Vụ sữa “nghèo” đạm: “Giải thích của cơ quan chức năng chưa thuyết phục”
Xung quanh việc sữa “nghèo” đạm lưu hành ở Tp.HCM, hiện mới chỉ có 1 cơ sở bị đình chỉ hoạt động và 5 đơn vị khác bị xử phạt
Xung quanh việc sữa “nghèo” đạm lưu hành ở Tp.HCM, hiện mới chỉ có 1 cơ sở bị đình chỉ hoạt động và 5 đơn vị khác bị xử phạt.
GS.TS Bùi Minh Đức, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng mức xử phạt hiện nay đang được áp dụng là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe hành vi làm giả đối với các sản phẩm thực phẩm dùng cho trẻ em, người già, người bệnh.
Theo ông, chế tài xử phạt phải được nâng lên từ 5 - 10 lần so với hiện tại mới có thể ngăn chặn được phần nào tình hình vi phạm.
Ông Đức nói:
- Trước đây vài năm, ở Trung Quốc đã từng có tình trạng nhiều trẻ em phải nhập viện, thậm chí bị tử vong do dùng sữa không có hoặc ít chất đạm.
Việc sữa “nghèo” đạm được lưu hành trên thị trường Tp.HCM là điều hoàn toàn không mong muốn. Nhưng để xảy ra điều này, bản thân những người có trách nhiệm cần phải suy nghĩ.
Đối với những gia đình có trẻ em, thông tin về sữa có hàm lượng đạm thực tế thấp hơn rất nhiều lần so với công bố thực sự là cú sốc rất lớn. Với hàm lượng đạm như cơ quan chức năng đã kiểm tra thì uống sữa bột còn không bằng cho trẻ ăn cháo loãng.
Lẽ ra, sau khi có được những thông tin đáng báo động về tình trạng sữa nghèo đạm lưu hành trên thị trường, lãnh đạo các cơ quan chức năng phải công bố rộng rãi để cảnh báo cho người dân, chứ không nên vì lo ngại người dân sau cú sốc melamine sẽ càng mất lòng tin vào sản phẩm sữa.
Chờ bao nhiêu lô hàng nữa mới cảnh báo?
Một đại diện cơ quan chức năng đã lập luận rằng sở dĩ họ chậm công bố những thông tin có liên quan đến sữa có hàm lượng đạm thấp hơn so với công bố trên bao bì vì ngại có sai sót sẽ làm hại cho những nhà sản xuất chân chính, ông có đồng tình với điều này?
Tôi thực sự chưa đồng tình với cách giải thích đó của người có thẩm quyền.
Thực tế, để kiểm định hàm lượng đạm không hề khó và thời gian kiểm tra cũng rất nhanh. Ngay ở trung tâm y tế huyện cũng có thể tiến hành được việc kiểm tra độ đạm có trong sữa với sai số không lớn.
Theo tôi, liên quan vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sữa dùng cho trẻ em và người già, người bệnh, càng cần được công bố ngay.
Còn với những nhà sản xuất chân chính, bao giờ trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa họ cũng có những dấu hiệu riêng để nhận biết sản phẩm của mình. Vì vậy, nếu có bị làm giả, nhà sản xuất này vẫn có thể chứng minh cho người tiêu dùng về sản phẩm chính hãng của mình. Giải thích của cơ quan chức năng chưa thuyết phục.
Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, việc phát hiện sai phạm về công bố thông tin trên nhãn mác mới chỉ được phát hiện ở 1 - 2 lô sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu và những sản phẩm này đã bị thu hồi và công ty bị xử phạt hành chính. Ông nghĩ sao?
Vậy phải chờ phát hiện thêm bao nhiêu lô hàng có sai phạm nữa mới cảnh báo cho người tiêu dùng? Chắc người phát ngôn điều này chưa đứng ở vị trí của người làm cha làm mẹ hay có cháu nhỏ đang sử dụng sữa có hàm lượng đạm thấp hoặc rất thấp.
Theo tôi, đối với những sản phẩm thực phẩm dùng cho trẻ nhỏ, người già, người bệnh chỉ cần phát hiện vi phạm trong một lô hàng cơ quan chức năng cần phải cảnh báo ngay cho nhà sản xuất, người phân phối cũng như tiêu dùng.
Về cơ bản, những người kinh doanh sữa và người tiêu dùng đều không có những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm sữa. Vì vậy, những thông tin cảnh báo từ phía cơ quan chức năng sẽ rất hữu ích cho họ trong việc lựa chọn sản phẩm.
