Vũ khí Mỹ có thể vào Ukraine với lệnh trừng phạt mới
Thượng viện Mỹ đã thông qua lần cuối cùng dự luật tăng cường trừng phạt Nga với 100% phiếu thuận
Theo tin từ Bloomberg, Quốc hội Mỹ đã gửi lên Tổng thống Barack Obama dự luật tăng cường trừng phạt Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Người đứng đầu Nhà Trắng có thể sẽ sử dụng hầu hết các điều khoản đưa ra trong dự luật trừng phạt này.
Đêm qua (14/12) theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đã thông qua lần cuối cùng dự luật trên với 100% phiếu thuận. Dự luật cho phép, nhưng không bắt buộc, Mỹ cung cấp sự hỗ trợ vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine cũng như siết chặt trừng phạt đối với ngành công nghiệp năng lượng của Nga.
Đây là những biện pháp vượt xa những gì mà Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã áp dụng để trừng phạt Nga tính tới thời điểm này.
Hôm 12/12, thư ký Nhà Trắng Josh Earnest nói chính quyền Obama chưa rà soát xong ngôn ngữ được dùng trong dự luật trên và chưa rõ liệu ông Obama có đặt bút ký vào dự luật hay không.
Theo ông Earnest, ông Obama muốn đảm bảo rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu hợp tác trong vấn đề trừng phạt Nga, đảm bảo các lệnh trừng phạt đem lại hiệu quả và hạn chế tối thiểu ảnh hưởng bất lợi đối với các công ty của Mỹ và châu Âu.
“Đây là một công việc khó”, ông Earnest nói.
Được biết, dự luật được gửi lên ông Obama đã được giảm nhẹ mức độ trừng phạt so với ban đầu. Một nguồn tin là quan chức Mỹ nói rằng, dự luật đã được điều chỉnh nhằm tạo điều kiện cho ông Obama sử dụng theo ý muốn của mình mà không rơi vào thế khó. Trước khi được Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 14/12, dự luật này đã được Hạ viện thông qua trong tuần trước.
Tuần trước, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cáo buộc dự luật tăng cường trừng phạt nước này của Mỹ là chống lại nước Nga và “thể hiện sự đối đầu sâu sắc”.
Theo ông Lukashevich, dự luật này sẽ “phá hủy sự hợp tác song phương”, và Nga “sẽ không khuất phục trước hành vi ‘tống tiền’, không thỏa hiệp lợi ích quốc gia và sẽ không cho phép can thiệp vào công việc nội bộ của Nga”.
“Việc Mỹ chần chừ trước việc Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine có thể khiến cuộc khủng hoảng này leo thang mạnh hơn”, thượng nghị sỹ Cộng hòa Bob Corker phát biểu. “Sự ủng hộ 100% của Thượng viện đối với dự luật này thể hiện cam kết chắc chắn đối với chủ quyền của Ukraine và nhằm đảm bảo ông Putin sẽ phải trả giá cho việc coi thường tự do và an ninh ở châu Âu”, ông Corker nói.
Hôm 11/12, ông Obama nói, để Nga thay đổi lập trường, “điều quan trọng nhất là để họ thấy châu Âu đoàn kết với Mỹ và chúng ta sẽ kiên nhẫn”.
Lần gần đây nhất Mỹ trừng phạt Nga là vào hôm 12/9. Đến nay, chính quyền Obama vẫn chưa cung cấp hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, cho rằng cách làm như vậy sẽ khiến khủng hoảng leo thang.
Đêm qua (14/12) theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đã thông qua lần cuối cùng dự luật trên với 100% phiếu thuận. Dự luật cho phép, nhưng không bắt buộc, Mỹ cung cấp sự hỗ trợ vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine cũng như siết chặt trừng phạt đối với ngành công nghiệp năng lượng của Nga.
Đây là những biện pháp vượt xa những gì mà Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã áp dụng để trừng phạt Nga tính tới thời điểm này.
Hôm 12/12, thư ký Nhà Trắng Josh Earnest nói chính quyền Obama chưa rà soát xong ngôn ngữ được dùng trong dự luật trên và chưa rõ liệu ông Obama có đặt bút ký vào dự luật hay không.
Theo ông Earnest, ông Obama muốn đảm bảo rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu hợp tác trong vấn đề trừng phạt Nga, đảm bảo các lệnh trừng phạt đem lại hiệu quả và hạn chế tối thiểu ảnh hưởng bất lợi đối với các công ty của Mỹ và châu Âu.
“Đây là một công việc khó”, ông Earnest nói.
Được biết, dự luật được gửi lên ông Obama đã được giảm nhẹ mức độ trừng phạt so với ban đầu. Một nguồn tin là quan chức Mỹ nói rằng, dự luật đã được điều chỉnh nhằm tạo điều kiện cho ông Obama sử dụng theo ý muốn của mình mà không rơi vào thế khó. Trước khi được Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 14/12, dự luật này đã được Hạ viện thông qua trong tuần trước.
Tuần trước, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cáo buộc dự luật tăng cường trừng phạt nước này của Mỹ là chống lại nước Nga và “thể hiện sự đối đầu sâu sắc”.
Theo ông Lukashevich, dự luật này sẽ “phá hủy sự hợp tác song phương”, và Nga “sẽ không khuất phục trước hành vi ‘tống tiền’, không thỏa hiệp lợi ích quốc gia và sẽ không cho phép can thiệp vào công việc nội bộ của Nga”.
“Việc Mỹ chần chừ trước việc Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine có thể khiến cuộc khủng hoảng này leo thang mạnh hơn”, thượng nghị sỹ Cộng hòa Bob Corker phát biểu. “Sự ủng hộ 100% của Thượng viện đối với dự luật này thể hiện cam kết chắc chắn đối với chủ quyền của Ukraine và nhằm đảm bảo ông Putin sẽ phải trả giá cho việc coi thường tự do và an ninh ở châu Âu”, ông Corker nói.
Hôm 11/12, ông Obama nói, để Nga thay đổi lập trường, “điều quan trọng nhất là để họ thấy châu Âu đoàn kết với Mỹ và chúng ta sẽ kiên nhẫn”.
Lần gần đây nhất Mỹ trừng phạt Nga là vào hôm 12/9. Đến nay, chính quyền Obama vẫn chưa cung cấp hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, cho rằng cách làm như vậy sẽ khiến khủng hoảng leo thang.