Vụ một sở có 43 lãnh đạo qua góc nhìn đại biểu Quốc hội
“Tôi không biết lý do “vì dân” mà bổ nhiệm lãnh đạo là lý do gì?”, đại biểu Nhưỡng băn khoăn
Thiếu trách nhiệm, đó là bình luận của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về trả lời của ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương, về việc ông đã ký nhiều quyết định bổ nhiệm khiến sở này có tới 43 lãnh đạo trên tổng số 45 biên chế (còn hiện tại là 44 lãnh đạo, hai nhân viên).
Giải thích của ông Bản là “do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân”.
“Chưa tròn trách nhiệm”
“Một lãnh đạo sở mà nói bổ nhiệm nhiều lãnh đạo là vì dân thì quả thực tôi thấy khó hình dung. Tôi không biết lý do “vì dân” mà bổ nhiệm lãnh đạo là lý do gì?”, đại biểu Nhưỡng băn khoăn.
Băn khoăn của vị đại biểu của tỉnh Bến Tre còn là vì, sao một cơ quan khác cũng bằng ấy chức năng nhưng việc bố trí cán bộ hoàn toàn bình thường, mà ở Hải Dương lại bố trí khác.
“Phải chăng ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Dương thì việc nhiều hơn, chức năng, nhiệm vụ nhiều hơn? Tôi đã hỏi xem sở này làm được những gì cho người dân ở địa phương và biết thông tin, công việc nhiều năm nay ở sở này đã có bê bối, có nhiều sự việc xảy ra, kiện tụng, việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương chưa đến nơi đến chốn. Vậy mà bây giờ người bổ nhiệm cán bộ như vậy lại nói làm vậy là “vì dân” thì không thuyết phục được các đại biểu Quốc hội, không thuyết phục được nhân dân, cử tri”, ông Nhưỡng nói.
Vị đại biểu là Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh, “trả lời như thế là chưa tròn trách nhiệm của lãnh đạo trước Đảng và nhân dân”.
Lời giải thích cho việc bổ nhiệm cả loạt nhân viên vào các vị trí lãnh đạo là vì muốn “giúp đỡ, khuyến khích” người lao động trẻ, mới ra trường, nhiệt tình, tâm huyết nhưng lương thấp của vị Bí thư, theo đại biểu Nhưỡng là cũng khó chấp nhận.
Vì theo ông, “nếu nói vì lương thấp mà bổ nhiệm thì lý do này lại đi ngược với giải thích “bổ nhiệm cán bộ là “vì dân”. Bởi lẽ, người mà không đủ năm công tác, cống hiến lại cho lương cao thì nghĩa là sẽ tiêu pha thêm tiền của đóng góp của nhân dân một cách không tương xứng. Vậy thì sao có thể nói việc làm như thế là “vì dân”? “Vì dân”, theo đại biểu này, phải là vì cái chung chứ không phải vì một nhóm nhỏ.
Ông Nhưỡng lập luận, không thể vì lương thấp mà bổ nhiệm cả loạt lên những chức danh cao để tăng thêm thu nhập, như thế tiền thuế của người dân sẽ phải chi trả vô tội vạ.
“Bộ Nội vụ phải vào cuộc”
Vẫn liên quan đến sự việc bổ nhiệm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cũng cho rằng, chuyện một sở có 44 người làm lãnh đạo, chỉ 2 nhân viên (đến thời điểm hiện tại) thì hệ thống hành chính của Việt Nam không có quy định nào cho phép như vậy. Quản lý kiểu đó là phản khoa học, trái với các quy định của Nhà nước.
Cách giải thích của nguyên giám đốc sở này, theo đại biểu Nghĩa, cả về mặt pháp luật và thực tế đều không chấp nhận được.
“Tôi cũng đã từng làm lãnh đạo, làm giám đốc một đơn vị cấp sở, tôi thấy, theo cơ chế hiện nay, một giám đốc sở không thể tùy tiện bổ nhiệm như thế vì việc này liên quan đến quỹ lương, đến ngân sách. Những quyết định về bổ nhiệm cán bộ thậm chí phải qua Đảng ủy, Ban Cán sự Đảng, liên quan đến Sở Nội vụ… Nếu có những trường hợp bổ nhiệm bất thường thì phải báo cáo lên UBND tỉnh”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) thì động cơ bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo như vậy, chỉ cơ quan chức năng trả lời được chứ không thể như giải thích của nguyên giám đốc sở. Nhận xét khái quát là việc này thể hiện những điểm bất hợp lý, ông Quốc nêu, việc đề bạt như thế phải sử dụng nguồn lực ngân sách để lo chế độ chính sách cho những cán bộ được cất nhắc.
Vậy nên lý giải của ông Bản, theo đại biểu Dương Trung Quốc cũng là “bao biện”.
Ông Quốc cũng cho rằng, là người lãnh đạo, không cảm tính được. Có nhiều cách để khuyến khích các lãnh đạo trẻ, nhiệt huyết cống hiến theo mặt bằng chung của xã hội. Nếu là doanh nghiệp tư nhân, tự bỏ tiền túi thì hoàn toàn có quyền làm việc đó, còn trường hợp này, là người trong cơ quan Nhà nước, hoạt động phải tuân theo các quy định của Nhà nước.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng không thấy thuyết phục với lý do nói, trong lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, Hải Dương là địa phương có nhiều việc hơn các tỉnh thành khác.
Về vấn đề trách nhiệm, đại biểu Quốc nhận xét, việc lãnh đạo cao nhất của tỉnh này trước đó nói rằng việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ tại sở như vậy là đúng quy trình, đúng phân cấp cho thấy bộ máy hoạt động có hơi hướng quan liêu.
