Vụ MH17: Mỹ kêu gọi ngừng bắn lập tức ở Ukraine
Gần 300 người trên chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã tử nạn, sau khi máy bay bị rơi tại Ukraine
11h20 (18/7): Theo hãng tin AFP, chính quyền Mỹ vừa lên tiếng yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine để tránh gây cản trở cho việc điều tra vụ chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi xuống khu vực miền đông Ukraine hôm 17/7.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan, gồm Nga, lực lượng ly khai và Ukraine, ủng hộ một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, để đảm bảo cho các nhân viên điều tra quốc tế được an toàn và tự do tiếp cận hiện trường vụ tai nạn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân", thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố.
Trước đó, hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Phó thủ tướng thứ nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Donestsk tự xưng, ông Andrey Purgin, cho biết hộp đen của chiếc máy bay mang số hiệu MH17 đã được tìm thấy.
Theo ông Purgin, họ sẽ chuyển những hộp đen này cho phía Nga, bởi "ở Moscow, họ có các chuyên gia cấp cao và họ có thể xác định được nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay dù rằng nó có vẻ đã rất rõ ràng rồi".
Trong khi đó, Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Ukraine cáo buộc, các tay súng ly khai đang cản trở nỗ lực tìm kiếm tại hiện trường máy bay rơi.
"Công tác tìm kiếm rất khó khăn bởi vì bán kính hiện trường máy bay rơi rất rộng. Ngoài ra, các tay súng ly khai có vũ trang đang cản trở những nỗ lực tìm kiếm", Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Ukraine, ông Serhiy Bochkovsky phát biểu trước báo giới, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Cũng theo AFP, Cơ quan Kiểm soát không lưu châu Âu (Eurocontrol) cho biết chính quyền Ukraine đã đóng cửa không phận miền Đông nước này. "Sau vụ tai nạn, chính quyền Ukraine đã thông báo với Eurocontrol việc đóng cửa các tuyến đường tại miền Đông Ukraine", Eurocontrol cho biết trong một tuyên bố.
11h00 (18/7): Trong một đoạn video mà hãng tin Reuters có được, chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia đã đâm thẳng xuống dưới đất rồi mới phát nổ, khiến gần 300 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Video clip này cho thấy máy bay không phát nổ khi ở độ cao 10.000 m. Mỹ cho biết đang phân tích đường bay của tên lửa để xác định vị trí tên lửa được phóng đi, từ đó tìm ra thủ phạm bắn rơi máy bay Malaysia.
Chính phủ Hà Lan đã quyết định lấy 18/7 làm ngày quốc tang cho hơn 150 nạn nhân thiệt mạng trong chuyến bay MH17. Ngoài ra, Hà Lan cũng quyết định hạ cờ rủ tại các trụ sở công quyền và các hoạt động truyền thống liên quan Hoàng gia Hà Lan trong ngày này cũng đã bị hủy bỏ.
9h20 (18/7): Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Bloomberg, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, châu Âu nên đi đầu trong trừng phạt Nga nếu Nga có vai trò trong vụ MH17. Khi được hỏi Mỹ nên làm gì nếu có bằng chứng cụ thể về việc Nga đứng sau vụ máy bay rơi, bà Clinton né tránh nói đến Mỹ và nhấn mạnh vào châu Âu.
Theo tờ Wall Street Journal, hãng hàng không Malaysia Airlines cho biết, tất cả các chuyến bay qua châu Âu của hãng này sẽ đi theo hướng khác, có hiệu lực ngay lập tức. “Trọng tâm của chúng tôi lúc này là hợp tác với các cơ quan phản ứng khẩn cấp và huy động nguồn lực để chăm sóc tốt nhất thân nhân của những người trên chuyến bay MH17”, hãng hàng không viết trên mạng Twitter.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Australia cho hay, theo đúng lịch trình, MH17 sẽ bay tới thành phố Perth của nước này sau khi hạ cánh xuống Kuala Lumpur.
Hãng tin CNN dẫn lời một quan chức Mỹ khẳng định máy bay đã bị tên lửa bắn hạ. Theo vị này, trên màn hình radar đã xuất hiện một tên lửa và bám theo một máy bay ngay trước khi chiếc Boeing 777 bị rơi.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng, chiếc máy bay rơi chưa hề thực hiện bất kỳ một cuộc gọi khẩn cấp nào. Ông Razak kêu gọi một nhóm quốc tế tiếp cận với hiện trường máy bay rơi.
