Vụ “tỷ phú Forbes” và bài học truyền thông
Truyền thông, trong nhiều trường hợp, chính là con dao hai lưỡi
Câu chuyện về “tỷ phú Forbes” đến Việt Nam đã chính thức khép lại sau một tuần gây xôn xao dư luận, với cách giải thích khá hài hước từ đơn vị tổ chức là Công ty Cổ phần Trung tâm giải pháp Archibus Việt Nam (ASC).
Theo công ty này, trong quá trình dịch bản lý lịch cá nhân của ông Bruce K. Forbes, ASC Việt Nam đã “mắc một số sai sót khiến nội dung không được chính xác”, theo đó ông Bruce K. Forbes và gia đình của ông chỉ nắm giữ Archibus, không sở hữu tại Forbes Media LLC hoặc Forbes Việt Nam.
Đến đây, nghi vấn về “tỷ phú Forbes” đã được khép lại, nhưng theo VnEconomy, một bài học truyền thông đã mở ra cho rất nhiều doanh nghiệp.
Cách giải thích của ASC Việt Nam là không thỏa đáng khi trước đó, chính công ty này, trong thông cáo báo chí, đã giới thiệu ông Bruce K. Forbes là một tỷ phú Mỹ, Chủ tịch và sáng lập viên Archibus Inc và là thành viên của gia đình Forbes - chủ sở hữu của tạp chí cùng tên.
Như để khẳng định chắc chắn, công ty này thậm chí đã giới thiệu ông Bruce K. Forbes là một trong 3 người “đáng chú ý và nổi bật nhất” trong gia đình Forbes, cùng với ông John Kerry Forbes, Ngoại trưởng Mỹ và Steve Forbes, chủ tạp chí Forbes.
Thông cáo báo chí luôn được xem là tiếng nói chính thức của tổ chức, doanh nghiệp phát hành. Trong trường hợp này, sự nhầm lẫn cho dù vô tình hay cố ý của ASC Việt Nam, đều khó lòng được chấp nhận.
Nếu là một doanh nhân chân chính và có tự trọng, ông Bruce K. Forbes khó có thể chấp nhận những đồng nghiệp đã đưa ông vào tình huống khó xử này. Ở chiều ngược lại, nếu chính ông Bruce K. Forbes là người bật đèn xanh cho sự “nhầm lẫn”, uy tín của cá nhân ông và tập đoàn Archibus coi như đã nhạt nhòa ít nhiều chỉ vì một chuyến thăm Việt Nam.
Có tên trong danh sách top 50 công ty hàng đầu về công nghệ tại Mỹ không phải là một thành quả tồi. Vị thế đó, đủ để Archibus có thể đàng hoàng đến Việt Nam, gặp gỡ các lãnh đạo bộ ngành và doanh nghiệp lớn để thảo luận về các kế hoạch hợp tác kinh doanh. Vậy tại sao phải nhận mình là người “thuộc gia đình Forbes” để giờ đây phải giải thích với công luận?
Những hệ lụy mà Archibus sẽ phải đối mặt là không hề nhỏ.
Từ nay, trong giới công nghệ, Archibus đã “nổi tiếng” không chỉ về các giải pháp. Các cuộc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng: làm sao có thể tin tưởng một đối tác đã từng để xảy ra “nhầm lẫn” như vậy?
Truyền thông, trong nhiều trường hợp, chính là con dao hai lưỡi. ASC có lẽ không hiểu, trong thời kỳ mà một học sinh cấp 3 có thể cầm smartphone để tra cứu phả hệ của bất kỳ dòng tộc nổi tiếng nào trên thế giới, thì nguồn gốc của một cá nhân không phải là thứ để có thể giới thiệu lấp liếm để lòe thiên hạ.
“Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, trên bước đường làm ăn dài lâu, nếu muốn mình là một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín, không có cách nào khác là phải minh bạch thông tin và trung thực với thị trường, đối tác và công luận.
Theo công ty này, trong quá trình dịch bản lý lịch cá nhân của ông Bruce K. Forbes, ASC Việt Nam đã “mắc một số sai sót khiến nội dung không được chính xác”, theo đó ông Bruce K. Forbes và gia đình của ông chỉ nắm giữ Archibus, không sở hữu tại Forbes Media LLC hoặc Forbes Việt Nam.
Đến đây, nghi vấn về “tỷ phú Forbes” đã được khép lại, nhưng theo VnEconomy, một bài học truyền thông đã mở ra cho rất nhiều doanh nghiệp.
Cách giải thích của ASC Việt Nam là không thỏa đáng khi trước đó, chính công ty này, trong thông cáo báo chí, đã giới thiệu ông Bruce K. Forbes là một tỷ phú Mỹ, Chủ tịch và sáng lập viên Archibus Inc và là thành viên của gia đình Forbes - chủ sở hữu của tạp chí cùng tên.
Như để khẳng định chắc chắn, công ty này thậm chí đã giới thiệu ông Bruce K. Forbes là một trong 3 người “đáng chú ý và nổi bật nhất” trong gia đình Forbes, cùng với ông John Kerry Forbes, Ngoại trưởng Mỹ và Steve Forbes, chủ tạp chí Forbes.
Thông cáo báo chí luôn được xem là tiếng nói chính thức của tổ chức, doanh nghiệp phát hành. Trong trường hợp này, sự nhầm lẫn cho dù vô tình hay cố ý của ASC Việt Nam, đều khó lòng được chấp nhận.
Nếu là một doanh nhân chân chính và có tự trọng, ông Bruce K. Forbes khó có thể chấp nhận những đồng nghiệp đã đưa ông vào tình huống khó xử này. Ở chiều ngược lại, nếu chính ông Bruce K. Forbes là người bật đèn xanh cho sự “nhầm lẫn”, uy tín của cá nhân ông và tập đoàn Archibus coi như đã nhạt nhòa ít nhiều chỉ vì một chuyến thăm Việt Nam.
Có tên trong danh sách top 50 công ty hàng đầu về công nghệ tại Mỹ không phải là một thành quả tồi. Vị thế đó, đủ để Archibus có thể đàng hoàng đến Việt Nam, gặp gỡ các lãnh đạo bộ ngành và doanh nghiệp lớn để thảo luận về các kế hoạch hợp tác kinh doanh. Vậy tại sao phải nhận mình là người “thuộc gia đình Forbes” để giờ đây phải giải thích với công luận?
Những hệ lụy mà Archibus sẽ phải đối mặt là không hề nhỏ.
Từ nay, trong giới công nghệ, Archibus đã “nổi tiếng” không chỉ về các giải pháp. Các cuộc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng: làm sao có thể tin tưởng một đối tác đã từng để xảy ra “nhầm lẫn” như vậy?
Truyền thông, trong nhiều trường hợp, chính là con dao hai lưỡi. ASC có lẽ không hiểu, trong thời kỳ mà một học sinh cấp 3 có thể cầm smartphone để tra cứu phả hệ của bất kỳ dòng tộc nổi tiếng nào trên thế giới, thì nguồn gốc của một cá nhân không phải là thứ để có thể giới thiệu lấp liếm để lòe thiên hạ.
“Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, trên bước đường làm ăn dài lâu, nếu muốn mình là một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín, không có cách nào khác là phải minh bạch thông tin và trung thực với thị trường, đối tác và công luận.