21:00 17/05/2015

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào?

Nguyễn Hoàng

Việc thị trường diễn biến xấu hơn cả tuần đầu tháng 5 khiến các chuyên gia nghiêng mạnh hơn về trường phải bảo thủ

<span style="color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial; font-size: 13.3333330154419px; background-color: rgb(230, 230, 230);">“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.</span>
<span style="color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial; font-size: 13.3333330154419px; background-color: rgb(230, 230, 230);">“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.</span>
Việc thị trường diễn biến xấu hơn cả tuần đầu tháng 5 khiến các chuyên gia nghiêng mạnh hơn về trường phải bảo thủ.

Sự phân hóa về nhận định thị trường của các chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn đã bộc lộ từ cuối tháng 4 và chiến lược phân bổ vốn cũng thống nhất với quan điểm. Mức độ thận trọng bắt đầu tăng cao trong tuần đầu tháng 5 và tỷ trọng cổ phiếu được giảm xuống khá nhiều. 

Diễn biến xấu trong tuần vừa qua càng khiến quan điểm tiêu cực chiếm ưu thế. Hoạt động cắt giảm danh mục tiếp tục được thực hiện mạnh hơn. Các danh mục ngắn hạn đã được thanh lý, với tỷ trọng cổ phiếu cao nhất hiện còn 50%.

Mặc dù có quan điểm bi quan tương đối giống nhau nhưng chiến lược ngắn hạn lại có sự khác biệt. Một số chuyên gia có kế hoạch mua cho những cơ hội sụt giảm mạnh trong tuần tới và sẵn sàng phòng thủ bằng lượng cổ phiếu có sẵn. Ngược lại, quan điểm bảo thủ lại sẵn sàng bỏ qua những biến động “bull-trap” đó và chờ đợi.

Trên góc độ kỹ thuật, đa số các chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ có phản ứng ở ngưỡng 520 điểm. Tuy nhiên “cửa lùi” vẫn còn để ngỏ nếu như thị trường không hấp dẫn được dòng tiền tham gia mạnh mẽ. Quan điểm bi quan nhất chỉ tin tưởng vào ngưỡng 500 điểm.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 1Nguyễn Hoàng
VnEconomy

Một tuần giao dịch mệt mỏi và ức chế đối với nhà đầu tư nắm giữa cổ phiếu. Không ít người trông đợi vào một khả năng tạo đáy trên cơ sở thanh khoản thấp, nhưng phiên cuối tuần lại có một câu trả lời khác. Vì sao thị trường lại yếu như vậy, hơn cả hồi tháng 3 mặc dù vốn ngoại đã mua ròng? 

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 2Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDS

Thị trường đã thực sự gây thất vọng cho nhà đầu tư, giao dịch diễn ra lình xình, thanh khoản yếu là điều dễ hiểu. Người cầm cổ phiếu, đa phần là những người có giá vốn cao, đã tiến hành cắt giảm tỷ trọng cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ an toàn cho tài khoản và hiện đang giữ niềm hi vọng. 

Trong khi đó, người cầm tiền thì chưa nhìn thấy cửa thắng để mua vào, họ có tâm lý chờ đợi nhiều hơn. Mức tổn thất của số đông trong giai đoạn vừa rồi đủ lớn, thời gian giảm điểm đủ dài để đẩy nhà đầu tư vào tâm lý bi quan, không dễ một sớm một chiều có thể phục hồi trở lại.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 3Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS

The tôi việc chưa có những thông tin vĩ mô hỗ trợ cũng như là giai đoạn này không phải là giai đoạn thuận lợi cho giao dịch cổ phiếu, nhất là khi tâm lý nhà đầu tư xuống thấp cùng với thị trường đang giai đoạn điều chỉnh thì thị trường sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh. 

Ngay cả khi khối ngoại mua ròng thì giá trị giao dịch cũng không cao, lực bán ra cổ phiếu vẫn áp đảo bên mua. Do đó thị trường sẽ chỉ chững lại ở điểm cân bằng ở ngưỡng hỗ trợ phía dưới.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 4Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS

Quan điểm của tôi vẫn chưa có gì thay đổi, đó là dòng tiền nội yếu (ngoài những nguyên nhân cũ như do tác động của quy định pháp lý chặt chẽ hơn từ cuối năm 2014; hoạt động tăng vốn ồ ạt của các doanh nghiệp niêm yết dẫn đến một lượng tiền lớn đã và sẽ tiếp tục bị hút hỏi thị trường; có thể còn nguyên nhân nữa là dòng tiền vốn đã không dồi dào trong năm nay lại bị hút sang kênh đầu tư bất động sản đang tăng mức độ sôi động lớn trong thời gian gần đây).

Trong khi đó, khối ngoại thực ra đã quay trở lại bán ròng trong suốt mấy phiên gần đây. Cả dòng tiền nội và dòng tiền ngoại đều không tích cực thì việc thị trường giảm mạnh là không có gì khó hiểu.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 5Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Thanh khoản thị trường trong tuần qua có tín hiệu giảm dần và duy trì ở mức thấp có thể phần nào được lý giải bằng việc nguồn cung cổ phiếu đang tạm thời chững lại trong khi lực cầu cũng khá dè dặt do thiếu thông tin hỗ trợ và gần như chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng giá thấp.

Tôi cho rằng, trong bối cảnh “trũng” về mặt thông tin trong tháng 5 và khi các nhà đầu tư nội đang giao dịch cầm chừng thì diễn biến giảm điểm của thị trường trong tuần qua có nguyên nhân lớn xuất phát từ động thái quay trở lại bán ròng của khối ngoại, đặc biệt ở các mã bluechips. 