“Chúng tôi cần xác định chính xác điều gì đã xảy ra với máy bay. Sẽ không có một hòn đá nào không được lật lên. Nếu máy bay bị bắn rơi, những kẻ thực hiện vụ bắn máy bay sẽ bị đưa ra công lý”, ông Razak nói.
8h35 (18/7): Theo tờ Wall Street Journal, trên website của điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho Ukraine về vụ rơi máy bay. “Tấn thảm kịch này đã không xảy ra nếu như có hòa bình trên lãnh thổ mà máy bay rơi, nếu như các hành động quân sự không được nối lại ở miền Đông Nam Ukraine”.
Trong khi đó, giới chức Mỹ cho rằng, quân ly khai Ukraine hoặc chính quân Nga mới là “tác giả” gây ra vụ máy bay rơi. Thậm chí, một số giới chức Mỹ còn nói, quân nổi dậy Ukraine khó có khả năng bắn hạ một máy bay thương mại đang trong hành trình bay.
“Tất cả mọi giả thiết lúc này đều dẫn đến Nga”, một quan chức được Wall Street Journal dẫn lời.
Giới tình báo Mỹ nói, máy bay có thể đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không. Nhận định này trùng khớp với những gì mà giới chức Ukraine đưa ra vào hôm qua.Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói, vụ máy bay rơi này không phải là một vụ tai nạn, mà chiếc Boeing 777 “đã bị bắn hạ khi đang ở trên không”.
Đến sáng nay vẫn chưa có thông tin chính thức về số phận của gần 300 người trên chuyến bay. Một nhà báo của hãng thông tấn AP đếm có ít nhất 22 thi thể ở hiện trường nơi máy bay rơi. Hãng tin Reuters thì nói rằng, toàn bộ 295 người trên chuyến bay đã thiệt mạng.
Theo số liệu mà tờ Wall Street Journal đưa ra, có tổng số 298 người trên chuyến bay, bao gồm 154 người Hà Lan, 45 người Malaysia (15 người trong phi hành đoàn và 2 trẻ em), 27 người Australia, 12 người Indonesia (1 trẻ em), 9 người Mỹ, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines, 1 người Canada, và 41 người chưa xác định được quốc tịch.
7h31 (18/7): Báo New Straits Times dẫn lời Phó chủ tịch Malaysia Airlines, ông Huib Gorter, rằng hầu hết 283 hành khách trên chuyến bay MH17 rơi ở miền Đông Ukraine là người Hà Lan.
Theo lời ông Gorter, trên chiếc Boeing 777 này có ít nhất 154 người Hà Lan, 27 người Australia, 23 người Malaysia, 11 người Indonesia, 6 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines và 1 người Canada.
Hiện vẫn còn 47 hành khách chưa xác định được quốc tịch. Trong khi đó, toàn bộ 15 thành viên phi hành đoàn là người Malaysia.
Trước đó, Interfax dẫn nguồn tin Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng, trên máy bay có 23 người Mỹ.
6h00 (18/7): Hãng tin AP dẫn lời Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng đây không phải là một "vụ tai nạn", và máy bay Malaysia đã "bị thổi bay khỏi bầu trời".
Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, các chuyên gia phân tích tình báo nước này "tin chắc" rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Nguồn tin cho biết, các chuyên gia phân tích đang xem xét dữ liệu để xác định liệu thủ phạm là lực lượng ly khai ở đông Ukraine, binh sĩ Nga dọc biên giới hay là quân chính phủ Ukraine.
1h15 (18/7): Thủ tướng Anh David Cameron viết trên mạng Twitter: “Tôi bị sốc và đau buồn trước thảm họa hàng không của Malaysia. Chính phủ Anh sẽ họp về vụ việc này”.
Hãng tin Nga RIA Novosti cho biết, lực lượng cứu trợ khẩn cấp của Nga đã đề nghị Kiev cho phép tham gia công tác cứu hộ tại hiện trường vụ máy bay rơi.
Trong cuộc điện đàm đã được lên kế hoạch trước vào ngày 17/7 giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, Tổng thống Barack Obama cảnh báo, có thể sẽ tung thêm lệnh trừng phạt đối với Moscow nếu Nga không thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine.
