Xu thế dòng tiền: Tăng trưởng thuyết phục
Những biến động tích cực của thị trường tuần qua rốt cục cũng lôi kéo được những đồng vốn thận trọng nhất
Những biến động tích cực của thị trường tuần qua rốt cục cũng lôi kéo được những đồng vốn thận trọng nhất.
Các chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn tỏ ra thận trọng trong tuần trước, đã bị thuyết phục trước sức mạnh của thị trường trong tuần này. Những yếu tố được chỉ ra là dòng tiền vẫn mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu dẫn dắt xuất hiện, trạng thái tâm lý hồ hởi…
Bản thân các chuyên gia sau khi đã thu hẹp danh mục đầu tư cũng đã quay lại mua trong tuần này. Quan điểm thận trọng nhất vốn đứng ngoài trong nhiều tuần, đã chấp nhận một tỷ lệ phân bổ 30% cổ phiếu. Những chuyên gia lạc quan trong tuần trước đã đẩy mạnh giải ngân với mức sở hữu 100%.
Liên quan đến hoạt động mua vào rất mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia đều kỳ vọng đây là biểu hiện của một động thái giải ngân ổn định, nhất là khi các yếu tố vĩ mô chính sách đang trở nên hấp dẫn. Câu chuyện Hy Lạp và thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng không gây nhiều quan ngại, thậm chí có những ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Thị trường tuần này đã không điều chỉnh lớn như chờ đợi của anh chị mà trái lại, có hai ngày cuối tuần bứt phá mạnh mẽ. Liệu sức mạnh đẩy VN-Index vượt 600 điểm như vậy có đủ thuyết phục các anh chị về một triển vọng kéo dài hơn của sóng tăng này?
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Thị trường đã và đang vào một đợt sóng tăng tốt nhất mạnh nhất trong năm 2015, rất nhiều cổ phiếu blue-chips đã tạo nền tảng tăng giá vững chắc và thể hiện xu thế tích cực trong dài hạn như VCB, BVH, VIC, BID…
Tôi cho rằng lực đẩy vượt 600 điểm là hoàn toàn thuyết phục, đẩy tâm lý các nhà đầu tư vào trạng thái hồ hởi và có niềm tin vững chắc về một thị trường tăng giá mạnh.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Rõ ràng thị trường đã bứt phá mạnh mẽ nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Một khi dòng tiền ngoại và nội vẫn chưa rời bỏ thị trường như hiện tại, thật khó để nói thị trường sẽ dừng tăng mặc dù rủi ro đang tăng dần lên.
Tuy nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm dòng cổ phiếu dẫn dắt là ngân hàng đã tăng quá nhanh và hiện đang ở vùng quá mua ngắn hạn. Cân bằng các yếu tố đó, theo tôi, thị trường có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ (sideways up) và phân hóa.
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Với tôi, hai ngày cuối tuần tăng điểm mạnh nhưng sự tăng điểm không dàn trải trên nhiều mã nên mức độ thuyết phục thực sự chưa được cao.
Tuy nhiên, diễn biến này cũng phần nào củng cố quan điểm của tôi tuần trước khi nghiêng về kịch bản tích cực trong dài hạn. Nét lớn là tích cực như vậy, nhưng đường đi của các cổ phiếu sẽ khác nhau, không thiếu những cổ phiếu lắt léo, khiến cho không phải ai cầm cổ phiếu cũng có lời.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi vẫn duy trì quan điểm về trung hạn khi dự báo thị trường sẽ lên mốc 640 điểm và rồi xa hơn là ngưỡng 700 điểm. Tuy nhiên điều khó nhất trong ngắn hạn chính là việc dự báo thị trường điều chỉnh như thế nào.
Mặc dù không thể dự báo chính xác sóng diễn ra thế nào nhưng chúng ta có thể nhìn thấy cơ hội và dòng tiền tham gia ở những mã, nhóm cổ phiếu gì. Tuần qua khi nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường thì sẽ rất có thể nhóm cổ phiếu blue chips khác như hóa chất, bảo hiểm hoặc chính những cổ phiếu chứng khoán sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường.
