Vụ truy thu thuế: Sabeco lại “kêu oan”
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco cho biết “nếu có phán quyết thì chúng tôi nộp, còn thủ tục nộp thì phải xin ý kiến”
Ngày 15/7, Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thực hiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước”. Buổi tọa đàm này diễn ra chỉ ít ngày sau khi Kiểm toán Nhà nước trả lời báo chí về kiến nghị tăng thu số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hơn 408 tỷ đồng của Tổng công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước được gửi đến Bộ Tài chính từ ngày 13/2/2015. Sau đó, ngày 18/3/2015, Sabeco có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục Thuế về kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Trong văn bản này, Sabeco giải trình về cách thức kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013, đồng thời nêu rõ: “Trong khi chờ quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sabeco báo cáo để Bộ Tài chính đồng ý Tổng công ty nộp vào ngân sách bổ sung các loại thuế theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trừ thuế tiêu thụ đặc biệt ”.
Tại cuộc họp báo của Kiểm toán Nhà nước ngày 10/7, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục khẳng định việc kiến nghị tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt của Sabeco là đúng. Còn tại cuộc tọa đàm ngày 15/7, một bức tâm thư của người lao động Sabeco được phổ biến rộng rãi với khẳng định về một số điểm chưa hợp lý tại kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Đại diện của Sabeco, luật sư, một đại biểu Quốc hội, đại diện Bộ Công Thương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đại diện Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, đều lên tiếng bảo vệ Sabeco.
Họ cho rằng kết luận của Kiểm toán Nhà nước là “thiếu cơ sở và nếu có lỗ hổng pháp luật, thì lỗ hổng đó không phải do lỗi của doanh nghiệp”. Trong khi đó, trước những ý kiến phản đối mạnh mẽ này, cuộc tọa đàm hoàn toàn vắng tiếng nói của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, kết luận của Kiểm toán Nhà nước và thông tin trên báo chí về việc Sabeco bị kiến nghị phải nộp bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt gây hoang mang cho Sabeco và các doanh nghiệp khác.
Ông Dũng cho rằng, việc các doanh nghiệp hình thành hệ thống phân phối là để chủ động trong việc phân phối hàng hóa, điều này cũng được nhiều doanh nghiệp lớn khác thực hiện. Mặt khác, khi Sabeco xây dựng hệ thống phân phối đã báo cáo với Bộ Tài chính theo đúng luật thuế.
“Căn cứ tính thuế của Sabeco và các tổng công ty khác là không sai so với quy định hiện hành” - ông Dũng nhấn mạnh - “Nếu doanh nghiệp áp dụng quy định và cơ quan nhà nước cho đây là kẽ hở và truy thu thuế thì không thể truy thu được. Phải đảm bảo tính tuân thủ của doanh nghiệp”.
Xem xét dưới góc độ thể chế và môi trường kinh doanh, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, những quyết định tác động trực tiếp đến tài sản của doanh nghiệp và người dân phải được quy định bởi cơ quan lập pháp cao nhất. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Quốc hội quy định song trong quá trình thi hành thuế lại bị chi phối bởi các thông tư của Bộ Tài chính.
“Tài sản của doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi sự thay đổi về cách giải thích có thể khiến doanh nghiệp sạt nghiệp”, ông Cung nói.
Về trường hợp Sabeco, ông Cung cho rằng khi đặt vấn đề Sabeco vi phạm quy định thì cần chỉ rõ các điều khoản bị vi phạm, còn nếu doanh nghiệp lách luật, không có nghĩa là doanh nghiệp vi phạm luật. “Sabeco là doanh nghiệp khá lớn mới có thể nói được tiếng nói như thế, còn người dân thường thì biết kêu ai ?”, ông Cung đặt câu hỏi.
Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới ban hành với thời điểm hiệu lực là 1/1/2016. Luật này cũng không thay đổi giá tính thuế. Theo đó, giá tính thuế là giá bán ra và không nêu rõ là giá bán ra từ nhà sản xuất hay từ công ty tiêu thụ.
“Khi quy định như vậy, Chính phủ hay Bộ Tài chính ban hành quy định giá bán ra ở khâu nào cũng đều chưa đúng luật. Các doanh nghiệp nói chung và Sabeco nói riêng không thể tự kê khai mà phải được sự chấp thuận của cơ quan thuế. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở đâu khi doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước?”, ông Cương nêu thắc mắc.
Với kinh nghiệm tham gia tư vấn luật doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty Luật Basico cho rằng: “Thuế đánh hay không, đánh nhiều hay ít thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không phải quyền của Chính phủ, song thực tế từ trước đến nay Luật thuế đều rất sơ sài, nội dung quan trọng thường đẩy cho Nghị định, Thông tư trong khi thực chất Nghị định, Thông tư chỉ có chức năng minh hoạ, quy định thêm trình tự thủ tục”.
Để làm rõ hơn quan điểm của các bên, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã liên lạc với ông Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước - người ký văn bản kiến nghị Bộ Tài chính về việc thu bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt với Sabeco, tuy nhiên ông Họa cho biết “do không được dự tọa đàm nên không thể nêu ý kiến”.