Điện Kremlin cho hay, trong cuộc điện đàm này, hai nhà lãnh đạo cũng nói đến vụ máy bay rơi, nhưng chi tiết cụ thể không được nêu.
0h52 (18/7): Tin từ Reuters dẫn nguồn Interfax cho hay, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng, vụ bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines là “hành động khủng bố”.
“Tổng thống Poroshenko cho rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ. Đây không phải là một tai nạn hay thảm họa, mà là một hành động khủng bố”, một thư ký của ông Poroshenko nói.
Theo Reuters, số người chết trên chuyến bay MH17 là hơn 300 người, thay vì con số 295 người đưa ra ban đầu, trong đó có 23 công dân Mỹ. Đây là số liệu được cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine đưa ra, do Interfax trích dẫn.
Đã có thêm một số hãng hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tuyên bố “cạch” không phận Ukraine.
0h31 (18/7): Reuters cho biết, Thủ tướng Hà Lan tuyên bố sẽ gấp rút về nước từ Brussels (Bỉ) để xử lý vụ rơi chuyến bay xuất phát từ Amsterdam (Hà Lan).
Một bức ảnh được Reuters đăng tải cho thấy, nhân viên Bộ Tình trạng khẩn cấp của Ukraine đã có mặt tại hiện trường của vụ rơi máy bay.
Theo một tuyên bố từ điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ máy bay rơi.
Hãng tin Bloomberg cho hay, phản ứng trước thông tin về vụ tai nạn, thị trường chứng khoán Nga giảm điểm mạnh và đồng Rúp mất giá mạnh nhất kể từ khi Nga can thiệp vào Crimea.
Tính đến hơn 8h tối giờ Moscow, đồng Rúp mất giá 2,3% so với đồng USD, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga giảm 2,3%. Giới đầu tư ở Nga vốn đã lo lắng sau loạt lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Moscow, nay lại thêm phần bi quan vì vụ máy bay rơi.
Buk, loại tên lửa đất đối không bị nghi là đã được sử dụng để bắn rơi chiếc máy bay, bị Kiev cáo buộc là do Nga cung cấp cho quân ly khai tại Ukraine. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Moscow liên tục phủ nhận việc bơm vũ khí cho lực lượng này.
0h20 (18/7): Reuters cho biết, hãng hàng không Air France của Pháp và hãng Airliner Transareo của Nga vừa đồng loạt ra tuyên bố từ bây giờ sẽ tránh không phận Ukraine.
Một phóng viên của hãng tin này nói, đã thấy cảnh hàng chục thi thể rải rác khắp khu vực nơi chiếc máy bay bị rơi. Trong một bức ảnh được Reuters đăng tải, có một mảnh vỡ có vẻ như là từ chiếc máy bay rơi có in hình cờ Malaysia.
Cũng theo hãng tin này, ở cuối một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai nhà lãnh đạo đã nói về vụ rơi máy bay này.
Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Trong khi đó, có thông tin một tư lệnh có tên Igor Strelkov của lực lượng ly khai tại Ukraine, đã viết trên mạng xã hội ngay trước khi có tin máy bay rơi rằng, lực lượng này đã bắn hạ một "máy bay Antonov An-26" ở cùng khu vực nơi chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi xuống.
Ông này còn viết rằng, "chúng tôi đã cảnh báo là không được bay trên bầu trời của chúng tôi".
Antonov An-26 là một loại máy bay vận chuyển thường được quân đội Chính phủ Ukraine sử dụng.
0h03 (18/7): Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Malaysia Najib Razak viết: “Tôi bị sốc trước thông tin một chiếc máy bay của Malaysia bị rơi. Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra ngay lập tức”.
Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Atseniuk cũng đã ra lệnh điều tra về vụ việc này.
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm trước thông tin về vụ rơi máy bay.
Các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại trước những bất ổn mới. Tình hình ở Ukraine vốn đã trở nên căng thẳng hơn sau khi Mỹ và châu Âu đồng loạt tung đòn trừng phạt mới vào Nga vào ngày 16/7.
Lúc gần 12h đêm nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại New York tăng gần 20 USD/oz, tương đương tăng hơn 1,4%.
“Chúng tôi đang theo dõi các bản tin về chuyến bay MH17 và đang tập trung thêm thông tin”, hãng Boeing viết trên mạng xã hội Twitter.