Tôi nghĩ thị trường sẽ sớm tiệm cận ngưỡng 620 - 625 trong tuần tới.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi vẫn kỳ vọng vào triển vọng kéo dài hơn của sóng tăng này trong trung hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, tôi đang để ngỏ khả năng thị trường sẽ gặp phải rủi ro bước vào một nhịp điều chỉnh giảm khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh 630-635 điểm.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Hai nhóm cổ phiếu mạnh nhất thị trường trong tuần chính là ngân hàng và chứng khoán. Đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng là ấn tượng nhất. Có thể thấy rằng các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ mở room cũng tiến triển tốt. Dường như anh chị đã hơi thận trọng về hiệu ứng chính sách này?
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Xung lực của nhóm chứng khoán và ngân hàng đã thể hiện từ trước khi có tin nới room. Niềm tin vào nhóm của cổ phiếu này đã được tạo dựng từ mức lãi mà nhà đầu tư nắm giữ chúng trong hơn 1 tháng gần đây theo đó mà lan tỏa.
Vẫn còn rất nhiều các cổ phiếu khác, không nằm trong diện nới room tăng điểm, vì vậy có thể nói tại sóng tăng này, câu chuyện nới room đóng vai trò không nhiều, còn những câu chuyện khác, những động lực khác khiến thị trường tăng điểm.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Tôi thừa nhận đã hơi thận trọng về hiệu ứng của chính sách nới room. Thực tế diễn biến cho thấy nới room đã làm thay đổi tâm lý của nhà đầu tư, kích thích sự tham gia mạnh mẽ của cả dòng tiền khối ngoại và các nhà đầu tư trong nước.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Trong đầu tư, câu chuyện thận trọng trước mỗi phi vụ giải ngân đều không thừa. Cho dù có thể dự đoán được hiệu ứng tác động của việc mới room và rồi hiệp định TPP..v.v nhưng câu chuyện phân bổ cổ phiếu gì bao tiền, nắm giữ thế nào cùng với danh mục hợp lý lại là điều mang tính sống còn trong dài hạn.
Những cổ phiếu thuộc loại tốt nhất mà tôi đã và đang nắm giữ cũng có một vài mã hưởng lợi từ thông tin nới room. Chúng ta cũng nên tự hài lòng với danh mục hiện tại hơn là việc mua đuổi những cổ phiếu bất ngờ tăng mạnh mà chúng ta đã bỏ sót.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi cho rằng, trong ngắn hạn, tác động về mặt thông tin mở room đến diễn biến giá cổ phiếu vẫn còn tuy nhiên có thể sẽ gặp phải rủi ro về một nhịp điều chỉnh ngắn hạn do giá của nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ việc mở room đã phần nào được phản ánh từ trước đó, đồng thời nhóm cổ phiếu này cũng đã có một nhịp tăng tương đối nóng trong thời gian gần đây.
Nhìn dài hơi hơn thì việc mở room sẽ có thể giúp cho nhóm cổ phiếu được hưởng lợi chuyển biến theo hướng tích cực về mặt cơ bản, qua đó giúp cho tiềm năng tăng trưởng cả về hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn diễn biến giá của nhóm cổ phiếu này trở nên bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trong nhóm các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất, có tới 3 cổ phiếu vốn hóa lớn, là VCB, BVH và BID. Đây cũng chính là 3 cổ phiếu đóng góp lớn nhất trong mức tăng của VN-Index tuần qua. Trong đó VCB tăng 22% BVH tăng 20% còn BID tăng 14% đây là ba mã chiếm tỷ trọng vốn hoá lớn và là xúc tác để chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 600 điểm.
Chúng tôi đánh giá, tiền đổ vào thị trường đang không chú trọng đến yếu tố giá trị mà tập trung chủ yếu là vào các cổ phiếu có thanh khoản và tỷ trọng lớn trong Index. VCB tiếp tục được mua mạnh cho dù P/B đã gần 3 lần. Trong khi đó mã BVH cũng đã khá đắt với P/B là 2,6 lần.
Hiệu ứng chính sách đã phản ứng rõ nét xu thế của thị trường và chúng tôi tiếp tục ủng hộ thị trường đã vào uptrend lớn nhất trong năm.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Dòng vốn nước ngoài là một điểm nhấn quan trọng trong tuần này với quy mô mua ròng trên 1.000 tỷ. Không chỉ mua lớn vào những ngày cuối tháng 6, khối ngoại vẫn đang mua mạnh những ngày đầu tháng 7. Liệu đó có thể coi là hiệu ứng của sức hấp dẫn trên thị trường và kỳ vọng vào sự ổn định của dòng vốn này?