Nên nghiên cứu lập Tổng cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Tuy nhiên, đại diện cơ quan chức năng đã khẳng định không thể có chuyện cơ quan quản lý lơ là để các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng vẫn được lưu hành trên thị trường, vì thực tế để được nhập khẩu và lưu hành ở nước ta, các sản phẩm đặc biệt là sữa đều phải trải qua rất nhiều lần kiểm định...
Việc kiểm tra đầy đủ là rất khó. Trong khi, quá trình lấy mẫu lại chưa chắc đã đảm bảo đúng quy trình cũng như tính ngẫu nhiên và không ai có thể chắc chắn đó là mẫu cần được kiểm tra.
Ngoài ra, kiểm nghiệm mẫu nào, kết quả chỉ có giá trị đối với mẫu kiểm nghiệm đó mà thôi, còn để được công nhận chất lượng sản phẩm lâu dài thì cơ quan quản lý phải trải qua rất nhiều lần kiểm định với số lượng mẫu rất lớn và phải được kiểm nghiệm theo phương pháp trọng tài.
Về nguyên tắc, đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn tự công bố chất lượng và phải tự chịu trách nhiệm về thông tin của mình. Cơ quan quản lý chỉ tiến hành kiểm tra khi phát hiện thấy sản phẩm có vấn đề.
Để hạn chế những sai phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, theo ông cần có những sự thay đổi như thế nào về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này?
Để làm tốt vai trò này, trong tương lai, Nhà nước rất nên nghiên cứu phương án thành lập Tổng cục An toàn vệ sinh thực phẩm, có quyền hạn ngang bộ, để quản lý chất lượng mặt hàng thực phẩm đảm bảo mức an toàn cao, theo tiêu chuẩn của các nước đã và đang phát triển trên thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm được báo chí nói tới. Nhưng cũng chỉ một thời gian sau đó, khi thông tin lắng xuống người tiêu dùng lại tiếp tục sử dụng sản phẩm như trước. Phải chăng người tiêu dùng Việt Nam quá "dễ tính", thưa ông?
Nước ta vẫn là một nước đang phát triển. Vì vậy, đa phần sản phẩm trong nước hay nhập khẩu cũng chỉ được sản xuất ra với các tiêu chuẩn chất lượng cũng ở mức trung bình để đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân.
Thêm vào đó, do không có nhiều sự lựa chọn nên họ vẫn phải tiếp tục sử dụng những sản phẩm "cũ" là vì vậy.
* Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ em dùng sản phẩm sữa không đạt hàm lượng đạm (Tiêu chuẩn Việt Nam) kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ sau này. Nhất là với những bé vẫn trong giai đoạn ăn sữa hoàn toàn, ăn sữa không đủ làm lượng đạm, bé sẽ chậm, thậm chí không lên cân, còi cọc, thiếu máu, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.
GS.TS Bùi Minh Đức, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng mức xử phạt hiện nay đang được áp dụng là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe hành vi làm giả đối với các sản phẩm thực phẩm dùng cho trẻ em, người già, người bệnh.
Theo ông, chế tài xử phạt phải được nâng lên từ 5 - 10 lần so với hiện tại mới có thể ngăn chặn được phần nào tình hình vi phạm.
Ông Đức nói:
- Trước đây vài năm, ở Trung Quốc đã từng có tình trạng nhiều trẻ em phải nhập viện, thậm chí bị tử vong do dùng sữa không có hoặc ít chất đạm.
Việc sữa “nghèo” đạm được lưu hành trên thị trường Tp.HCM là điều hoàn toàn không mong muốn. Nhưng để xảy ra điều này, bản thân những người có trách nhiệm cần phải suy nghĩ.
Đối với những gia đình có trẻ em, thông tin về sữa có hàm lượng đạm thực tế thấp hơn rất nhiều lần so với công bố thực sự là cú sốc rất lớn. Với hàm lượng đạm như cơ quan chức năng đã kiểm tra thì uống sữa bột còn không bằng cho trẻ ăn cháo loãng.
Lẽ ra, sau khi có được những thông tin đáng báo động về tình trạng sữa nghèo đạm lưu hành trên thị trường, lãnh đạo các cơ quan chức năng phải công bố rộng rãi để cảnh báo cho người dân, chứ không nên vì lo ngại người dân sau cú sốc melamine sẽ càng mất lòng tin vào sản phẩm sữa.
Chờ bao nhiêu lô hàng nữa mới cảnh báo?
Một đại diện cơ quan chức năng đã lập luận rằng sở dĩ họ chậm công bố những thông tin có liên quan đến sữa có hàm lượng đạm thấp hơn so với công bố trên bao bì vì ngại có sai sót sẽ làm hại cho những nhà sản xuất chân chính, ông có đồng tình với điều này?
Tôi thực sự chưa đồng tình với cách giải thích đó của người có thẩm quyền.