23h53 (17/7): Hãng tin CNBC dẫn nguồn từ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang yêu cầu các cố vấn của ông cập nhật thông tin về vụ rơi máy bay ở Ukraine. Tuy nhiên, Nhà Trắng nói chưa thể xác minh được thông tin về vụ việc.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố, lực lượng vũ trang của Kiev không có bất kỳ hành động nào chống lại các mục tiêu trên không.
“Chúng tôi không loại trừ khả năng chiếc máy bay này bị bắn hạ, và chúng tôi nhấn mạnh rằng, lực lượng quân đội Ukraine không hề có hành động nào nhằm vào các mục tiêu trên không. Chúng tôi tin chắc những kẻ gây ra tấn thảm kịch này sẽ phải chịu trách nhiệm”, ông Poroshenko nói.
Truyền thông Nga đưa tin, các phần tử ly khai Ukraine cáo buộc lực lượng quân đội của Chính phủ Kiev gây ra vụ máy bay rơi. Trong khi đó, Kiev nhất quyết phủ nhận cáo buộc này.
23h46 (17/7): Theo Reuters, hãng hàng không Malaysia Airlines đã xác nhận bị mất liên lạc với chuyến bay mang số hiệu MH17, và vị trí cuối cùng được biết đến của chuyến bay này là trên không phận Ukraine.
MH17 khởi hành từ Amsterdam, Hà Lan vào buổi trưa ngày thứ Năm (17/7) và dự kiến sẽ hạ cánh xuống Kuala Lumpur, Malaysia vào buổi sáng sớm ngày thứ Sáu.
Hiện đang có những đồn đoán về nguyên nhân máy bay rơi, trong bối cảnh giao tranh ác liệt giữa quân Chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này. Gần đây, một số máy bay trực thăng đã bị rơi ở miền Đông Ukraine.
Một nhân tố khác dẫn đến những đồn đoán là vụ việc lại liên quan tới Malaysia Airlines, hãng hàng không có chuyến bay MH370 biến mất đầy bí ẩn hồi đầu tháng 3, đến nay vẫn chưa có tung tích.
Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, ông Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine nghi ngờ rằng, lực lượng nổi dậy Ukraine đã thiết lập một hệ thống tên lửa đất đối không ở thị trấn Snizhne gần biên giới với Nga.
“Chắc họ nghĩ đó là một chiếc máy bay vận chuyển quân sự bay ngang qua”, ông Gerashchenko nhận định.
Tuy nhiên, những gì vị quan chức Ukraine này nói vẫn chưa được kiểm chứng. Một phát ngôn viên của lực lượng ly khai tại Ukraine thì từ chối xác nhận thông tin về vụ rơi máy bay.
23h27 (17/7): Bloomberg dẫn lời ông Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng, quân ly khai tại nước này đã bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia bằng một quả tên lửa.
Trong số 295 người đi trên máy bay, có 280 hành khách và 15 người trong phi hành đoàn. Mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy trong tình trạng bốc cháy trên lãnh thổ Ukraine.
22h58 (17/7): Reuters dẫn nguồn từ hãng thông tấn Interfax của Ukraine vừa cho biết, một chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia có thể đã gặp nạn khi đang trong hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia).
Tuy nhiên, cho đến tối 17/7 (giờ Việt Nam), Reuters cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận thông tin này.
Interfax thông tin rằng máy bay đã bay đến gần không phận của Nga. Sau đó, "nó đã được tìm thấy cháy trên mặt đất trên lãnh thổ Ukraine", một nguồn tin giấu tên cho biết.
Chiếc máy bay dường như đã bay qua khu vực đang có các hoạt động quân sự, nơi lực lượng chính phủ Ukraine đang chiến đấu với quân ly khai tại miền Đông nước này.
Cũng theo Interfax, một nguồn tin giấu tên trong bộ máy an ninh Ukraine cho biết, chiếc máy bay đã biến mất khỏi radar ở độ cao 10.000 m, sau đó rơi xuống gần thị trấn Shakhtyorsk (Ukraine).
Mới đầu tháng 3 năm nay, một chiếc Boeing cũng của Malaysia (thuộc hãng Malaysia Airlines, mang số hiệu MH370) cũng đã biến mất bí ẩn trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Nhiều giả thiết xung quanh vụ mất tích này đã được đặt ra, và đến bây giờ máy bay cùng hơn 200 hành khách trên đó vẫn chưa được tìm thấy.