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Số liệu thống kê trên cũng như việc dự báo khối ngoại tiếp tục gia tăng giải ngân trong thời gian tới sẽ là yếu tố hỗ trợ quyết định đến xu hướng tăng điểm của thị trường.
Khi mà thị trường Chứng khoán các nước láng giềng như Trung Quốc đang không còn hấp dẫn nhà đầu tư thì rất có thể Việt Nam là điểm đến của dòng tiền ngoại. Theo tôi dòng tiền ngoại sắp tới không những ổn định mà sẽ gia tăng về giá trị trong giai đoạn tới.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Có dấu hiệu tiền của các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường Trung Quốc và Việt Nam! Là một trong những thị trường được hưởng lợi từ hiệu ứng này. Tôi đánh giá nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục mua ròng mạnh mẽ trong tuần tới.
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Tôi đã nhiều lần đề cập trong chuyên mục này về hiện tượng mua ròng liên tiếp của khối ngoại trong các sóng đầu năm 2012, đầu 2013 và 2 sóng 2014. Khối ngoại mua ròng/bán ròng là hiện tượng không thể coi thường.
Tôi kỳ vọng vốn ngoại sẽ gia tăng, tuy nhiên cũng lưu ý hiện tượng thường thấy là khi khối ngoại giải ngân nhiều, Index thường tăng rất mạnh, trong khi phần lớn cổ phiếu khác vẫn ì ạch. Lợi thế có thể chỉ dành cho những nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội “theo chân người khổng lồ”.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong thời gian vừa qua, đặc biệt là khi VNIndex vượt lên trên mốc kháng cự tâm lý 600 điểm đang được xem là điểm tựa vững chắc cả về mặt tâm lý lẫn động lực giúp thị trường tăng điểm trong thời gian qua.
Sự ổn định của dòng vốn này trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ vẫn được duy trì khi mà nghị định nới room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức được công bố. Điều này sẽ tạo động lực giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó tạo tiền đề giúp cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán trong tương lai.
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp vẫn đang diễn biến khá phức tạp và chưa có hồi kết, điều này có thể sẽ có tác động gián tiếp theo hướng tiêu cực đến sự luân chuyển của dòng vốn ngoại trong thời gian tới nếu vấn đề này diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Theo quan sát của tôi, dòng vốn ngoại hiện chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu có thanh khoản và tỷ trọng lớn trong Index, chứ không thiên về yếu tố giá trị (bằng chứng là có 1 số mã lớn có mức định giá rất cao vẫn được tiếp tục mua vào).
Như vậy, việc dự báo dòng vốn ngoại vốn đã khó, giờ lại càng khó xác định hơn. Nếu làn sóng mua theo cơ cấu của Index vẫn tiếp diễn, có lẽ dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục vào thị trường.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Nhịp điều chỉnh mấy ngày đầu tuần không đáng kể, trong khi về cuối tuần thị trường lại bứt phá rất mạnh. Với mức nắm giữ cổ phiếu tương đối thấp tuần trước, anh chị đã quay lại thị trường hay chưa? Mức giải ngân hiện tại là bao nhiêu?
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Tuần trước tôi nắm giữ 80% và có thực hiện giải ngân lên 100% cổ phiếu trong giữa tuần.
Tôi không sử dụng margin giai đoạn này bởi lúc nào thị trường cũng có thể điều chỉnh, dễ gây ra những xáo trộn tâm lý và các hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Để giảm thiểu hiện tượng này nhà đầu tư nên giữ tỷ lệ cổ phiếu sẵn có cao hơn cổ phiếu mua mới.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi đã gia tăng thêm đôi chút cổ phiếu chủ yếu là cổ phiếu cơ bản trong tuần qua. Những cổ phiếu mà tôi đang nắm giữ vẫn tăng giá tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt của tôi hiện nay chỉ là 50%/50% trong danh mục.