“Cấp tỉnh đã quan điểm như vậy thì Bộ Nội vụ phải vào cuộc, dư luận nên chờ kết quả làm việc cụ thể, xem quy trình bổ nhiệm được vận dụng, thực hiện như thế nào”, đại biểu Dương Trung Quốc thể hiện quan điểm.
Giải thích của ông Bản là “do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân”.
“Chưa tròn trách nhiệm”
“Một lãnh đạo sở mà nói bổ nhiệm nhiều lãnh đạo là vì dân thì quả thực tôi thấy khó hình dung. Tôi không biết lý do “vì dân” mà bổ nhiệm lãnh đạo là lý do gì?”, đại biểu Nhưỡng băn khoăn.
Băn khoăn của vị đại biểu của tỉnh Bến Tre còn là vì, sao một cơ quan khác cũng bằng ấy chức năng nhưng việc bố trí cán bộ hoàn toàn bình thường, mà ở Hải Dương lại bố trí khác.
“Phải chăng ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Dương thì việc nhiều hơn, chức năng, nhiệm vụ nhiều hơn? Tôi đã hỏi xem sở này làm được những gì cho người dân ở địa phương và biết thông tin, công việc nhiều năm nay ở sở này đã có bê bối, có nhiều sự việc xảy ra, kiện tụng, việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương chưa đến nơi đến chốn. Vậy mà bây giờ người bổ nhiệm cán bộ như vậy lại nói làm vậy là “vì dân” thì không thuyết phục được các đại biểu Quốc hội, không thuyết phục được nhân dân, cử tri”, ông Nhưỡng nói.
Vị đại biểu là Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh, “trả lời như thế là chưa tròn trách nhiệm của lãnh đạo trước Đảng và nhân dân”.
Lời giải thích cho việc bổ nhiệm cả loạt nhân viên vào các vị trí lãnh đạo là vì muốn “giúp đỡ, khuyến khích” người lao động trẻ, mới ra trường, nhiệt tình, tâm huyết nhưng lương thấp của vị Bí thư, theo đại biểu Nhưỡng là cũng khó chấp nhận.
Vì theo ông, “nếu nói vì lương thấp mà bổ nhiệm thì lý do này lại đi ngược với giải thích “bổ nhiệm cán bộ là “vì dân”. Bởi lẽ, người mà không đủ năm công tác, cống hiến lại cho lương cao thì nghĩa là sẽ tiêu pha thêm tiền của đóng góp của nhân dân một cách không tương xứng. Vậy thì sao có thể nói việc làm như thế là “vì dân”? “Vì dân”, theo đại biểu này, phải là vì cái chung chứ không phải vì một nhóm nhỏ.
Ông Nhưỡng lập luận, không thể vì lương thấp mà bổ nhiệm cả loạt lên những chức danh cao để tăng thêm thu nhập, như thế tiền thuế của người dân sẽ phải chi trả vô tội vạ.
“Bộ Nội vụ phải vào cuộc”
Vẫn liên quan đến sự việc bổ nhiệm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cũng cho rằng, chuyện một sở có 44 người làm lãnh đạo, chỉ 2 nhân viên (đến thời điểm hiện tại) thì hệ thống hành chính của Việt Nam không có quy định nào cho phép như vậy. Quản lý kiểu đó là phản khoa học, trái với các quy định của Nhà nước.
Cách giải thích của nguyên giám đốc sở này, theo đại biểu Nghĩa, cả về mặt pháp luật và thực tế đều không chấp nhận được.
“Tôi cũng đã từng làm lãnh đạo, làm giám đốc một đơn vị cấp sở, tôi thấy, theo cơ chế hiện nay, một giám đốc sở không thể tùy tiện bổ nhiệm như thế vì việc này liên quan đến quỹ lương, đến ngân sách. Những quyết định về bổ nhiệm cán bộ thậm chí phải qua Đảng ủy, Ban Cán sự Đảng, liên quan đến Sở Nội vụ… Nếu có những trường hợp bổ nhiệm bất thường thì phải báo cáo lên UBND tỉnh”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) thì động cơ bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo như vậy, chỉ cơ quan chức năng trả lời được chứ không thể như giải thích của nguyên giám đốc sở. Nhận xét khái quát là việc này thể hiện những điểm bất hợp lý, ông Quốc nêu, việc đề bạt như thế phải sử dụng nguồn lực ngân sách để lo chế độ chính sách cho những cán bộ được cất nhắc.
Vậy nên lý giải của ông Bản, theo đại biểu Dương Trung Quốc cũng là “bao biện”.
Ông Quốc cũng cho rằng, là người lãnh đạo, không cảm tính được. Có nhiều cách để khuyến khích các lãnh đạo trẻ, nhiệt huyết cống hiến theo mặt bằng chung của xã hội. Nếu là doanh nghiệp tư nhân, tự bỏ tiền túi thì hoàn toàn có quyền làm việc đó, còn trường hợp này, là người trong cơ quan Nhà nước, hoạt động phải tuân theo các quy định của Nhà nước.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng không thấy thuyết phục với lý do nói, trong lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, Hải Dương là địa phương có nhiều việc hơn các tỉnh thành khác.
Về vấn đề trách nhiệm, đại biểu Quốc nhận xét, việc lãnh đạo cao nhất của tỉnh này trước đó nói rằng việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ tại sở như vậy là đúng quy trình, đúng phân cấp cho thấy bộ máy hoạt động có hơi hướng quan liêu.
“Cấp tỉnh đã quan điểm như vậy thì Bộ Nội vụ phải vào cuộc, dư luận nên chờ kết quả làm việc cụ thể, xem quy trình bổ nhiệm được vận dụng, thực hiện như thế nào”, đại biểu Dương Trung Quốc thể hiện quan điểm.