Vụ án Huyền Như: Đồng loạt yêu cầu Vietinbank trả tiền
13/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại có mặt tại phòng xử án đã đồng loạt yêu cầu Vietinbank phải trả tiền cho họ
13/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại có mặt tại phòng xử án đã đồng loạt yêu cầu Vietinbank phải trả tiền cho họ. Lập luận chính của các đơn vị, cá nhân đều cho rằng họ gửi tiền và ký hợp đồng với Vietinbank chứ không phải giao dịch với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như.
Sau ngày đầu tiên tiến hành các thủ tục khai mạc phiên tòa, giải quyết những yêu cầu của những người tham gia tố tụng, trong đó có các luật sư, đọc bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong hai ngày 7 và 8/1/2014, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Tp.HCM đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, các đồng phạm, các bị cáo nguyên là nhân viên các Phòng giao dịch và Chi nhánh thuộc Vietinbank Tp.HCM, cũng như xem xét yêu cầu của các đơn vị, cá nhân bị coi là người bị hại trong vụ án.
Có thể thấy rõ, căn cứ vào bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, toàn bộ nội dung thẩm vấn của Hội đồng xét xử tập trung làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối của bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như - người đã thừa nhận tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chiếm đoạt số lượng tiền đặc biệt lớn lên tới gần 4.000 tỷ đồng của những người bị hại, trong đó có nhiều đơn vị, tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần, chứng khoán, các doanh nghiêp và cá nhân.
Bước sang ngày thứ ba (8/1/2014), sau buổi sáng trầm lắng với những câu hỏi nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo thuộc nhóm các nhân viên tại các Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, trong đó phần lớn đều thừa nhận có việc làm sai quy trình do Vietinbank quy định, nhất là không có mặt khách hàng ký tên trên các giấy tờ, tài liệu liên quan việc cho vay, mở sổ/thẻ tiết kiệm, từ đó tạo điều kiện cho Như giả mạo chữ ký của khách hàng, giải ngân và rút tiền ra nhằm trang trải những khoản nợ vay của các đối tượng thuộc nhóm “tín dụng đen”.
Tuy nhiên, thông qua các câu hỏi của Hội đồng xét xử, những người dự khán phiên tòa có điều kiện hiểu rõ thực chất các nhân viên nói trên cũng chính là nạn nhân của Huỳnh Thị Huyền Như, khi họ hoàn toàn tin tưởng vào vị trí, vai trò và cam kết của Như sẽ bảo đảm thủ tục lấy chữ ký của khách hàng, hoàn toàn không biết mục đích và thủ đoạn, hành vi giả mạo, gian dối thông qua việc làm giả tài liệu, giấy tờ, chữ ký, con dấu nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặt khác, nếu theo cáo trạng và quan điểm của Vietinbank cho rằng trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội lừa đảo, Vietinbank không bị thiệt hại và không phải chịu trách nhiệm về dân sự đối với các khoản tiền mà các đơn vị, cá nhân gửi vào ngân hàng, thì liệu hành vi của các nhân viên các Phòng giao dịch thuộc Vietinbank có phạm vào tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo điều 179 Bộ luật Hình sự?
Chính ở điểm gây tranh cãi này mà trong buổi chiều ngày 8/01/2014, khi được mời lên trình bày và nêu yêu cầu có tới 13/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại có mặt tại phòng xử án đã đồng loạt yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét trách nhiệm của Vietinbank và yêu cầu ngân hàng này phải trả tiền cho họ.
Lập luận chính của các đơn vị, cá nhân này đều cho rằng họ gửi tiền và ký Hợp đồng với Vietinbank chứ không phải giao dịch với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như.
Sự đồng loạt lên tiếng của những người được xác định là bị hại khiến phiên tòa bỗng chốc nóng lên, bởi nếu theo các yêu cầu này thì Vietinbank đang phải đối diện với các vấn đề pháp lý phát sinh ngay từ đầu khi vụ án được khởi tố và bộc lộ rõ ngay tại phiên tòa.
Hy vọng những ngày kế tiếp, thông qua việc thẩm vấn và tranh luận, câu trả lời cho vấn đề mấu chốt này sẽ được làm sáng tỏ, từ đó có căn cứ xác định chính xác tội danh của các bị cáo, nhất là bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và các bị cáo thuộc nhóm nhân viên Ngân hàng Vietinbank, cũng như làm rõ tư cách đương sự trong vụ án hình sự của các tổ chức, đơn vị và cá nhân bị coi là người bị hại nói trên có phù hợp với diễn biến và sự thật khách quan của vụ án hay không...
Sau ngày đầu tiên tiến hành các thủ tục khai mạc phiên tòa, giải quyết những yêu cầu của những người tham gia tố tụng, trong đó có các luật sư, đọc bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong hai ngày 7 và 8/1/2014, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Tp.HCM đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, các đồng phạm, các bị cáo nguyên là nhân viên các Phòng giao dịch và Chi nhánh thuộc Vietinbank Tp.HCM, cũng như xem xét yêu cầu của các đơn vị, cá nhân bị coi là người bị hại trong vụ án.
Có thể thấy rõ, căn cứ vào bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, toàn bộ nội dung thẩm vấn của Hội đồng xét xử tập trung làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối của bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như - người đã thừa nhận tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chiếm đoạt số lượng tiền đặc biệt lớn lên tới gần 4.000 tỷ đồng của những người bị hại, trong đó có nhiều đơn vị, tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần, chứng khoán, các doanh nghiêp và cá nhân.
Bước sang ngày thứ ba (8/1/2014), sau buổi sáng trầm lắng với những câu hỏi nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo thuộc nhóm các nhân viên tại các Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, trong đó phần lớn đều thừa nhận có việc làm sai quy trình do Vietinbank quy định, nhất là không có mặt khách hàng ký tên trên các giấy tờ, tài liệu liên quan việc cho vay, mở sổ/thẻ tiết kiệm, từ đó tạo điều kiện cho Như giả mạo chữ ký của khách hàng, giải ngân và rút tiền ra nhằm trang trải những khoản nợ vay của các đối tượng thuộc nhóm “tín dụng đen”.
Tuy nhiên, thông qua các câu hỏi của Hội đồng xét xử, những người dự khán phiên tòa có điều kiện hiểu rõ thực chất các nhân viên nói trên cũng chính là nạn nhân của Huỳnh Thị Huyền Như, khi họ hoàn toàn tin tưởng vào vị trí, vai trò và cam kết của Như sẽ bảo đảm thủ tục lấy chữ ký của khách hàng, hoàn toàn không biết mục đích và thủ đoạn, hành vi giả mạo, gian dối thông qua việc làm giả tài liệu, giấy tờ, chữ ký, con dấu nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặt khác, nếu theo cáo trạng và quan điểm của Vietinbank cho rằng trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội lừa đảo, Vietinbank không bị thiệt hại và không phải chịu trách nhiệm về dân sự đối với các khoản tiền mà các đơn vị, cá nhân gửi vào ngân hàng, thì liệu hành vi của các nhân viên các Phòng giao dịch thuộc Vietinbank có phạm vào tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo điều 179 Bộ luật Hình sự?
Chính ở điểm gây tranh cãi này mà trong buổi chiều ngày 8/01/2014, khi được mời lên trình bày và nêu yêu cầu có tới 13/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại có mặt tại phòng xử án đã đồng loạt yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét trách nhiệm của Vietinbank và yêu cầu ngân hàng này phải trả tiền cho họ.
Lập luận chính của các đơn vị, cá nhân này đều cho rằng họ gửi tiền và ký Hợp đồng với Vietinbank chứ không phải giao dịch với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như.
Sự đồng loạt lên tiếng của những người được xác định là bị hại khiến phiên tòa bỗng chốc nóng lên, bởi nếu theo các yêu cầu này thì Vietinbank đang phải đối diện với các vấn đề pháp lý phát sinh ngay từ đầu khi vụ án được khởi tố và bộc lộ rõ ngay tại phiên tòa.
Hy vọng những ngày kế tiếp, thông qua việc thẩm vấn và tranh luận, câu trả lời cho vấn đề mấu chốt này sẽ được làm sáng tỏ, từ đó có căn cứ xác định chính xác tội danh của các bị cáo, nhất là bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và các bị cáo thuộc nhóm nhân viên Ngân hàng Vietinbank, cũng như làm rõ tư cách đương sự trong vụ án hình sự của các tổ chức, đơn vị và cá nhân bị coi là người bị hại nói trên có phù hợp với diễn biến và sự thật khách quan của vụ án hay không...