Thị trường đang diễn biến tích cực nhưng vẫn tiềm ần rủi ro - chọn mã đúng giai đoạn hiện nay là ưu tiên hàng đầu của tôi.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Thị trường đang ở điều kiện lý tưởng để nắm giữ cổ phiếu. Hiện tôi đang nắm giữ danh mục 100% là cổ phiếu với nhóm ngành Bảo hiểm, Ngân hàng, Bất động sản.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tuần qua, tôi đã thực hiện giải ngân thêm 30% cho phần danh mục ngắn hạn để đưa tỷ trọng phần danh mục này lên mức 50%. Như vậy, tỷ trọng danh mục tổng của tôi lúc này đã được nâng lên 80% cho cả phần danh mục ngắn và trung hạn.
Phần danh mục ngắn hạn của tôi hiện đang tập trung vào các cổ phiếu bluechips thuộc nhóm ngành dầu khí, chứng khoán và một phần vào các mã bất động sản tầm trung.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Tuy vẫn giữ quan điểm thận trọng trong bối cảnh chỉ số đã tăng quá nhanh và rủi ro đang tăng lên, thực tế tôi đã quay lại thị trường với những mã cổ phiếu có câu chuyện cụ thể. Mức giải ngân hiện tại cổ phiếu/tiền mặt là 30%/70%.
Tôi cho rằng thị trường có sẽ sẽ đi ngang và phân hóa. Những cổ phiếu có câu chuyện cụ thể hấp dẫn vẫn sẽ có cơ hội.
VnEconomy: Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc cũng như để tạo kênh phản hồi đa chiều khách quan, VnEconomy xin chia sẻ địa chỉ email của các chuyên gia. Các chuyên gia của chuyên mục Xu thế dòng tiền sẵn sàng trao đổi, làm rõ thêm các quan điểm và phản hồi phản biện của bạn đọc.
Ông Phạm Thiên Quang - Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS: Quang.PhamThien@mbs.com.vn
Ông Lê Đức Khánh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS: leduckhanh@gmail.com
Bà Hồ Huyền - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT: huyen.ho@vndirect.com.vn
Ông Trần Xuân Bách -Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt: TranXuanBach@baoviet.com.vn
Các chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn tỏ ra thận trọng trong tuần trước, đã bị thuyết phục trước sức mạnh của thị trường trong tuần này. Những yếu tố được chỉ ra là dòng tiền vẫn mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu dẫn dắt xuất hiện, trạng thái tâm lý hồ hởi…
Bản thân các chuyên gia sau khi đã thu hẹp danh mục đầu tư cũng đã quay lại mua trong tuần này. Quan điểm thận trọng nhất vốn đứng ngoài trong nhiều tuần, đã chấp nhận một tỷ lệ phân bổ 30% cổ phiếu. Những chuyên gia lạc quan trong tuần trước đã đẩy mạnh giải ngân với mức sở hữu 100%.
Liên quan đến hoạt động mua vào rất mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia đều kỳ vọng đây là biểu hiện của một động thái giải ngân ổn định, nhất là khi các yếu tố vĩ mô chính sách đang trở nên hấp dẫn. Câu chuyện Hy Lạp và thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng không gây nhiều quan ngại, thậm chí có những ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Thị trường tuần này đã không điều chỉnh lớn như chờ đợi của anh chị mà trái lại, có hai ngày cuối tuần bứt phá mạnh mẽ. Liệu sức mạnh đẩy VN-Index vượt 600 điểm như vậy có đủ thuyết phục các anh chị về một triển vọng kéo dài hơn của sóng tăng này?
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Thị trường đã và đang vào một đợt sóng tăng tốt nhất mạnh nhất trong năm 2015, rất nhiều cổ phiếu blue-chips đã tạo nền tảng tăng giá vững chắc và thể hiện xu thế tích cực trong dài hạn như VCB, BVH, VIC, BID…
Tôi cho rằng lực đẩy vượt 600 điểm là hoàn toàn thuyết phục, đẩy tâm lý các nhà đầu tư vào trạng thái hồ hởi và có niềm tin vững chắc về một thị trường tăng giá mạnh.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Rõ ràng thị trường đã bứt phá mạnh mẽ nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Một khi dòng tiền ngoại và nội vẫn chưa rời bỏ thị trường như hiện tại, thật khó để nói thị trường sẽ dừng tăng mặc dù rủi ro đang tăng dần lên.
