Xăng tăng giá, cước vận tải “phản ứng” thế nào?
Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng tới đây cước taxi chắc chắn cũng sẽ tăng giá chứ không còn cách nào khác
Ngay sau khi giá xăng tăng 900 đồng/lít và giá dầu diesel tăng thêm 500 đồng/lít, một số đơn vị vận tải tư nhân, hoặc những công ty vận chuyển hàng rời, nhỏ lẻ đã bắt đầu tự điều chỉnh cước. Riêng với cước xe container và taxi vẫn chưa có nhiều biến động. Tuy nhiên, dự báo sẽ có cuộc “chạy đua” giá cước mới.
theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì từ đầu năm nay giá xăng đã tăng khoảng 15%, dầu diesel tăng khoảng 8%. Bên cạnh đó, bắt đầu từ 1/6 tới các phương tiện sẽ phải nộp thêm phí bảo trì đường bộ nên 2 sức ép này cộng lại sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước.
Riêng với xe khách thì khả năng sẽ phải điều chỉnh giá là rất lớn. Đặc biệt, với xe khách chạy dầu, chắc chắn sẽ tăng, nhưng mức tăng bao nhiêu cũng là vấn đề khó, vì thời điểm này khách ít, nếu tăng quá cao khách đi lại sẽ giảm thêm. Nếu tăng, dự tính sẽ rơi vào khoảng từ 7-10% so với mức giá vé hiện tại là hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Hùng thì việc tăng giá của các loại hình vận tải nếu xảy ra dồn dập cũng phải là từ ngày 1/6 trở đi, vì ngay thời điểm này không thể kịp để chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục trình đơn vị chức năng. Còn theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, tới đây giá cước taxi chắc chắn cũng sẽ tăng giá chứ không còn cách nào khác. Dự kiến mỗi km tăng thêm 500-700 đồng.
Ông Bình cũng thừa nhận: để điều chỉnh tăng giá cước, các hãng taxi mất khá nhiều thời gian làm thủ tục gửi sở giao thông vận tải, sở tài chính, cục thuế, sau đó đem xe đến các trung tâm kiểm định đồng hồ để lập trình giá cước mới.
Vì vậy, trước mắt để đảm bảo hoạt động kinh doanh, các hãng sẽ tiếp tục cắt giảm tối đa các khoản chi như phí quản lý, tiếp thị. Đồng thời, các xe taxi chỉ có thể chạy khi có thông báo đón khách, thay vì như trước đây có lúc xe còn chạy lòng vòng tìm khách.
Ngày 22/4, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết: Hiệp hội vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải, trong đó việc điều chỉnh giá xăng, dầu lần này là bất khả kháng để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị kinh doanh xăng, dầu. Vì thế, việc tăng giá vận tải cần phải cân nhắc kỹ đối với từng loại xe.
Ông Liên phân tích: với loại hình taxi, đợt đầu tháng 3/2012 nhiều hãng đã tăng giá, với mức tăng bình quân là 1.000 đồng/km, còn lại một số hãng vẫn kiềm chế chưa tăng đợt vừa rồi. Hiệp hội cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên cân đối và điều chỉnh cho hợp lý để doanh nghiệp khỏi lỗ, nhưng cũng không được tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Dự kiến, nếu có điều chỉnh thì cố gắng đợi đến sau đợt cao điểm 30/4 và 1/5.
Còn với tuyến xe khách cố định, đợt tăng giá xăng trước chưa có doanh nghiệp nào điều chỉnh giá cước. Vì kinh tế khó khăn, người dân đi lại ít, nên các doanh nghiệp phải tự kiềm chế. Đợt tăng giá dầu lần này cũng không lớn, nên Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp cố gắng chịu đựng thêm một thời gian nữa, đợi đến 1/6 khi thực hiện phí bảo trì đường bộ, cộng với giá dầu tăng lần này để tính điều chỉnh giá cước cho phù hợp.
Ông Liên cho rằng, lần này giá xăng, dầu tăng khoảng 5%, nếu giá cước vận tải có điều chỉnh tăng thì cũng chỉ tăng khoảng 3%, mà nếu chỉ tăng mức đấy thì không đáng kể, chi phí bỏ ra để in ấn vé còn tốn hơn phần thu được từ tăng giá.
Theo một quan chức Bộ Tài chính, việc tăng giá xăng lần này chắc chắn sẽ tác động khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm khoảng 0,3%. Tuy nhiên, chỉ số này chưa gây áp lực lên lạm phát.
Còn theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, lạm phát đang giảm do nền kinh tế đang suy thoái, điều này thể hiện rõ trong sự suy giảm sản xuất. Vì vậy, đây là thời điểm các doanh nghiệp buộc phải tính toán tiết giảm chi phí một cách thấp nhất.
