Xe Uber, Grab… sẽ phải có phù hiệu?
Các loại hình xe hợp đồng điện tử Uber, Grab… tới đây có thể vào diện được "quản" giống như taxi thông thường
Hà Nội đang lên kế hoạch triển khai giải pháp quản lý các loại hình xe hợp đồng điện tử Uber, Grab… vào diện quản lý giống như taxi thông thường.
Cụ thể, tại công văn số 399/SGTVT–KCHTGT về lấy ý kiến, góp ý cho dự thảo ban hành quy định điều chỉnh hoạt động các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa công bố, quy định các loại xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi như Uber, GrabTaxi và các đơn vị tham gia thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, phải có phù hiệu xe hợp đồng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật đối với loại hình ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo dự thảo trên thì “xe hợp đồng điện tử” như Uber, GrabTaxi… trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo quyết định phân luồng tổ chức giao thông bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Như vậy, nếu dự thảo trên được áp dụng thì các đơn vị tham gia thí điểm Đề án triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải khách theo hợp đồng sẽ phải tiến hành dán phù hiệu xe hợp đồng, phải tuân thủ các hoạt động điều tiết giao thông giống như taxi tại Hà Nội.
Thực tế, thời gian qua, trên nhiều tuyến đường có quy định cấm taxi vào giờ cao điểm, dừng đỗ đón khách, tuy nhiên các loại xe Uber, GrabTaxi vẫn đón khách như ôtô riêng mà không bị các chế tài theo quy định.
Trước đó, liên quan đến hoạt động của loại hình xe hợp đồng điện tử, Bộ Giao thông Vân tải đã có công văn bác Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách theo hợp đồng của Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải đồng thời cũng yêu Uber Việt Nam không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành khi chưa hoàn thiện các nội dung của đề án.
Sau đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, bộ không “cấm cản" Uber hoạt động ở Việt Nam mà chỉ từ chối Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng của Uber.
Bộ muốn Uber Việt Nam phải bổ sung và hoàn thiện một vài thủ tục pháp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định hiện hành.
Đại diện của Bộ cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Grabcar thí điểm làm hợp đồng điện tử cung cấp xe hợp đồng. Uber không có giấy phép kinh doanh ở lĩnh vực này mà chỉ có giấy phép kinh doanh dịch vụ điện tử cho taxi.
Cụ thể, tại công văn số 399/SGTVT–KCHTGT về lấy ý kiến, góp ý cho dự thảo ban hành quy định điều chỉnh hoạt động các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa công bố, quy định các loại xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi như Uber, GrabTaxi và các đơn vị tham gia thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, phải có phù hiệu xe hợp đồng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật đối với loại hình ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo dự thảo trên thì “xe hợp đồng điện tử” như Uber, GrabTaxi… trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo quyết định phân luồng tổ chức giao thông bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Như vậy, nếu dự thảo trên được áp dụng thì các đơn vị tham gia thí điểm Đề án triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải khách theo hợp đồng sẽ phải tiến hành dán phù hiệu xe hợp đồng, phải tuân thủ các hoạt động điều tiết giao thông giống như taxi tại Hà Nội.
Thực tế, thời gian qua, trên nhiều tuyến đường có quy định cấm taxi vào giờ cao điểm, dừng đỗ đón khách, tuy nhiên các loại xe Uber, GrabTaxi vẫn đón khách như ôtô riêng mà không bị các chế tài theo quy định.
Trước đó, liên quan đến hoạt động của loại hình xe hợp đồng điện tử, Bộ Giao thông Vân tải đã có công văn bác Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách theo hợp đồng của Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải đồng thời cũng yêu Uber Việt Nam không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành khi chưa hoàn thiện các nội dung của đề án.
Sau đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, bộ không “cấm cản" Uber hoạt động ở Việt Nam mà chỉ từ chối Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng của Uber.
Bộ muốn Uber Việt Nam phải bổ sung và hoàn thiện một vài thủ tục pháp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định hiện hành.
Đại diện của Bộ cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Grabcar thí điểm làm hợp đồng điện tử cung cấp xe hợp đồng. Uber không có giấy phép kinh doanh ở lĩnh vực này mà chỉ có giấy phép kinh doanh dịch vụ điện tử cho taxi.