Từ phía Sabeco, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco cho biết: “Nếu có phán quyết thì chúng tôi nộp, còn thủ tục nộp thì phải xin ý kiến”.
Kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước được gửi đến Bộ Tài chính từ ngày 13/2/2015. Sau đó, ngày 18/3/2015, Sabeco có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng cục Thuế về kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Trong văn bản này, Sabeco giải trình về cách thức kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013, đồng thời nêu rõ: “Trong khi chờ quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sabeco báo cáo để Bộ Tài chính đồng ý Tổng công ty nộp vào ngân sách bổ sung các loại thuế theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trừ thuế tiêu thụ đặc biệt ”.
Tại cuộc họp báo của Kiểm toán Nhà nước ngày 10/7, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục khẳng định việc kiến nghị tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt của Sabeco là đúng. Còn tại cuộc tọa đàm ngày 15/7, một bức tâm thư của người lao động Sabeco được phổ biến rộng rãi với khẳng định về một số điểm chưa hợp lý tại kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Đại diện của Sabeco, luật sư, một đại biểu Quốc hội, đại diện Bộ Công Thương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đại diện Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, đều lên tiếng bảo vệ Sabeco.
Họ cho rằng kết luận của Kiểm toán Nhà nước là “thiếu cơ sở và nếu có lỗ hổng pháp luật, thì lỗ hổng đó không phải do lỗi của doanh nghiệp”. Trong khi đó, trước những ý kiến phản đối mạnh mẽ này, cuộc tọa đàm hoàn toàn vắng tiếng nói của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, kết luận của Kiểm toán Nhà nước và thông tin trên báo chí về việc Sabeco bị kiến nghị phải nộp bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt gây hoang mang cho Sabeco và các doanh nghiệp khác.
Ông Dũng cho rằng, việc các doanh nghiệp hình thành hệ thống phân phối là để chủ động trong việc phân phối hàng hóa, điều này cũng được nhiều doanh nghiệp lớn khác thực hiện. Mặt khác, khi Sabeco xây dựng hệ thống phân phối đã báo cáo với Bộ Tài chính theo đúng luật thuế.
“Căn cứ tính thuế của Sabeco và các tổng công ty khác là không sai so với quy định hiện hành” - ông Dũng nhấn mạnh - “Nếu doanh nghiệp áp dụng quy định và cơ quan nhà nước cho đây là kẽ hở và truy thu thuế thì không thể truy thu được. Phải đảm bảo tính tuân thủ của doanh nghiệp”.
Xem xét dưới góc độ thể chế và môi trường kinh doanh, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, những quyết định tác động trực tiếp đến tài sản của doanh nghiệp và người dân phải được quy định bởi cơ quan lập pháp cao nhất. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Quốc hội quy định song trong quá trình thi hành thuế lại bị chi phối bởi các thông tư của Bộ Tài chính.
“Tài sản của doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi sự thay đổi về cách giải thích có thể khiến doanh nghiệp sạt nghiệp”, ông Cung nói.
Về trường hợp Sabeco, ông Cung cho rằng khi đặt vấn đề Sabeco vi phạm quy định thì cần chỉ rõ các điều khoản bị vi phạm, còn nếu doanh nghiệp lách luật, không có nghĩa là doanh nghiệp vi phạm luật. “Sabeco là doanh nghiệp khá lớn mới có thể nói được tiếng nói như thế, còn người dân thường thì biết kêu ai ?”, ông Cung đặt câu hỏi.
Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới ban hành với thời điểm hiệu lực là 1/1/2016. Luật này cũng không thay đổi giá tính thuế. Theo đó, giá tính thuế là giá bán ra và không nêu rõ là giá bán ra từ nhà sản xuất hay từ công ty tiêu thụ.
“Khi quy định như vậy, Chính phủ hay Bộ Tài chính ban hành quy định giá bán ra ở khâu nào cũng đều chưa đúng luật. Các doanh nghiệp nói chung và Sabeco nói riêng không thể tự kê khai mà phải được sự chấp thuận của cơ quan thuế. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở đâu khi doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước?”, ông Cương nêu thắc mắc.
Với kinh nghiệm tham gia tư vấn luật doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty Luật Basico cho rằng: “Thuế đánh hay không, đánh nhiều hay ít thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không phải quyền của Chính phủ, song thực tế từ trước đến nay Luật thuế đều rất sơ sài, nội dung quan trọng thường đẩy cho Nghị định, Thông tư trong khi thực chất Nghị định, Thông tư chỉ có chức năng minh hoạ, quy định thêm trình tự thủ tục”.
Để làm rõ hơn quan điểm của các bên, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã liên lạc với ông Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước - người ký văn bản kiến nghị Bộ Tài chính về việc thu bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt với Sabeco, tuy nhiên ông Họa cho biết “do không được dự tọa đàm nên không thể nêu ý kiến”.
Từ phía Sabeco, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco cho biết: “Nếu có phán quyết thì chúng tôi nộp, còn thủ tục nộp thì phải xin ý kiến”.