Tuy nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm dòng cổ phiếu dẫn dắt là ngân hàng đã tăng quá nhanh và hiện đang ở vùng quá mua ngắn hạn. Cân bằng các yếu tố đó, theo tôi, thị trường có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ (sideways up) và phân hóa.
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Với tôi, hai ngày cuối tuần tăng điểm mạnh nhưng sự tăng điểm không dàn trải trên nhiều mã nên mức độ thuyết phục thực sự chưa được cao.
Tuy nhiên, diễn biến này cũng phần nào củng cố quan điểm của tôi tuần trước khi nghiêng về kịch bản tích cực trong dài hạn. Nét lớn là tích cực như vậy, nhưng đường đi của các cổ phiếu sẽ khác nhau, không thiếu những cổ phiếu lắt léo, khiến cho không phải ai cầm cổ phiếu cũng có lời.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi vẫn duy trì quan điểm về trung hạn khi dự báo thị trường sẽ lên mốc 640 điểm và rồi xa hơn là ngưỡng 700 điểm. Tuy nhiên điều khó nhất trong ngắn hạn chính là việc dự báo thị trường điều chỉnh như thế nào.
Mặc dù không thể dự báo chính xác sóng diễn ra thế nào nhưng chúng ta có thể nhìn thấy cơ hội và dòng tiền tham gia ở những mã, nhóm cổ phiếu gì. Tuần qua khi nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường thì sẽ rất có thể nhóm cổ phiếu blue chips khác như hóa chất, bảo hiểm hoặc chính những cổ phiếu chứng khoán sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường.
Tôi nghĩ thị trường sẽ sớm tiệm cận ngưỡng 620 - 625 trong tuần tới.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi vẫn kỳ vọng vào triển vọng kéo dài hơn của sóng tăng này trong trung hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, tôi đang để ngỏ khả năng thị trường sẽ gặp phải rủi ro bước vào một nhịp điều chỉnh giảm khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh 630-635 điểm.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Hai nhóm cổ phiếu mạnh nhất thị trường trong tuần chính là ngân hàng và chứng khoán. Đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng là ấn tượng nhất. Có thể thấy rằng các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ mở room cũng tiến triển tốt. Dường như anh chị đã hơi thận trọng về hiệu ứng chính sách này?
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Xung lực của nhóm chứng khoán và ngân hàng đã thể hiện từ trước khi có tin nới room. Niềm tin vào nhóm của cổ phiếu này đã được tạo dựng từ mức lãi mà nhà đầu tư nắm giữ chúng trong hơn 1 tháng gần đây theo đó mà lan tỏa.
Vẫn còn rất nhiều các cổ phiếu khác, không nằm trong diện nới room tăng điểm, vì vậy có thể nói tại sóng tăng này, câu chuyện nới room đóng vai trò không nhiều, còn những câu chuyện khác, những động lực khác khiến thị trường tăng điểm.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Tôi thừa nhận đã hơi thận trọng về hiệu ứng của chính sách nới room. Thực tế diễn biến cho thấy nới room đã làm thay đổi tâm lý của nhà đầu tư, kích thích sự tham gia mạnh mẽ của cả dòng tiền khối ngoại và các nhà đầu tư trong nước.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Trong đầu tư, câu chuyện thận trọng trước mỗi phi vụ giải ngân đều không thừa. Cho dù có thể dự đoán được hiệu ứng tác động của việc mới room và rồi hiệp định TPP..v.v nhưng câu chuyện phân bổ cổ phiếu gì bao tiền, nắm giữ thế nào cùng với danh mục hợp lý lại là điều mang tính sống còn trong dài hạn.
Những cổ phiếu thuộc loại tốt nhất mà tôi đã và đang nắm giữ cũng có một vài mã hưởng lợi từ thông tin nới room. Chúng ta cũng nên tự hài lòng với danh mục hiện tại hơn là việc mua đuổi những cổ phiếu bất ngờ tăng mạnh mà chúng ta đã bỏ sót.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi cho rằng, trong ngắn hạn, tác động về mặt thông tin mở room đến diễn biến giá cổ phiếu vẫn còn tuy nhiên có thể sẽ gặp phải rủi ro về một nhịp điều chỉnh ngắn hạn do giá của nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ việc mở room đã phần nào được phản ánh từ trước đó, đồng thời nhóm cổ phiếu này cũng đã có một nhịp tăng tương đối nóng trong thời gian gần đây.