(Tiếp tục cập nhật)
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan, gồm Nga, lực lượng ly khai và Ukraine, ủng hộ một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, để đảm bảo cho các nhân viên điều tra quốc tế được an toàn và tự do tiếp cận hiện trường vụ tai nạn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân", thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố.
Trước đó, hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Phó thủ tướng thứ nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Donestsk tự xưng, ông Andrey Purgin, cho biết hộp đen của chiếc máy bay mang số hiệu MH17 đã được tìm thấy.
Theo ông Purgin, họ sẽ chuyển những hộp đen này cho phía Nga, bởi "ở Moscow, họ có các chuyên gia cấp cao và họ có thể xác định được nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay dù rằng nó có vẻ đã rất rõ ràng rồi".
Trong khi đó, Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Ukraine cáo buộc, các tay súng ly khai đang cản trở nỗ lực tìm kiếm tại hiện trường máy bay rơi.
"Công tác tìm kiếm rất khó khăn bởi vì bán kính hiện trường máy bay rơi rất rộng. Ngoài ra, các tay súng ly khai có vũ trang đang cản trở những nỗ lực tìm kiếm", Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Ukraine, ông Serhiy Bochkovsky phát biểu trước báo giới, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Cũng theo AFP, Cơ quan Kiểm soát không lưu châu Âu (Eurocontrol) cho biết chính quyền Ukraine đã đóng cửa không phận miền Đông nước này. "Sau vụ tai nạn, chính quyền Ukraine đã thông báo với Eurocontrol việc đóng cửa các tuyến đường tại miền Đông Ukraine", Eurocontrol cho biết trong một tuyên bố.
11h00 (18/7): Trong một đoạn video mà hãng tin Reuters có được, chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia đã đâm thẳng xuống dưới đất rồi mới phát nổ, khiến gần 300 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Video clip này cho thấy máy bay không phát nổ khi ở độ cao 10.000 m. Mỹ cho biết đang phân tích đường bay của tên lửa để xác định vị trí tên lửa được phóng đi, từ đó tìm ra thủ phạm bắn rơi máy bay Malaysia.
Chính phủ Hà Lan đã quyết định lấy 18/7 làm ngày quốc tang cho hơn 150 nạn nhân thiệt mạng trong chuyến bay MH17. Ngoài ra, Hà Lan cũng quyết định hạ cờ rủ tại các trụ sở công quyền và các hoạt động truyền thống liên quan Hoàng gia Hà Lan trong ngày này cũng đã bị hủy bỏ.
9h20 (18/7): Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Bloomberg, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, châu Âu nên đi đầu trong trừng phạt Nga nếu Nga có vai trò trong vụ MH17. Khi được hỏi Mỹ nên làm gì nếu có bằng chứng cụ thể về việc Nga đứng sau vụ máy bay rơi, bà Clinton né tránh nói đến Mỹ và nhấn mạnh vào châu Âu.
Theo tờ Wall Street Journal, hãng hàng không Malaysia Airlines cho biết, tất cả các chuyến bay qua châu Âu của hãng này sẽ đi theo hướng khác, có hiệu lực ngay lập tức. “Trọng tâm của chúng tôi lúc này là hợp tác với các cơ quan phản ứng khẩn cấp và huy động nguồn lực để chăm sóc tốt nhất thân nhân của những người trên chuyến bay MH17”, hãng hàng không viết trên mạng Twitter.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Australia cho hay, theo đúng lịch trình, MH17 sẽ bay tới thành phố Perth của nước này sau khi hạ cánh xuống Kuala Lumpur.
Hãng tin CNN dẫn lời một quan chức Mỹ khẳng định máy bay đã bị tên lửa bắn hạ. Theo vị này, trên màn hình radar đã xuất hiện một tên lửa và bám theo một máy bay ngay trước khi chiếc Boeing 777 bị rơi.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng, chiếc máy bay rơi chưa hề thực hiện bất kỳ một cuộc gọi khẩn cấp nào. Ông Razak kêu gọi một nhóm quốc tế tiếp cận với hiện trường máy bay rơi.
