Xu thế dòng tiền: Thị trường đã tạo đáy?
Mức tăng 1,4% trong cả tuần của VN-Index vẫn là khá tốt dù áp lực chốt lời ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng ở phiên cuối tuần qua. Các chuyên gia đều nhận định thị trường có ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh 1.400 điểm, nhưng tín hiệu tạo đáy chắc chắn thì cần chờ thêm...
Mức tăng 1,4% trong cả tuần của VN-Index vẫn là khá tốt dù áp lực chốt lời ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng ở phiên cuối tuần qua. Các chuyên gia đều nhận định thị trường có ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh 1.400 điểm, nhưng tín hiệu tạo đáy chắc chắn thì cần chờ thêm.
Đợt sụt giảm khá mạnh vừa qua tuy diễn ra nhanh nhưng phản ánh đúng phản ứng của thị trường trước các thông tin bất ngờ như biến chủng covid 19 mới. Thị trường chứng khoán toàn cầu phản ứng giống nhau và cũng đều phục hồi ngay sau đó. Điều này là do các thông tin mới hơn về biến chủng Omicron lại không quá đang ngại như nhận định ban đầu.
Các chuyên gia cho rằng yếu tố phục hồi với thanh khoản thấp tuần qua là điều bình thường, do cung cầu không gặp nhau. Điều này cũng là một tín hiệu thiếu chắc chắn về khả năng tạo đáy, nhưng diễn biến thị trường tuần tới sẽ rõ hơn về dòng tiền.
Dù vậy các chuyên gia lại không thống nhất trong việc đánh giá cơ hội VN-Index tạo đỉnh cao mới ngay trong tháng 12. Thị trường vẫn cần đón thêm dòng tiền vào mạnh hơn. Mặt khác, rào cản từ một số yếu tố bên ngoài vẫn được nhắc đến, như FED có thể làm rõ hơn các chính sách trong kỳ họp tháng này, cũng như diễn biến covid trong nước.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường đã ổn định lại trong tuần này sau khi VN-Index giảm thấp nhất xuống 1400 điểm, rất sát với dự kiến của anh chị tuần trước. Tuy cường độ mạnh nhưng thời gian lại chỉ có 2 phiên giao dịch. Có thể coi như thị trường đã kết thúc điều chỉnh và tạo đáy hay chưa?
Theo tôi dù mức định giá của thị trường chưa rơi xuống vùng hấp dẫn, nhưng nhịp điều chỉnh vừa qua cũng phần nào giúp định hình lại dòng tiền, trở nên lành mạnh hơn, hướng đến những cổ phiếu cơ bản tiềm năng tăng trưởng tốt và hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô trong năm 2022. Theo đó, tôi cho rằng nhịp điều chỉnh của thị trường đã kết thúc và các chỉ số sẽ hướng tới các mốc cao mới trong vài tuần tới.
Ông Trần Đức Anh
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Tôi cho rằng nói thị trường đã kết thúc tạo đỉnh và tạo đáy thì còn quá sớm. Thị trường chạm hỗ trợ mạnh quanh 1.400 điểm có nhịp nảy hồi là điều rất bình thường. Để xác nhận thị trường tạo đáy thị trường giai đoạn tới cần xem dòng tiền có tiếp tục tham gia vào thị trường mạnh hay không, thị trường có bứt phá vượt 1.500 điểm thuyết phục hay không.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Thị trường giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày thứ 6 tuần trước (3/12) giảm 38.72 điểm, và thứ 2 tuần này (6/12) giảm 29.74 điểm. Nhưng VN-Index đã nhanh chóng lấy lại điểm số khá mạnh vào phiên giao dịch tiếp theo (7/12) tăng 33.19 điểm, và những phiên sau đó, điểm số tiếp tục tăng nhẹ. Kết thúc tuần, VN index đóng cửa 1463.54 điểm, tăng 20 điểm so với tuần trước 1443.32 điểm. Thanh khoản tuần này giảm khá mạnh so với những phiên giao dịch trong tháng 11/2021, khi chỉ còn hơn 20.000 tỷ (từ khoảng 18.000 tỷ tới 30.000 tỷ đồng).
