Xăng, dầu quốc tế đồng loạt rớt giá
Chỉ trong vòng một đêm giao dịch, giá dầu thô quốc tế rớt 6,3%, trong khi giá xăng cũng lao dốc 4%
Phiên giao dịch đêm qua, thị trường dầu thô quốc tế chao đảo dữ dội trước khi chốt ở mức thấp nhất trong vòng 6 tuần, khi nhà đầu tư tranh nhau bán tống bán tháo dầu cùng các loại tài sàn khác để bù lỗ cho chứng khoán cùng những kênh đầu tư như vàng.
Giới đầu cơ dầu cho rằng quyết định nới lỏng tín dụng được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố hôm trước sẽ không có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế đầu tàu đi lên, và theo đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ vẫn giảm mạnh. Thêm vào đó, số liệu sản xuất từ Trung Quốc càng khiến bức tranh xăng, dầu thêm u ám.
Hôm qua, các số liệu kinh tế đánh giá nhanh cho thấy, lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tháng 9 suy giảm, khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Trong khi, chỉ số dịch vụ khu vực đồng Euro giảm lần đầu tiên trong hơn 2 năm trong tháng 9, do khủng hoảng nợ khu vực tăng lo ngại nền kinh tế quay trở lại suy thoái.
Trước đó, FED công bố chương trình mang tên "Operation Twist" nhằm giảm lãi suất dài hạn và kích thích nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, đồng thời vẽ nên một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao và thị trường nhà ở “nguội lạnh”.
Ủy ban thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) cho biết sẽ bán 400 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ ngắn hạn (dưới 3 năm) để mua số lượng tương đương trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn (6-30 năm) tới cuối tháng 6/2012, một trong những nỗ lực mới nhất để kích thích tăng trưởng của nước này.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, động thái của FED có thể sẽ không mang lại tác dụng đáng kể , ngay cả khi đã hạ lãi suất dài hạn. Hơn thế nữa, FED còn có thể thua lỗ do các trái phiếu dài hạn vì lạm phát có thể tăng cao hơn lãi suất trong thời gian tới, qua đó làm giảm lợi nhuận từ số trái phiếu này.
Chốt phiên giao dịch đêm qua (22/9), giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 11 giảm tới 5,41 USD, tương ứng 6,3%, xuống 80,51 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong phiên, mức giá thấp nhất của dầu kỳ hạn loại này là 79,66 USD, cao nhất là 85 USD/thùng.
Đây là mức chốt ngày thấp nhất của thị trường dầu giao sau kể từ ngày 9/8 tới nay. Vào thời điểm đó, giá dầu chốt ở mức 79,30 USD/thùng. Phiên hôm qua cũng có mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ sau phiên 8/8, khi thị trường rớt giá 6,4%.
Ngoài nguyên nhân từ triển vọng nhu cầu năng lượng, thị trường dầu thô còn chịu tác động liên tục và sâu rộng từ đà trượt dốc không phanh của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đêm qua, xuất phát từ nhận định u ám mà FED đưa ra một ngày trước.
Việc đồng USD tăng giá cũng làm tăng thêm áp lực lên thị trường dầu thô. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ gồm 6 loại đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng bật lên mức 78,571 điểm, từ mốc 77,089 điểm cuối ngày 21/9.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá xăng hợp đồng tháng 10 giảm tới 11 xu, tương ứng 4%, xuống mức 2,56 USD/gallon, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố lượng dự trữ xăng tuần qua tăng mạnh. Giá dầu sưởi cùng kỳ hạn cũng giảm 9 xu Mỹ, tương ứng 2,9%, xuống 2,85 USD/gallon.
Giới đầu cơ dầu cho rằng quyết định nới lỏng tín dụng được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố hôm trước sẽ không có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế đầu tàu đi lên, và theo đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ vẫn giảm mạnh. Thêm vào đó, số liệu sản xuất từ Trung Quốc càng khiến bức tranh xăng, dầu thêm u ám.
Hôm qua, các số liệu kinh tế đánh giá nhanh cho thấy, lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tháng 9 suy giảm, khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Trong khi, chỉ số dịch vụ khu vực đồng Euro giảm lần đầu tiên trong hơn 2 năm trong tháng 9, do khủng hoảng nợ khu vực tăng lo ngại nền kinh tế quay trở lại suy thoái.
Trước đó, FED công bố chương trình mang tên "Operation Twist" nhằm giảm lãi suất dài hạn và kích thích nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, đồng thời vẽ nên một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao và thị trường nhà ở “nguội lạnh”.
Ủy ban thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) cho biết sẽ bán 400 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ ngắn hạn (dưới 3 năm) để mua số lượng tương đương trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn (6-30 năm) tới cuối tháng 6/2012, một trong những nỗ lực mới nhất để kích thích tăng trưởng của nước này.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, động thái của FED có thể sẽ không mang lại tác dụng đáng kể , ngay cả khi đã hạ lãi suất dài hạn. Hơn thế nữa, FED còn có thể thua lỗ do các trái phiếu dài hạn vì lạm phát có thể tăng cao hơn lãi suất trong thời gian tới, qua đó làm giảm lợi nhuận từ số trái phiếu này.
Chốt phiên giao dịch đêm qua (22/9), giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 11 giảm tới 5,41 USD, tương ứng 6,3%, xuống 80,51 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong phiên, mức giá thấp nhất của dầu kỳ hạn loại này là 79,66 USD, cao nhất là 85 USD/thùng.
Đây là mức chốt ngày thấp nhất của thị trường dầu giao sau kể từ ngày 9/8 tới nay. Vào thời điểm đó, giá dầu chốt ở mức 79,30 USD/thùng. Phiên hôm qua cũng có mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ sau phiên 8/8, khi thị trường rớt giá 6,4%.
Ngoài nguyên nhân từ triển vọng nhu cầu năng lượng, thị trường dầu thô còn chịu tác động liên tục và sâu rộng từ đà trượt dốc không phanh của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đêm qua, xuất phát từ nhận định u ám mà FED đưa ra một ngày trước.
Việc đồng USD tăng giá cũng làm tăng thêm áp lực lên thị trường dầu thô. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ gồm 6 loại đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng bật lên mức 78,571 điểm, từ mốc 77,089 điểm cuối ngày 21/9.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá xăng hợp đồng tháng 10 giảm tới 11 xu, tương ứng 4%, xuống mức 2,56 USD/gallon, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố lượng dự trữ xăng tuần qua tăng mạnh. Giá dầu sưởi cùng kỳ hạn cũng giảm 9 xu Mỹ, tương ứng 2,9%, xuống 2,85 USD/gallon.