Mặc dù vậy, nhiều khả năng tuần bán ròng này của khối ngoại chỉ thuần túy mang tính chất kỹ thuật và tái cơ cấu danh mục, với giá trị thấp hơn nhiều so với các tuần mua ròng trước đó, thay vì biểu hiện của một xu hướng rút ròng quy mô lớn.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 6Nguyễn Hoàng
VnEconomy

Quan điểm thận trọng, thậm chí hơi bi quan của đa số anh chị tuần trước lại giúp hạn chế được rủi ro trong tuần này. Với rủi ro mới khi VN-Index thủng đáy, liệu thị trường có tìm tới các mốc thấp hơn, như 520 điểm hay tệ hơn là 510 điểm? 

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 7Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS

Nếu dòng tiền nội vẫn yếu và khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng, khả năng thị trường tiếp tục giảm điểm là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, tôi nhận thấy cơ hội ngắn hạn có thể sẽ xuất hiện trở lại khi mặt bằng giá cổ phiếu đang về mức hấp dẫn, có khả năng sẽ kích hoạt dòng tiền vào lại thị trường.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 8Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS

Khả năng cao là như vậy với diễn biến thị trường trong hiện tại khi mà dòng tiền đang bị rút dần ra ngoài và tâm lý đợi chờ mua vào cổ phiếu ở mốc hỗ trợ thấp cụ thể như là 520 điểm, 510 điểm và thậm chí là 500 điểm. 

Riêng cá nhân tôi vẫn giữ quan điểm từ vài tuần trở lại đây là thị trường đang ở sóng điều chỉnh 2 lớn (Sóng điều chỉnh C Elliot) và khi kết hợp với các ngưỡng điều chỉnh Fibonacci và các tín hiệu MA 20 thì VN-Index dường như sẽ điều chỉnh quanh vùng 500 điểm. 

Dự đoán này càng được củng cố khi VN-Index đang điều chỉnh mạnh với thanh khoản thấp về các ngưỡng hỗ trợ yếu như 530 – 520 điểm. Như vậy, VN-Index chỉ dừng và sẽ thu hút dòng tiền mạnh ở siêu hỗ trợ mốc 500 điểm.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 9Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi cho rằng, trong kịch bản VN-Index phá vỡ vùng đáy cũ quanh 537 điểm được thiết lập vào đầu tháng 04/2015 thì điểm đến kỳ vọng cho chỉ số sẽ nằm tại vùng hỗ trợ 520-525 điểm trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, dưới góc độ kỹ thuật tôi kỳ vọng rằng trong khoảng thời gian từ hai đến ba tuần tới thị trường có thể sẽ tạo lập một vùng đáy trung hạn.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 10Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDS

The tôi khả năng chạm vùng 520 điểm rất cao, tuy nhiên chúng ta cũng đang đến gần cơ hội kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Với nhà đầu tư nhiều tiền mặt, theo quan điểm của tôi, sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận 15 – 20% trong nửa cuối tháng này.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 11Nguyễn Hoàng
VnEconomy

Quan điểm thận trọng của các anh chị trong tuần trước có lẽ đã bảo toàn được đồng vốn. Tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu hiện tại là bao nhiêu? Liệu anh chị có ý định bắt đáy trong tuần tới?

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 12Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tuần qua, tôi đã thực hiện bán toàn bộ phần danh mục ngắn hạn đang nắm giữ để giảm tỷ trọng danh mục tổng về mức thấp 30% cổ phiếu (chỉ còn lại phần danh mục trung hạn đang nắm giữ) khi nhận thấy thị trường có dấu hiệu có thể bước vào một nhịp giảm điểm mạnh trong tuần kế tiếp.

Tôi cần theo dõi phản ứng của chỉ số tại các vùng hỗ trợ quan trọng rồi mới đưa ra các quyết định tiếp theo, vì vậy tôi vẫn chưa có ý định sẽ bắt đáy trong tuần tới.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 13Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS

Sau khi đã bán phần lớn cổ phiếu từ cách đây 3 tuần, hiện tại tôi vẫn chưa tăng tỷ lệ cổ phiếu trở lại. 

Tuy nhiên, với nhận định cơ hội ngắn hạn đang dần xuất hiện khi mặt bằng giá cổ phiếu có thể tiếp tục giảm về vùng rất hấp dẫn, có thể tôi sẽ quyết định tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu kịch bản giảm điểm mạnh tiếp tục diễn ra trong tuần tới.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 14Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS

Tôi vẫn duy trì quan điểm không giải ngân ở giai đoạn hiện nay và sẽ tiếp tục chờ đợi các phiên giảm điểm cộng với các phiên bulltrap ở tuần tới ở các ngưỡng kháng cự quan trọng. 

Tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt vẫn duy trì là 30%/70%. Kể cả thị trường giảm mạnh vào tuần tới tôi cũng không giải ngân – thời điểm giải ngân có thể là tháng 6 hoặc hơn tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chuyển biến tích cực của nền kinh tế. 

Về lý thuyết tôi có để đợi hết cả tháng 8 để có thể giải ngân khi mà xác suất thị trường vào uptrend rõ ràng hơn.

Xu thế dòng tiền: Chờ đợi mốc nào? 15Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDS

Tôi vẫn giữ 50% cổ phiếu. Tôi không có thói quen bắt đáy cổ phiếu. Việc mua thêm chỉ được tính đến nếu xuất hiện đảo chiều với xung lực thuyết phục, trên cơ sở của 50% cổ phiếu có sẵn trong tài khoản để bán nếu đợt mua mới thất bại.