“Chúng tôi cần xác định chính xác điều gì đã xảy ra với máy bay. Sẽ không có một hòn đá nào không được lật lên. Nếu máy bay bị bắn rơi, những kẻ thực hiện vụ bắn máy bay sẽ bị đưa ra công lý”, ông Razak nói.
8h35 (18/7): Theo tờ Wall Street Journal, trên website của điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho Ukraine về vụ rơi máy bay. “Tấn thảm kịch này đã không xảy ra nếu như có hòa bình trên lãnh thổ mà máy bay rơi, nếu như các hành động quân sự không được nối lại ở miền Đông Nam Ukraine”.
Trong khi đó, giới chức Mỹ cho rằng, quân ly khai Ukraine hoặc chính quân Nga mới là “tác giả” gây ra vụ máy bay rơi. Thậm chí, một số giới chức Mỹ còn nói, quân nổi dậy Ukraine khó có khả năng bắn hạ một máy bay thương mại đang trong hành trình bay.
“Tất cả mọi giả thiết lúc này đều dẫn đến Nga”, một quan chức được Wall Street Journal dẫn lời.
Giới tình báo Mỹ nói, máy bay có thể đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không. Nhận định này trùng khớp với những gì mà giới chức Ukraine đưa ra vào hôm qua.Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói, vụ máy bay rơi này không phải là một vụ tai nạn, mà chiếc Boeing 777 “đã bị bắn hạ khi đang ở trên không”.
Đến sáng nay vẫn chưa có thông tin chính thức về số phận của gần 300 người trên chuyến bay. Một nhà báo của hãng thông tấn AP đếm có ít nhất 22 thi thể ở hiện trường nơi máy bay rơi. Hãng tin Reuters thì nói rằng, toàn bộ 295 người trên chuyến bay đã thiệt mạng.
Theo số liệu mà tờ Wall Street Journal đưa ra, có tổng số 298 người trên chuyến bay, bao gồm 154 người Hà Lan, 45 người Malaysia (15 người trong phi hành đoàn và 2 trẻ em), 27 người Australia, 12 người Indonesia (1 trẻ em), 9 người Mỹ, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines, 1 người Canada, và 41 người chưa xác định được quốc tịch.
7h31 (18/7): Báo New Straits Times dẫn lời Phó chủ tịch Malaysia Airlines, ông Huib Gorter, rằng hầu hết 283 hành khách trên chuyến bay MH17 rơi ở miền Đông Ukraine là người Hà Lan.
Theo lời ông Gorter, trên chiếc Boeing 777 này có ít nhất 154 người Hà Lan, 27 người Australia, 23 người Malaysia, 11 người Indonesia, 6 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines và 1 người Canada.
Hiện vẫn còn 47 hành khách chưa xác định được quốc tịch. Trong khi đó, toàn bộ 15 thành viên phi hành đoàn là người Malaysia.
Trước đó, Interfax dẫn nguồn tin Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng, trên máy bay có 23 người Mỹ.
6h00 (18/7): Hãng tin AP dẫn lời Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng đây không phải là một "vụ tai nạn", và máy bay Malaysia đã "bị thổi bay khỏi bầu trời".
Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, các chuyên gia phân tích tình báo nước này "tin chắc" rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Nguồn tin cho biết, các chuyên gia phân tích đang xem xét dữ liệu để xác định liệu thủ phạm là lực lượng ly khai ở đông Ukraine, binh sĩ Nga dọc biên giới hay là quân chính phủ Ukraine.
1h15 (18/7): Thủ tướng Anh David Cameron viết trên mạng Twitter: “Tôi bị sốc và đau buồn trước thảm họa hàng không của Malaysia. Chính phủ Anh sẽ họp về vụ việc này”.
Hãng tin Nga RIA Novosti cho biết, lực lượng cứu trợ khẩn cấp của Nga đã đề nghị Kiev cho phép tham gia công tác cứu hộ tại hiện trường vụ máy bay rơi.
Trong cuộc điện đàm đã được lên kế hoạch trước vào ngày 17/7 giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, Tổng thống Barack Obama cảnh báo, có thể sẽ tung thêm lệnh trừng phạt đối với Moscow nếu Nga không thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine.
Điện Kremlin cho hay, trong cuộc điện đàm này, hai nhà lãnh đạo cũng nói đến vụ máy bay rơi, nhưng chi tiết cụ thể không được nêu.