Thực tế, để kiểm định hàm lượng đạm không hề khó và thời gian kiểm tra cũng rất nhanh. Ngay ở trung tâm y tế huyện cũng có thể tiến hành được việc kiểm tra độ đạm có trong sữa với sai số không lớn.
Theo tôi, liên quan vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sữa dùng cho trẻ em và người già, người bệnh, càng cần được công bố ngay.
Còn với những nhà sản xuất chân chính, bao giờ trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa họ cũng có những dấu hiệu riêng để nhận biết sản phẩm của mình. Vì vậy, nếu có bị làm giả, nhà sản xuất này vẫn có thể chứng minh cho người tiêu dùng về sản phẩm chính hãng của mình. Giải thích của cơ quan chức năng chưa thuyết phục.
Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, việc phát hiện sai phạm về công bố thông tin trên nhãn mác mới chỉ được phát hiện ở 1 - 2 lô sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu và những sản phẩm này đã bị thu hồi và công ty bị xử phạt hành chính. Ông nghĩ sao?
Vậy phải chờ phát hiện thêm bao nhiêu lô hàng có sai phạm nữa mới cảnh báo cho người tiêu dùng? Chắc người phát ngôn điều này chưa đứng ở vị trí của người làm cha làm mẹ hay có cháu nhỏ đang sử dụng sữa có hàm lượng đạm thấp hoặc rất thấp.
Theo tôi, đối với những sản phẩm thực phẩm dùng cho trẻ nhỏ, người già, người bệnh chỉ cần phát hiện vi phạm trong một lô hàng cơ quan chức năng cần phải cảnh báo ngay cho nhà sản xuất, người phân phối cũng như tiêu dùng.
Về cơ bản, những người kinh doanh sữa và người tiêu dùng đều không có những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm sữa. Vì vậy, những thông tin cảnh báo từ phía cơ quan chức năng sẽ rất hữu ích cho họ trong việc lựa chọn sản phẩm.
Nên nghiên cứu lập Tổng cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Tuy nhiên, đại diện cơ quan chức năng đã khẳng định không thể có chuyện cơ quan quản lý lơ là để các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng vẫn được lưu hành trên thị trường, vì thực tế để được nhập khẩu và lưu hành ở nước ta, các sản phẩm đặc biệt là sữa đều phải trải qua rất nhiều lần kiểm định...
Việc kiểm tra đầy đủ là rất khó. Trong khi, quá trình lấy mẫu lại chưa chắc đã đảm bảo đúng quy trình cũng như tính ngẫu nhiên và không ai có thể chắc chắn đó là mẫu cần được kiểm tra.
Ngoài ra, kiểm nghiệm mẫu nào, kết quả chỉ có giá trị đối với mẫu kiểm nghiệm đó mà thôi, còn để được công nhận chất lượng sản phẩm lâu dài thì cơ quan quản lý phải trải qua rất nhiều lần kiểm định với số lượng mẫu rất lớn và phải được kiểm nghiệm theo phương pháp trọng tài.
Về nguyên tắc, đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn tự công bố chất lượng và phải tự chịu trách nhiệm về thông tin của mình. Cơ quan quản lý chỉ tiến hành kiểm tra khi phát hiện thấy sản phẩm có vấn đề.
Để hạn chế những sai phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, theo ông cần có những sự thay đổi như thế nào về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này?
Để làm tốt vai trò này, trong tương lai, Nhà nước rất nên nghiên cứu phương án thành lập Tổng cục An toàn vệ sinh thực phẩm, có quyền hạn ngang bộ, để quản lý chất lượng mặt hàng thực phẩm đảm bảo mức an toàn cao, theo tiêu chuẩn của các nước đã và đang phát triển trên thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm được báo chí nói tới. Nhưng cũng chỉ một thời gian sau đó, khi thông tin lắng xuống người tiêu dùng lại tiếp tục sử dụng sản phẩm như trước. Phải chăng người tiêu dùng Việt Nam quá "dễ tính", thưa ông?
Nước ta vẫn là một nước đang phát triển. Vì vậy, đa phần sản phẩm trong nước hay nhập khẩu cũng chỉ được sản xuất ra với các tiêu chuẩn chất lượng cũng ở mức trung bình để đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân.
Thêm vào đó, do không có nhiều sự lựa chọn nên họ vẫn phải tiếp tục sử dụng những sản phẩm "cũ" là vì vậy.
* Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ em dùng sản phẩm sữa không đạt hàm lượng đạm (Tiêu chuẩn Việt Nam) kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ sau này. Nhất là với những bé vẫn trong giai đoạn ăn sữa hoàn toàn, ăn sữa không đủ làm lượng đạm, bé sẽ chậm, thậm chí không lên cân, còi cọc, thiếu máu, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.