Xăng chực chờ tăng giá?
Bộ Công Thương khẳng định, nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo đảm cung ứng đầy đủ
Thị trường xăng dầu những ngày gần đây đang nóng lên trước tình một số cửa hàng xăng dầu ở một số nơi có biểu hiện găm hàng bằng cách tạm đóng cửa, hết hàng, không bán hàng do nhân viên nghỉ Tết, hạn chế số lượng xăng bán cho khách hàng... chờ tăng giá.
Trước tình trạng này, ngày 20/2 Bộ Công Thương có Công văn số 1430/BCT-TTTN về tình hình thị trường xăng dầu. Bộ Công Thương khẳng định, mặc dù hiện nay việc kinh doanh xăng dầu đang gặp khó khăn nhưng các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cam kết nhập khẩu theo đúng tiến độ đã đăng ký cung cấp đủ xăng dầu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Do vậy, nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo đảm cung ứng đầy đủ.
Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1173/BCT- TTTN yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 84 về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, phải bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời số lượng, chủng loại xăng dầu cho thị trường; ổn định mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu cả về lượng và cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ đã được xác định hàng năm của thương nhân. Đồng thời, kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối của mình, bảo đảm cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về số lượng và chủng loại.
Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn phải mở cửa bán hàng đủ thời gian, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương; chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về giá, đo lường, chất lượng, đầu cơ, găm hàng, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác.
Mặt khác, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, đưa tin thất thiệt, đóng cửa hàng, giảm thời gian bán hàng, tiết giảm lượng hàng bán, kể cả tiến hành tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, do phải giữ giá bán trong nhiều tháng nay nên kinh doanh xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn, các mặt hàng xăng dầu đều lỗ nặng.
Cụ thể, xăng M92 lỗ trên 2.800 đồng/lít; diezen lỗ 3.700 đồng/lít; dầu hỏa lỗ 3.600 đồng/lít; mazut lỗ gần 2.700 đồng/kg. Khó khăn nữa đó là nguồn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu mua từ các ngân hàng không đủ, buộc Petrolimex phải vay ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, Petrolimex vẫn nỗ lực hết sức để đảm bảo lo đủ nguồn hàng.
Tháng 1 và 15 ngày đầu tháng 2/2011, Petrolimex đã nhập hơn 1,5 triệu m3 tấn xăng dầu, cao hơn 22% so với cùng kỳ, vượt hạn mức Bộ Công Thương giao năm 2011 là 20%. 15 ngày đầu tháng 2/2011, sản lượng bán lẻ của Petrolimex cao hơn 22% so với cùng kỳ 2010.
Riêng đối với việc găm, giữ hàng, ông Dũng khẳng định, Petrolimex không thiếu nguồn xăng dầu và vẫn cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, đảm bảo giao đủ hàng theo đúng cam kết trong hợp đồng. Các cửa hàng trực thuộc Petrolimex luôn bán đúng giá niêm yết, bán đủ thời gian theo công bố tại cửa hàng. Nếu phát hiện cửa hàng nào thuộc Petrolimex ngừng bán hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về kinh doanh xăng, Petrolimex sẽ xem xét và xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc găm giữ xăng dầu xảy ra như hiện nay là do sự giám sát còn lỏng lẻo của cơ quan quản lý thị trường. Cục Quản lý thị trường đã khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu găm hàng, chờ tăng giá...
Hiện chi cục quản lý thị trường các địa phương đang báo cáo về Bộ, lập danh sách xử lý, rút giấy phép kinh doanh với những cây xăng găm hàng, nghỉ bán, thậm chí đưa vào xử lý trách nhiệm hình sự với các đại lý, cây xăng đầu cơ, tích trữ hàng.
Bên cạnh đó, để kiểm soát tình hình xuất lậu xăng dầu đang diễn ra khá nóng bỏng tại khu vực biên giới Tây Nam, Cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Long An... tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng này, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển xăng dầu qua biên giới.
Trước tình trạng này, ngày 20/2 Bộ Công Thương có Công văn số 1430/BCT-TTTN về tình hình thị trường xăng dầu. Bộ Công Thương khẳng định, mặc dù hiện nay việc kinh doanh xăng dầu đang gặp khó khăn nhưng các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cam kết nhập khẩu theo đúng tiến độ đã đăng ký cung cấp đủ xăng dầu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Do vậy, nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo đảm cung ứng đầy đủ.
Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1173/BCT- TTTN yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 84 về kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, phải bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời số lượng, chủng loại xăng dầu cho thị trường; ổn định mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu cả về lượng và cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ đã được xác định hàng năm của thương nhân. Đồng thời, kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối của mình, bảo đảm cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về số lượng và chủng loại.
Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn phải mở cửa bán hàng đủ thời gian, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương; chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về giá, đo lường, chất lượng, đầu cơ, găm hàng, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác.
Mặt khác, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, đưa tin thất thiệt, đóng cửa hàng, giảm thời gian bán hàng, tiết giảm lượng hàng bán, kể cả tiến hành tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, do phải giữ giá bán trong nhiều tháng nay nên kinh doanh xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn, các mặt hàng xăng dầu đều lỗ nặng.
Cụ thể, xăng M92 lỗ trên 2.800 đồng/lít; diezen lỗ 3.700 đồng/lít; dầu hỏa lỗ 3.600 đồng/lít; mazut lỗ gần 2.700 đồng/kg. Khó khăn nữa đó là nguồn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu mua từ các ngân hàng không đủ, buộc Petrolimex phải vay ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, Petrolimex vẫn nỗ lực hết sức để đảm bảo lo đủ nguồn hàng.
Tháng 1 và 15 ngày đầu tháng 2/2011, Petrolimex đã nhập hơn 1,5 triệu m3 tấn xăng dầu, cao hơn 22% so với cùng kỳ, vượt hạn mức Bộ Công Thương giao năm 2011 là 20%. 15 ngày đầu tháng 2/2011, sản lượng bán lẻ của Petrolimex cao hơn 22% so với cùng kỳ 2010.
Riêng đối với việc găm, giữ hàng, ông Dũng khẳng định, Petrolimex không thiếu nguồn xăng dầu và vẫn cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, đảm bảo giao đủ hàng theo đúng cam kết trong hợp đồng. Các cửa hàng trực thuộc Petrolimex luôn bán đúng giá niêm yết, bán đủ thời gian theo công bố tại cửa hàng. Nếu phát hiện cửa hàng nào thuộc Petrolimex ngừng bán hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về kinh doanh xăng, Petrolimex sẽ xem xét và xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc găm giữ xăng dầu xảy ra như hiện nay là do sự giám sát còn lỏng lẻo của cơ quan quản lý thị trường. Cục Quản lý thị trường đã khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu găm hàng, chờ tăng giá...
Hiện chi cục quản lý thị trường các địa phương đang báo cáo về Bộ, lập danh sách xử lý, rút giấy phép kinh doanh với những cây xăng găm hàng, nghỉ bán, thậm chí đưa vào xử lý trách nhiệm hình sự với các đại lý, cây xăng đầu cơ, tích trữ hàng.
Bên cạnh đó, để kiểm soát tình hình xuất lậu xăng dầu đang diễn ra khá nóng bỏng tại khu vực biên giới Tây Nam, Cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Long An... tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng này, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển xăng dầu qua biên giới.