0h52 (18/7): Tin từ Reuters dẫn nguồn Interfax cho hay, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng, vụ bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines là “hành động khủng bố”.
“Tổng thống Poroshenko cho rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ. Đây không phải là một tai nạn hay thảm họa, mà là một hành động khủng bố”, một thư ký của ông Poroshenko nói.
Theo Reuters, số người chết trên chuyến bay MH17 là hơn 300 người, thay vì con số 295 người đưa ra ban đầu, trong đó có 23 công dân Mỹ. Đây là số liệu được cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine đưa ra, do Interfax trích dẫn.
Đã có thêm một số hãng hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tuyên bố “cạch” không phận Ukraine.
0h31 (18/7): Reuters cho biết, Thủ tướng Hà Lan tuyên bố sẽ gấp rút về nước từ Brussels (Bỉ) để xử lý vụ rơi chuyến bay xuất phát từ Amsterdam (Hà Lan).
Một bức ảnh được Reuters đăng tải cho thấy, nhân viên Bộ Tình trạng khẩn cấp của Ukraine đã có mặt tại hiện trường của vụ rơi máy bay.
Theo một tuyên bố từ điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ máy bay rơi.
Hãng tin Bloomberg cho hay, phản ứng trước thông tin về vụ tai nạn, thị trường chứng khoán Nga giảm điểm mạnh và đồng Rúp mất giá mạnh nhất kể từ khi Nga can thiệp vào Crimea.
Tính đến hơn 8h tối giờ Moscow, đồng Rúp mất giá 2,3% so với đồng USD, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga giảm 2,3%. Giới đầu tư ở Nga vốn đã lo lắng sau loạt lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Moscow, nay lại thêm phần bi quan vì vụ máy bay rơi.
Buk, loại tên lửa đất đối không bị nghi là đã được sử dụng để bắn rơi chiếc máy bay, bị Kiev cáo buộc là do Nga cung cấp cho quân ly khai tại Ukraine. Tuy nhiên, từ trước đến nay, Moscow liên tục phủ nhận việc bơm vũ khí cho lực lượng này.
0h20 (18/7): Reuters cho biết, hãng hàng không Air France của Pháp và hãng Airliner Transareo của Nga vừa đồng loạt ra tuyên bố từ bây giờ sẽ tránh không phận Ukraine.
Một phóng viên của hãng tin này nói, đã thấy cảnh hàng chục thi thể rải rác khắp khu vực nơi chiếc máy bay bị rơi. Trong một bức ảnh được Reuters đăng tải, có một mảnh vỡ có vẻ như là từ chiếc máy bay rơi có in hình cờ Malaysia.
Cũng theo hãng tin này, ở cuối một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai nhà lãnh đạo đã nói về vụ rơi máy bay này.
Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Trong khi đó, có thông tin một tư lệnh có tên Igor Strelkov của lực lượng ly khai tại Ukraine, đã viết trên mạng xã hội ngay trước khi có tin máy bay rơi rằng, lực lượng này đã bắn hạ một "máy bay Antonov An-26" ở cùng khu vực nơi chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi xuống.
Ông này còn viết rằng, "chúng tôi đã cảnh báo là không được bay trên bầu trời của chúng tôi".
Antonov An-26 là một loại máy bay vận chuyển thường được quân đội Chính phủ Ukraine sử dụng.
0h03 (18/7): Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Malaysia Najib Razak viết: “Tôi bị sốc trước thông tin một chiếc máy bay của Malaysia bị rơi. Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra ngay lập tức”.
Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Atseniuk cũng đã ra lệnh điều tra về vụ việc này.
Giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm trước thông tin về vụ rơi máy bay.
Các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại trước những bất ổn mới. Tình hình ở Ukraine vốn đã trở nên căng thẳng hơn sau khi Mỹ và châu Âu đồng loạt tung đòn trừng phạt mới vào Nga vào ngày 16/7.
Lúc gần 12h đêm nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại New York tăng gần 20 USD/oz, tương đương tăng hơn 1,4%.
“Chúng tôi đang theo dõi các bản tin về chuyến bay MH17 và đang tập trung thêm thông tin”, hãng Boeing viết trên mạng xã hội Twitter.
