha, được công bố tháng trước.
Ông Pascal Lamy cho rằng, với hai dự thảo sửa đổi này, vòng đàm phán thương mại Doha "đang tiến dần tới giai đoạn kết thúc". Tuy nhiên, nhiều nước thành viên WTO vẫn không tin tưởng có thể thực hiện mục tiêu hoàn tất vòng đàm phán vào cuối năm nay. Dự thảo thỏa thuận sửa đổi về vấn đề nông nghiệp, được cho là không có nhiều thay đổi so với trước đó.
Đối với hàng nông sản: các nước phát triển sẽ cắt giảm trung bình 54% thuế nhập khẩu và các nước đang phát triển giảm 36%... Giới DN và nông dân ở Mỹ và EU đã lên tiếng phản đối, cho rằng các thỏa thuận dự thảo này vẫn chưa đủ mạnh để có thể khiến các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ... mở cửa thị trường.
Ngay nội bộ EU cũng còn bất đồng. Tuần trước, Tổng thống Pháp Sarkozy tuyên bố sẽ không chấp nhận một thỏa thuận trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha, nếu điều đó dẫn tới việc ngành nông nghiệp của EU phải hy sinh cho việc tự do hóa thương mại hơn nữa.
Theo kế hoạch, trong tuần tới, các ủy ban về hàng nông nghiệp và công nghiệp WTO sẽ xem xét lại nội dung các văn bản sẽ được thảo luận tại hội nghị.
Ông Lamy nhấn mạnh, các nước giàu đã phát tín hiệu sẵn sàng giảm trợ giá nông nghiệp, thuế nông nghiệp; giảm thuế nhập khẩu cao đối với hàng công nghiệp từ các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển cũng đã chấp nhận mở cửa thị trường mà không kèm theo đề nghị đưa nhiều mặt hàng công nghiệp của họ ra khỏi danh sách cắt giảm thuế.
Vì lẽ đó, các nước tham gia đàm phán phải "mạnh dạn" phát đi những tín hiệu rõ ràng hơn trước khi diễn ra hội nghị bộ trưởng WTO thu hẹp để vòng đàm phán Doha đạt được sự khai thông cần thiết.