Nhìn dài hơi hơn thì việc mở room sẽ có thể giúp cho nhóm cổ phiếu được hưởng lợi chuyển biến theo hướng tích cực về mặt cơ bản, qua đó giúp cho tiềm năng tăng trưởng cả về hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn diễn biến giá của nhóm cổ phiếu này trở nên bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trong nhóm các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất, có tới 3 cổ phiếu vốn hóa lớn, là VCB, BVH và BID. Đây cũng chính là 3 cổ phiếu đóng góp lớn nhất trong mức tăng của VN-Index tuần qua. Trong đó VCB tăng 22% BVH tăng 20% còn BID tăng 14% đây là ba mã chiếm tỷ trọng vốn hoá lớn và là xúc tác để chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 600 điểm.
Chúng tôi đánh giá, tiền đổ vào thị trường đang không chú trọng đến yếu tố giá trị mà tập trung chủ yếu là vào các cổ phiếu có thanh khoản và tỷ trọng lớn trong Index. VCB tiếp tục được mua mạnh cho dù P/B đã gần 3 lần. Trong khi đó mã BVH cũng đã khá đắt với P/B là 2,6 lần.
Hiệu ứng chính sách đã phản ứng rõ nét xu thế của thị trường và chúng tôi tiếp tục ủng hộ thị trường đã vào uptrend lớn nhất trong năm.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Dòng vốn nước ngoài là một điểm nhấn quan trọng trong tuần này với quy mô mua ròng trên 1.000 tỷ. Không chỉ mua lớn vào những ngày cuối tháng 6, khối ngoại vẫn đang mua mạnh những ngày đầu tháng 7. Liệu đó có thể coi là hiệu ứng của sức hấp dẫn trên thị trường và kỳ vọng vào sự ổn định của dòng vốn này?
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Số liệu thống kê trên cũng như việc dự báo khối ngoại tiếp tục gia tăng giải ngân trong thời gian tới sẽ là yếu tố hỗ trợ quyết định đến xu hướng tăng điểm của thị trường.
Khi mà thị trường Chứng khoán các nước láng giềng như Trung Quốc đang không còn hấp dẫn nhà đầu tư thì rất có thể Việt Nam là điểm đến của dòng tiền ngoại. Theo tôi dòng tiền ngoại sắp tới không những ổn định mà sẽ gia tăng về giá trị trong giai đoạn tới.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Có dấu hiệu tiền của các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường Trung Quốc và Việt Nam! Là một trong những thị trường được hưởng lợi từ hiệu ứng này. Tôi đánh giá nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục mua ròng mạnh mẽ trong tuần tới.
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Tôi đã nhiều lần đề cập trong chuyên mục này về hiện tượng mua ròng liên tiếp của khối ngoại trong các sóng đầu năm 2012, đầu 2013 và 2 sóng 2014. Khối ngoại mua ròng/bán ròng là hiện tượng không thể coi thường.
Tôi kỳ vọng vốn ngoại sẽ gia tăng, tuy nhiên cũng lưu ý hiện tượng thường thấy là khi khối ngoại giải ngân nhiều, Index thường tăng rất mạnh, trong khi phần lớn cổ phiếu khác vẫn ì ạch. Lợi thế có thể chỉ dành cho những nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội “theo chân người khổng lồ”.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong thời gian vừa qua, đặc biệt là khi VNIndex vượt lên trên mốc kháng cự tâm lý 600 điểm đang được xem là điểm tựa vững chắc cả về mặt tâm lý lẫn động lực giúp thị trường tăng điểm trong thời gian qua.
Sự ổn định của dòng vốn này trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ vẫn được duy trì khi mà nghị định nới room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức được công bố. Điều này sẽ tạo động lực giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó tạo tiền đề giúp cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán trong tương lai.