Còn với hộ gia đình hay những cá nhân tiêu thụ xăng dầu thì chỉ có thể "phản ứng" bằng cách chi tiêu cực kỳ tiết kiệm. Ngày 1/5 tới, lương cơ bản sẽ tăng, nhưng rất có thể cũng là lúc nhiều loại hình vận tải rậm rịch tăng giá cao hơn rất nhiều. Đó là những áp lực không nhỏ đè lên người dân.
theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì từ đầu năm nay giá xăng đã tăng khoảng 15%, dầu diesel tăng khoảng 8%. Bên cạnh đó, bắt đầu từ 1/6 tới các phương tiện sẽ phải nộp thêm phí bảo trì đường bộ nên 2 sức ép này cộng lại sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước.
Riêng với xe khách thì khả năng sẽ phải điều chỉnh giá là rất lớn. Đặc biệt, với xe khách chạy dầu, chắc chắn sẽ tăng, nhưng mức tăng bao nhiêu cũng là vấn đề khó, vì thời điểm này khách ít, nếu tăng quá cao khách đi lại sẽ giảm thêm. Nếu tăng, dự tính sẽ rơi vào khoảng từ 7-10% so với mức giá vé hiện tại là hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Hùng thì việc tăng giá của các loại hình vận tải nếu xảy ra dồn dập cũng phải là từ ngày 1/6 trở đi, vì ngay thời điểm này không thể kịp để chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục trình đơn vị chức năng. Còn theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, tới đây giá cước taxi chắc chắn cũng sẽ tăng giá chứ không còn cách nào khác. Dự kiến mỗi km tăng thêm 500-700 đồng.
Ông Bình cũng thừa nhận: để điều chỉnh tăng giá cước, các hãng taxi mất khá nhiều thời gian làm thủ tục gửi sở giao thông vận tải, sở tài chính, cục thuế, sau đó đem xe đến các trung tâm kiểm định đồng hồ để lập trình giá cước mới.
Vì vậy, trước mắt để đảm bảo hoạt động kinh doanh, các hãng sẽ tiếp tục cắt giảm tối đa các khoản chi như phí quản lý, tiếp thị. Đồng thời, các xe taxi chỉ có thể chạy khi có thông báo đón khách, thay vì như trước đây có lúc xe còn chạy lòng vòng tìm khách.
Ngày 22/4, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết: Hiệp hội vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải, trong đó việc điều chỉnh giá xăng, dầu lần này là bất khả kháng để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị kinh doanh xăng, dầu. Vì thế, việc tăng giá vận tải cần phải cân nhắc kỹ đối với từng loại xe.
Ông Liên phân tích: với loại hình taxi, đợt đầu tháng 3/2012 nhiều hãng đã tăng giá, với mức tăng bình quân là 1.000 đồng/km, còn lại một số hãng vẫn kiềm chế chưa tăng đợt vừa rồi. Hiệp hội cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên cân đối và điều chỉnh cho hợp lý để doanh nghiệp khỏi lỗ, nhưng cũng không được tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Dự kiến, nếu có điều chỉnh thì cố gắng đợi đến sau đợt cao điểm 30/4 và 1/5.
Còn với tuyến xe khách cố định, đợt tăng giá xăng trước chưa có doanh nghiệp nào điều chỉnh giá cước. Vì kinh tế khó khăn, người dân đi lại ít, nên các doanh nghiệp phải tự kiềm chế. Đợt tăng giá dầu lần này cũng không lớn, nên Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp cố gắng chịu đựng thêm một thời gian nữa, đợi đến 1/6 khi thực hiện phí bảo trì đường bộ, cộng với giá dầu tăng lần này để tính điều chỉnh giá cước cho phù hợp.
Ông Liên cho rằng, lần này giá xăng, dầu tăng khoảng 5%, nếu giá cước vận tải có điều chỉnh tăng thì cũng chỉ tăng khoảng 3%, mà nếu chỉ tăng mức đấy thì không đáng kể, chi phí bỏ ra để in ấn vé còn tốn hơn phần thu được từ tăng giá.
Theo một quan chức Bộ Tài chính, việc tăng giá xăng lần này chắc chắn sẽ tác động khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm khoảng 0,3%. Tuy nhiên, chỉ số này chưa gây áp lực lên lạm phát.
Còn theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, lạm phát đang giảm do nền kinh tế đang suy thoái, điều này thể hiện rõ trong sự suy giảm sản xuất. Vì vậy, đây là thời điểm các doanh nghiệp buộc phải tính toán tiết giảm chi phí một cách thấp nhất.
Còn với hộ gia đình hay những cá nhân tiêu thụ xăng dầu thì chỉ có thể "phản ứng" bằng cách chi tiêu cực kỳ tiết kiệm. Ngày 1/5 tới, lương cơ bản sẽ tăng, nhưng rất có thể cũng là lúc nhiều loại hình vận tải rậm rịch tăng giá cao hơn rất nhiều. Đó là những áp lực không nhỏ đè lên người dân.