WWF Việt Nam sẽ tham gia giải quyết vấn đề cá tra
WWF Việt Nam khẳng định sẽ tham gia giải quyết việc cá tra bị WWF 6 nước châu Âu đưa vào “danh sách đỏ”
Sau buổi làm việc với Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ngày 8/12 về việc cá tra của Việt Nam bị đưa vào “danh sách đỏ”, hôm nay (9/12) WWF Việt Nam đã có thông cáo khẳng định sẽ "có trách nhiệm tham gia giải quyết vấn đề này".
Đại diện WWF Việt Nam cho biết, mặc dù không tham gia vào quá trình đánh giá trước đây, nhưng là văn phòng đại diện của WWF tại Việt Nam nên cơ quan này sẽ có trách nhiệm tham gia giải quyết vấn đề nêu trên.
Hiện tổ chức này đã nhận được bảng câu hỏi và kết quả đánh giá về cá tra và cá basa của Việt Nam từ WWF tại 6 nước châu Âu và gửi các thông tin này đến cho Tổng Cục Thủy sản cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep).
WWF Việt Nam cũng đồng tình với kiến nghị của Tổng cục Thuỷ sản trong lúc chờ đợi kết quả của đánh giá lại thì WWF tại các quốc gia châu Âu nên đưa con cá tra, cá ba sa nuôi tại Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ” nhằm khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua. “Việc đánh giá trong tương lai cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan”, thông cáo của WWF tại Việt Nam khẳng định.
WWF Việt Nam cũng đã tích cực chuyển các thông điệp chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vasep đến văn phòng WWF Quốc tế.
Cũng theo tổ chức này, tuần tới người đứng đầu chương trình Thủy hải sản toàn cầu, ông Mark Powell sẽ đến Việt Nam để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá về con cá tra. Ông Mark Powell dự kiến cũng sẽ có các buổi làm việc với Vasep, các bên liên quan và báo chí.
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) là một trong những tổ chức phi chính phủ về bảo tồn với mạng lưới đang hoạt động tại trên hơn 100 quốc gia. Nhiệm vụ của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo việc sử dụng bền vững những tài nguyên có thể tái sử dụng, thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí.
Đại diện WWF Việt Nam cho biết, mặc dù không tham gia vào quá trình đánh giá trước đây, nhưng là văn phòng đại diện của WWF tại Việt Nam nên cơ quan này sẽ có trách nhiệm tham gia giải quyết vấn đề nêu trên.
Hiện tổ chức này đã nhận được bảng câu hỏi và kết quả đánh giá về cá tra và cá basa của Việt Nam từ WWF tại 6 nước châu Âu và gửi các thông tin này đến cho Tổng Cục Thủy sản cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep).
WWF Việt Nam cũng đồng tình với kiến nghị của Tổng cục Thuỷ sản trong lúc chờ đợi kết quả của đánh giá lại thì WWF tại các quốc gia châu Âu nên đưa con cá tra, cá ba sa nuôi tại Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ” nhằm khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua. “Việc đánh giá trong tương lai cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan”, thông cáo của WWF tại Việt Nam khẳng định.
WWF Việt Nam cũng đã tích cực chuyển các thông điệp chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vasep đến văn phòng WWF Quốc tế.
Cũng theo tổ chức này, tuần tới người đứng đầu chương trình Thủy hải sản toàn cầu, ông Mark Powell sẽ đến Việt Nam để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá về con cá tra. Ông Mark Powell dự kiến cũng sẽ có các buổi làm việc với Vasep, các bên liên quan và báo chí.
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) là một trong những tổ chức phi chính phủ về bảo tồn với mạng lưới đang hoạt động tại trên hơn 100 quốc gia. Nhiệm vụ của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo việc sử dụng bền vững những tài nguyên có thể tái sử dụng, thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí.