14:07 05/07/2022

Xây dựng văn hoá khởi nghiệp, chìa khoá tạo dựng sự sáng tạo

Hồng Vinh

Không chỉ cung cấp các dịch vụ công nghệ tiên tiến, Amazon Web Services (AWS) còn giúp các công ty khởi nghiệp những định hướng về văn hoá, đảm bảo sự thành công lâu dài, sáng tạo và học hỏi lẫn nhau…

Bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng kinh doanh khởi nghiệp AWS khu vực ASEAN.
Bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng kinh doanh khởi nghiệp AWS khu vực ASEAN.

Các công ty khởi nghiệp (Startup) nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng nền tảng AWS. Những câu chuyện thành công như Netflix, Stripe, AirBnB; hay trong khu vực ASEAN có Grab của Singapore, Tokopedia của Indonesia, Carsome của Malaysia và những Startup mới như Bizzi của Việt Nam cũng đều sử dụng AWS… cho những hành trình xây dựng văn hóa khởi nghiệp, cùng sáng tạo và trao đổi kinh nghiệp mô hình hoạt động lẫn nhau.

XÂY DỰNG KINH TẾ, VĂN HÓA STARTUP

Xuất phát là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cloud, bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng kinh doanh khởi nghiệp AWS khu vực ASEAN, chia sẻ: AWS tập trung vào Startup giai đoạn đầu vì đây là mục đích lâu dài, bao gồm cả thị trường Việt Nam. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích chung mà bản thân AWS cùng hệ sinh thái các Startup cũng học được rất nhiều từ quá trình đó.

“Chúng tôi xây dựng nền kinh tế với các Startup. Cụ thể hơn, AWS có nhiều nhóm hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng nhóm về Startup mà tôi quản lý tập trung vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu, còn cloud được xây dựng ra để phục vụ Startup”, bà Priya chia sẻ.

Bà Priya dẫn chứng nguyên tắc 2 pizza áp dụng cho cả Amazon, chứ không riêng AWS. AWS tạo ra các nhóm nhỏ để gần gũi và hiểu các khách hàng. AWS có 1 nhóm tập trung ở Singapore để hỗ trợ Startup ở 11 quốc gia ASEAN và khó khăn cho việc hiểu được nhu cầu ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam chẳng hạn, 1 nhóm có những chuyên ngành khác nhau để hiểu khách hàng hơn, gần khách hàng hơn, nhanh chóng mở rộng sáng tạo. Việc đó giúp AWS phản ứng nhanh chóng, trải nghiệm nhanh chóng hơn.

Ông Nguyễn Bảo Nguyên, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ Startup Bizzi cho rằng, mô hình đội nhóm 2 pizza rất nổi tiếng trong giới Startup nhưng làm sao để giữ cho team vừa đủ linh hoạt và nhỏ nhất, thích ứng với những thay đổi. Điều cốt lõi là truyền tải được giá trị, lợi ích cho từng thành viên trong team. Từ đó, mọi người tự giác, phát hiện đúng cái khả năng.

Ở Bizzi, giá trị cốt lõi gọi là 5 “C”: Chính trực - integrity, Cần mẫn - hard working, Cộng tác - cooperative, Cải tiến - innovation, Cam kết - commitment. Năm chữ “C” này đã được đội sáng lập thống nhất từ những ngày đầu và còn có bài hát để lưu truyền.

Anh Nguyễn Bảo Nguyên (trái), Đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ, công ty Bizzi.
Anh Nguyễn Bảo Nguyên (trái), Đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ, công ty Bizzi.

“Dường như mọi thứ đều có thách thức và nhà sáng lập có trách nhiệm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững chắc để khi nhân sự gia tăng thì doanh nghiệp vẫn có thể giữ vững giá trị cốt lõi và làm nền tảng phát triển xa hơn nữa”, CTO Bizzi khẳng định.

QUY TRÌNH NGƯỢC

Một trong những cách làm của AWS là trao đổi thường xuyên với Startup, từ đó, thấu hiểu và thực thi các hỗ trợ cụ thể hơn. Các nhóm Startup nhận được hỗ trợ của AWS, họ sẽ nhanh chóng vượt qua những khó khăn và rồi họ cũng sẽ dễ dàng hỗ trợ những nhóm khác.

Bà Priya chia sẻ, AWS hiện có hơn 200 dịch vụ và được kết hợp với nhau, đảm bảo cho sự sáng tạo theo 3 cách. Đầu tiên với cloud, Startup có thể tạo ra các dịch vụ trong vài phút. Điều đó nghĩa, làm tăng nền tảng có thể phát triển để số lượng người tham gia vào sáng tạo và thử nghiệm cũng sẽ gia tăng và phát minh sáng kiến nhanh chóng hơn.

Thứ hai, chi phí của thất bại. Chẳng hạn, nếu thử nghiệm dịch vụ nào đó không thành công, Startup có thể dừng nó lại một cách nhanh chóng và thử nghiệm cái khác. Bên cạnh đó là cơ chế. Cơ chế là một quy trình hoàn chỉnh, một vòng lặp tịnh tiến. Từ đó, giúp Startup tạo ra những tác động để đạt được và Startup sẽ sử dụng nó để tạo ra sản phẩm. Trong Amazon, đây được xem là “Quy trình ngược”, quy trình tư duy sáng tạo lấy khách hàng làm trung tâm. AWS sử dụng cơ chế này để giúp khách hàng đạt được mục đích ngay từ khi bắt đầu tính tới ý tưởng kinh doanh.

Hiện, 90% dịch vụ của AWS được thiết kế dựa trên những phản hồi của khách hàng, 10% còn lại là yêu cầu khách hàng mong muốn điều gì trong tương lai, có thể họ chưa thấy nhu cầu đó. Chẳng hạn mô hình Amazon Go. Toàn bộ hệ thống sẽ tính tiền chính xác bằng cách dùng các thuật toán về thị giác máy tính. Người mua sẽ không cần phải đi qua quầy thanh toán, không phải xếp hàng và tính tiền hoàn toàn bằng smartphone.

Bizzi là một trong những Startup điển hình, áp dụng mô hình của AWS nói riêng và Amazon nói chung. Hiện, hơn 90% sản phẩm của Bizzi chạy trên AWS. Bizzi dự kiến sẽ phát triển mô hình AI liên quan đến tín dụng doanh nghiệp để đáp ứng khả năng xử lý rất lớn từ hệ thống. Hiện, Bizzi đã có hơn 1000 khách hàng doanh nghiệp, trong đó có hơn 160 khách hàng doanh nghiệp lớn đã tin dùng giải pháp tự động hóa trong kế toán, tài chính.

Để hỗ trợ giai đoạn đầu cho các Startup, chương trình AWS Activate cung cấp những lợi ích bao gồm AWS credits, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo. Trong suốt hai năm qua, AWS đã dành tới hơn 2 tỷ USD bằng Activate credits để giúp những Startup ở giai đoạn đầu phát triển khởi động kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.