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp vẫn đang diễn biến khá phức tạp và chưa có hồi kết, điều này có thể sẽ có tác động gián tiếp theo hướng tiêu cực đến sự luân chuyển của dòng vốn ngoại trong thời gian tới nếu vấn đề này diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Theo quan sát của tôi, dòng vốn ngoại hiện chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu có thanh khoản và tỷ trọng lớn trong Index, chứ không thiên về yếu tố giá trị (bằng chứng là có 1 số mã lớn có mức định giá rất cao vẫn được tiếp tục mua vào).
Như vậy, việc dự báo dòng vốn ngoại vốn đã khó, giờ lại càng khó xác định hơn. Nếu làn sóng mua theo cơ cấu của Index vẫn tiếp diễn, có lẽ dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục vào thị trường.
Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Nhịp điều chỉnh mấy ngày đầu tuần không đáng kể, trong khi về cuối tuần thị trường lại bứt phá rất mạnh. Với mức nắm giữ cổ phiếu tương đối thấp tuần trước, anh chị đã quay lại thị trường hay chưa? Mức giải ngân hiện tại là bao nhiêu?
Bà Hồ Huyền
Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT
Tuần trước tôi nắm giữ 80% và có thực hiện giải ngân lên 100% cổ phiếu trong giữa tuần.
Tôi không sử dụng margin giai đoạn này bởi lúc nào thị trường cũng có thể điều chỉnh, dễ gây ra những xáo trộn tâm lý và các hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Để giảm thiểu hiện tượng này nhà đầu tư nên giữ tỷ lệ cổ phiếu sẵn có cao hơn cổ phiếu mua mới.
Ông Lê Đức Khánh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS
Tôi đã gia tăng thêm đôi chút cổ phiếu chủ yếu là cổ phiếu cơ bản trong tuần qua. Những cổ phiếu mà tôi đang nắm giữ vẫn tăng giá tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt của tôi hiện nay chỉ là 50%/50% trong danh mục.
Thị trường đang diễn biến tích cực nhưng vẫn tiềm ần rủi ro - chọn mã đúng giai đoạn hiện nay là ưu tiên hàng đầu của tôi.
Ông Trần Hữu Phúc
Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Thị trường đang ở điều kiện lý tưởng để nắm giữ cổ phiếu. Hiện tôi đang nắm giữ danh mục 100% là cổ phiếu với nhóm ngành Bảo hiểm, Ngân hàng, Bất động sản.
Ông Trần Xuân Bách
Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tuần qua, tôi đã thực hiện giải ngân thêm 30% cho phần danh mục ngắn hạn để đưa tỷ trọng phần danh mục này lên mức 50%. Như vậy, tỷ trọng danh mục tổng của tôi lúc này đã được nâng lên 80% cho cả phần danh mục ngắn và trung hạn.
Phần danh mục ngắn hạn của tôi hiện đang tập trung vào các cổ phiếu bluechips thuộc nhóm ngành dầu khí, chứng khoán và một phần vào các mã bất động sản tầm trung.
Ông Phạm Thiên Quang
Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS
Tuy vẫn giữ quan điểm thận trọng trong bối cảnh chỉ số đã tăng quá nhanh và rủi ro đang tăng lên, thực tế tôi đã quay lại thị trường với những mã cổ phiếu có câu chuyện cụ thể. Mức giải ngân hiện tại cổ phiếu/tiền mặt là 30%/70%.
Tôi cho rằng thị trường có sẽ sẽ đi ngang và phân hóa. Những cổ phiếu có câu chuyện cụ thể hấp dẫn vẫn sẽ có cơ hội.
VnEconomy: Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc cũng như để tạo kênh phản hồi đa chiều khách quan, VnEconomy xin chia sẻ địa chỉ email của các chuyên gia. Các chuyên gia của chuyên mục Xu thế dòng tiền sẵn sàng trao đổi, làm rõ thêm các quan điểm và phản hồi phản biện của bạn đọc.
Ông Phạm Thiên Quang - Trưởng bộ phận Equity Research - Chứng khoán MBS: Quang.PhamThien@mbs.com.vn
Ông Lê Đức Khánh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư, Chứng khoán MSBS: leduckhanh@gmail.com
Bà Hồ Huyền - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Chứng khoán VNDIRECT: huyen.ho@vndirect.com.vn
Ông Trần Xuân Bách -Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt: TranXuanBach@baoviet.com.vn