WB dự báo thời điểm “mất ngôi” của USD
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, đến năm 2025, đồng USD sẽ đánh mất vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế toàn cầu
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, đến năm 2025 đồng USD sẽ đánh mất vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế toàn cầu, khi đồng Euro và Nhân dân tệ tìm được chỗ đứng bình đẳng trong một hệ thống tiền tệ mới.
Tờ Financial Times dẫn báo cáo mà WB công bố ngày 17/5 tại Washington nhận định, xu thế trên sẽ được thúc đẩy bởi sức mạnh gia tăng của các nền kinh tế mới nổi, đi đầu là 6 nước gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga và Hàn Quốc. WB dự báo, sau14 năm tới, 6 quốc gia này sẽ đóng góp hơn một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của WB nhận định, từ nay đến năm 2025, các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,7% mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng dự báo là 2,3% dành cho các nền kinh tế phát triển.
“Tăng trưởng và đầu tư toàn cầu sẽ dịch chuyển về phía các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi”, chuyên gia kinh tế Mansoor Dailami, người dẫn đầu nhóm tác giả thực hiện bản báo cáo cho biết.
Tác động của sự dịch chuyển này sẽ diễn ra trên diện rộng, ông Dailami nhận định. Theo đó, các dòng vốn đầu tư sẽ chảy mạnh hơn rất nhiều vào các nền kinh tế là đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ của các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới, cũng như sự thay đổi trong thế giới doanh nghiệp.
Khi đó “sẽ không còn sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ”, ông Dailami nói.
Cùng với đó, các chuyên gia của WB dự báo một hệ thống tiền tệ quốc tế mới sẽ dần hình thành và phát triển, gạt bỏ vai trò của USD với tư cách đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
“Sự thống trị hiện tại của USD sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó trước năm 2025 và sẽ được thay thế bởi một hệ thống tiền tệ mà ở đó các đồng tiền USD, Euro và Nhân dân tệ đều được coi là đồng tiền quốc tế”, báo cáo của WB nhận định. Báo cáo của WB đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường tiền tệ toàn cầu trong 15 năm tới, và cho rằng, đây là kịch bản có khả năng trở thành hiện thực nhiều nhất.
Bản báo cáo xem đồng Euro là đối thủ “đáng gờm” nhất của USD. “Địa vị của đồng Euro sẽ được tăng cường, miễn là đồng tiền này có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ công mà nhiều nước trong khối Eurozone đang phải đối mặt”, báo cáo viết.
Đối với Trung Quốc, báo cáo này nhận định rằng, Bắc Kinh đã bắt đầu thực hiện việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ bằng cách phát triển một thị trường bên ngoài cho đồng tiền này, đồng thời khuyến khích sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch ngoại thương.
“Vai trò được tăng cường của đồng Nhân dân tệ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và sự phụ thuộc mạnh mẽ của nước này và các đồng tiền của nước khác”, báo cáo viết.
Theo ông Justin Yifu Lin, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, kịch bản tiền tệ nói trên của WB đồng nghĩa với việc các định chế tài chính sẽ phải “thích nghi để theo kịp”.
Tờ Financial Times dẫn báo cáo mà WB công bố ngày 17/5 tại Washington nhận định, xu thế trên sẽ được thúc đẩy bởi sức mạnh gia tăng của các nền kinh tế mới nổi, đi đầu là 6 nước gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga và Hàn Quốc. WB dự báo, sau14 năm tới, 6 quốc gia này sẽ đóng góp hơn một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của WB nhận định, từ nay đến năm 2025, các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,7% mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng dự báo là 2,3% dành cho các nền kinh tế phát triển.
“Tăng trưởng và đầu tư toàn cầu sẽ dịch chuyển về phía các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi”, chuyên gia kinh tế Mansoor Dailami, người dẫn đầu nhóm tác giả thực hiện bản báo cáo cho biết.
Tác động của sự dịch chuyển này sẽ diễn ra trên diện rộng, ông Dailami nhận định. Theo đó, các dòng vốn đầu tư sẽ chảy mạnh hơn rất nhiều vào các nền kinh tế là đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ của các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới, cũng như sự thay đổi trong thế giới doanh nghiệp.
Khi đó “sẽ không còn sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ”, ông Dailami nói.
Cùng với đó, các chuyên gia của WB dự báo một hệ thống tiền tệ quốc tế mới sẽ dần hình thành và phát triển, gạt bỏ vai trò của USD với tư cách đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
“Sự thống trị hiện tại của USD sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó trước năm 2025 và sẽ được thay thế bởi một hệ thống tiền tệ mà ở đó các đồng tiền USD, Euro và Nhân dân tệ đều được coi là đồng tiền quốc tế”, báo cáo của WB nhận định. Báo cáo của WB đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường tiền tệ toàn cầu trong 15 năm tới, và cho rằng, đây là kịch bản có khả năng trở thành hiện thực nhiều nhất.
Bản báo cáo xem đồng Euro là đối thủ “đáng gờm” nhất của USD. “Địa vị của đồng Euro sẽ được tăng cường, miễn là đồng tiền này có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ công mà nhiều nước trong khối Eurozone đang phải đối mặt”, báo cáo viết.
Đối với Trung Quốc, báo cáo này nhận định rằng, Bắc Kinh đã bắt đầu thực hiện việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ bằng cách phát triển một thị trường bên ngoài cho đồng tiền này, đồng thời khuyến khích sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch ngoại thương.
“Vai trò được tăng cường của đồng Nhân dân tệ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và sự phụ thuộc mạnh mẽ của nước này và các đồng tiền của nước khác”, báo cáo viết.
Theo ông Justin Yifu Lin, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, kịch bản tiền tệ nói trên của WB đồng nghĩa với việc các định chế tài chính sẽ phải “thích nghi để theo kịp”.