23h53 (17/7): Hãng tin CNBC dẫn nguồn từ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang yêu cầu các cố vấn của ông cập nhật thông tin về vụ rơi máy bay ở Ukraine. Tuy nhiên, Nhà Trắng nói chưa thể xác minh được thông tin về vụ việc.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố, lực lượng vũ trang của Kiev không có bất kỳ hành động nào chống lại các mục tiêu trên không.
“Chúng tôi không loại trừ khả năng chiếc máy bay này bị bắn hạ, và chúng tôi nhấn mạnh rằng, lực lượng quân đội Ukraine không hề có hành động nào nhằm vào các mục tiêu trên không. Chúng tôi tin chắc những kẻ gây ra tấn thảm kịch này sẽ phải chịu trách nhiệm”, ông Poroshenko nói.
Truyền thông Nga đưa tin, các phần tử ly khai Ukraine cáo buộc lực lượng quân đội của Chính phủ Kiev gây ra vụ máy bay rơi. Trong khi đó, Kiev nhất quyết phủ nhận cáo buộc này.
23h46 (17/7): Theo Reuters, hãng hàng không Malaysia Airlines đã xác nhận bị mất liên lạc với chuyến bay mang số hiệu MH17, và vị trí cuối cùng được biết đến của chuyến bay này là trên không phận Ukraine.
MH17 khởi hành từ Amsterdam, Hà Lan vào buổi trưa ngày thứ Năm (17/7) và dự kiến sẽ hạ cánh xuống Kuala Lumpur, Malaysia vào buổi sáng sớm ngày thứ Sáu.
Hiện đang có những đồn đoán về nguyên nhân máy bay rơi, trong bối cảnh giao tranh ác liệt giữa quân Chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này. Gần đây, một số máy bay trực thăng đã bị rơi ở miền Đông Ukraine.
Một nhân tố khác dẫn đến những đồn đoán là vụ việc lại liên quan tới Malaysia Airlines, hãng hàng không có chuyến bay MH370 biến mất đầy bí ẩn hồi đầu tháng 3, đến nay vẫn chưa có tung tích.
Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, ông Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine nghi ngờ rằng, lực lượng nổi dậy Ukraine đã thiết lập một hệ thống tên lửa đất đối không ở thị trấn Snizhne gần biên giới với Nga.
“Chắc họ nghĩ đó là một chiếc máy bay vận chuyển quân sự bay ngang qua”, ông Gerashchenko nhận định.
Tuy nhiên, những gì vị quan chức Ukraine này nói vẫn chưa được kiểm chứng. Một phát ngôn viên của lực lượng ly khai tại Ukraine thì từ chối xác nhận thông tin về vụ rơi máy bay.
23h27 (17/7): Bloomberg dẫn lời ông Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine nói rằng, quân ly khai tại nước này đã bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia bằng một quả tên lửa.
Trong số 295 người đi trên máy bay, có 280 hành khách và 15 người trong phi hành đoàn. Mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy trong tình trạng bốc cháy trên lãnh thổ Ukraine.
22h58 (17/7): Reuters dẫn nguồn từ hãng thông tấn Interfax của Ukraine vừa cho biết, một chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia có thể đã gặp nạn khi đang trong hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia).
Tuy nhiên, cho đến tối 17/7 (giờ Việt Nam), Reuters cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận thông tin này.
Interfax thông tin rằng máy bay đã bay đến gần không phận của Nga. Sau đó, "nó đã được tìm thấy cháy trên mặt đất trên lãnh thổ Ukraine", một nguồn tin giấu tên cho biết.
Chiếc máy bay dường như đã bay qua khu vực đang có các hoạt động quân sự, nơi lực lượng chính phủ Ukraine đang chiến đấu với quân ly khai tại miền Đông nước này.
Cũng theo Interfax, một nguồn tin giấu tên trong bộ máy an ninh Ukraine cho biết, chiếc máy bay đã biến mất khỏi radar ở độ cao 10.000 m, sau đó rơi xuống gần thị trấn Shakhtyorsk (Ukraine).
Mới đầu tháng 3 năm nay, một chiếc Boeing cũng của Malaysia (thuộc hãng Malaysia Airlines, mang số hiệu MH370) cũng đã biến mất bí ẩn trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Nhiều giả thiết xung quanh vụ mất tích này đã được đặt ra, và đến bây giờ máy bay cùng hơn 200 hành khách trên đó vẫn chưa được tìm thấy.
(Tiếp tục cập nhật)