Xăng, dầu vẫn trong xu hướng giảm giá
Mặc dù có sự bứt phá trở lại, nhưng tính chung cả tuần, xăng dầu trên thị trường quốc tế vẫn đang trong xu thế giảm giá
Sau hai ngày bứt phá, phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô cùng các chế phẩm khác lại quay đầu giảm nhẹ vào những phút chuối, khi nhà đầu tư bán tháo do lo ngại niềm tin người tiêu dùng Mỹ sụt giảm chóng mặt.
Chốt phiên New York, dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 9 giảm 34 xu Mỹ, tương ứng 0,4%, xuống 85,38 USD/thùng. Tính cả tuần qua, dầu thô loại này đã giảm giá 1%, so với mức giảm 9,2% trong tuần liền trước.
Đóng cửa trước đó, tại sàn Singapore chiều 12/8, giá dầu giao sau cũng giảm mạnh do đồng USD tăng. Cụ thể, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 giảm 1,03 USD, xuống 84,69 USD/thùng. Giá dầu Brent cùng kỳ giảm 57 xu xuống 107,45 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu thô hiện tương đương mức hồi tháng 2/2011 và ngày một rời xa mức 100 USD/thùng lập hồi tháng 7/2011, trong bối cảnh thị trường ngày một lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu và sức tăng trưởng èo uột của kinh tế Mỹ.
Xăng hợp đồng tháng 9 phiên New York cũng giảm nhẹ 0,2% xuống còn 2,82 USD/gallon. Tính cả tuần, giá xăng hạ 0,3%. Dầu sưởi giao tháng 9 tăng 0,2% lê 2,9 USD/gallon, nhưng tính cả tuần, dầu sưởi mất 1,4% giá trị. Khí tự nhiên giao tháng 9 hạ 1,2% xuống 4,06 USD.
Mở phiên, thị trường dầu tăng giá sau thông tin tích cực về doanh số bán lẻ tháng 7 ở Mỹ tăng 0,5%. Số liệu tháng 5, 6 sau điều chỉnh cũng cao hơn. Thêm vào đó, đà đi lên được duy trì trên sàn chứng khoán cũng góp phần làm giá dầu ổn định.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng đảo chiều và một lần nữa khiến các nhà đầu tư thị trường dầu rơi vào trạng thái bất ổn, khi nhận được thông tin bất lợi cho thấy tình hình tiêu dùng của người Mỹ đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1980.
Cụ thể, theo kết quả thăm dò do trường Đại học Michigan/ Thomson Reuters thực hiện và công bố, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 8 hạ xuống 54,9 điểm, giảm từ mức 63,7 điểm trong tháng 7.
Victor Shum, chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định thị trường dầu mỏ không chỉ chịu sức ép từ phía đồng USD mạnh, mà còn bởi những tin nóng kinh tế có sức chi phối nhà đầu tư.
Còn theo chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini, cán cân suy thoái toàn cầu hiện lớn hơn 50%, và hai tới ba tháng nữa sẽ bộc lộ chiều hướng của nền kinh tế. Roubini cũng nói rằng, ông đang giữ tiền mặt. "Đây không phải lúc đổ tiền vào những tài sản rủi ro", chuyên gia này cho hay.
Chốt phiên New York, dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 9 giảm 34 xu Mỹ, tương ứng 0,4%, xuống 85,38 USD/thùng. Tính cả tuần qua, dầu thô loại này đã giảm giá 1%, so với mức giảm 9,2% trong tuần liền trước.
Đóng cửa trước đó, tại sàn Singapore chiều 12/8, giá dầu giao sau cũng giảm mạnh do đồng USD tăng. Cụ thể, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 giảm 1,03 USD, xuống 84,69 USD/thùng. Giá dầu Brent cùng kỳ giảm 57 xu xuống 107,45 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu thô hiện tương đương mức hồi tháng 2/2011 và ngày một rời xa mức 100 USD/thùng lập hồi tháng 7/2011, trong bối cảnh thị trường ngày một lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu và sức tăng trưởng èo uột của kinh tế Mỹ.
Xăng hợp đồng tháng 9 phiên New York cũng giảm nhẹ 0,2% xuống còn 2,82 USD/gallon. Tính cả tuần, giá xăng hạ 0,3%. Dầu sưởi giao tháng 9 tăng 0,2% lê 2,9 USD/gallon, nhưng tính cả tuần, dầu sưởi mất 1,4% giá trị. Khí tự nhiên giao tháng 9 hạ 1,2% xuống 4,06 USD.
Mở phiên, thị trường dầu tăng giá sau thông tin tích cực về doanh số bán lẻ tháng 7 ở Mỹ tăng 0,5%. Số liệu tháng 5, 6 sau điều chỉnh cũng cao hơn. Thêm vào đó, đà đi lên được duy trì trên sàn chứng khoán cũng góp phần làm giá dầu ổn định.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng đảo chiều và một lần nữa khiến các nhà đầu tư thị trường dầu rơi vào trạng thái bất ổn, khi nhận được thông tin bất lợi cho thấy tình hình tiêu dùng của người Mỹ đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1980.
Cụ thể, theo kết quả thăm dò do trường Đại học Michigan/ Thomson Reuters thực hiện và công bố, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 8 hạ xuống 54,9 điểm, giảm từ mức 63,7 điểm trong tháng 7.
Victor Shum, chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định thị trường dầu mỏ không chỉ chịu sức ép từ phía đồng USD mạnh, mà còn bởi những tin nóng kinh tế có sức chi phối nhà đầu tư.
Còn theo chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini, cán cân suy thoái toàn cầu hiện lớn hơn 50%, và hai tới ba tháng nữa sẽ bộc lộ chiều hướng của nền kinh tế. Roubini cũng nói rằng, ông đang giữ tiền mặt. "Đây không phải lúc đổ tiền vào những tài sản rủi ro", chuyên gia này cho hay.