Tôi cho rằng ngưỡng hỗ trợ mạnh hiện tại quanh vùng 1.400 điểm, tuy nhiên thanh khoản thị trường giai đoạn này thấp. Ngưỡng kháng cự quanh 1.480-1.500 sẽ là một thử thách khá lớn, nên chúng ta cần quan sát thêm tín hiệu để có thể khẳng định thị trường đã tạo đáy hay chưa.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Tôi cho rằng thị trường đang trong nhịp hồi kỹ thuật và đã tạo đáy ngắn hạn. Thanh khoản nhiều khả năng sẽ tiếp tục thấp trong các phiên tăng và cao trong các phiên giảm, phù hợp với việc tích lũy thêm cổ phiếu khi bối cảnh trong và ngoài nước không có nhiều bất lợi.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Nhịp điều chỉnh hiện tại là tương đối ngắn với biên độ điều chỉnh cũng không quá lớn, tuy nhiên phù hợp với bối cảnh hiện tại, khi mà yếu tố rủi ro trực tiếp dẫn đến làn sóng bán tháo ở trong nước và thị trường tài chính toàn cầu là chủng Omicron lại không quá đang ngại như nhận định ban đầu (theo các phân tích, thống kê sơ bộ từ các tổ chức y tế) kéo theo diễn biến hồi phục mạnh của chứng khoán toàn cầu.
Trong khi đó, ở trong nước Chính phủ cũng đang rục rịch mở cửa lại đường bay quốc tế, và kỳ họp bàn về gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế sau dịch nhiều khả năng sẽ diễn ra tới đây trong tháng 12 hoặc đầu tháng 1.
Theo tôi dù mức định giá của thị trường chưa rơi xuống vùng hấp dẫn, nhưng nhịp điều chỉnh vừa qua cũng phần nào giúp định hình lại dòng tiền, trở nên lành mạnh hơn, hướng đến những cổ phiếu cơ bản tiềm năng tăng trưởng tốt và hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô trong năm 2022. Theo đó, tôi cho rằng nhịp điều chỉnh của thị trường đã kết thúc và các chỉ số sẽ hướng tới các mốc cao mới trong vài tuần tới.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Thị trường vẫn có thể tiếp tục điều chỉnh đi ngang hoặc giảm nhẹ trong biên độ ở đầu tuần tới trước khi hồi phục trở lại. Theo tôi thanh khoản sụt giảm nhưng vẫn ở trạng thái toàn bộ thị trường vẫn trong trạng thái tích lũy không đáng lo ngại. Tuần tới cũng có thể là tuần quyết định xu hướng chính của tháng khi mà “cửa” hồi phục vẫn còn.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường bật tăng mạnh trở lại với thanh khoản thấp tuần qua, thể hiện sự thiếu tự tin của người cầm tiền. Anh chị thì sao, đã tham gia bắt đáy hay chưa, tỷ trọng như thế nào?
Bản thân tôi, tuần giao dịch này, tôi cũng chờ mua một số cổ phiếu cơ bản tốt, nhưng giá không hề giảm về vùng mà tôi muốn mua, nên tỷ lệ bắt đáy thành công giai đoạn này không lớn. Chỉ có một số cổ phiếu khi mình theo dõi đủ lâu, đủ kỹ, đủ hiểu về biến động trong biên độ nhất định, thì có thể đảo hàng lướt sóng tạm thời giai đoạn này.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Các phiên phục hồi sau nhịp điều chỉnh thường đi kèm thanh khoản yếu là diễn biến thường thấy và không phải tín hiệu cảnh báo đáng lo ngại. Trong tuần qua tôi đã thực hiện mua lại phần tỷ trọng đã bán khi dịch Omicron mới xuất hiện.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Thanh khoản toàn thị trường tuần vừa qua chỉ đạt 28.862 tỷ đồng, giảm 20% so với tuần trước, trong đó thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE cũng xuống mức 21.948 tỷ đồng (-21,6%). Thanh khoản giảm trong khi chỉ số VN-Index tăng 1,4% cho thấy nhà đầu tư nghi ngờ nhịp hồi phục với 3 phiên tăng liên tiếp trong tuần vừa qua mang tính kỹ thuật.
Tuy vậy, tôi cho rằng chỉ số VN-Index vẫn có cơ hội để kiểm định lại đỉnh cao 1.500 điểm, các nhịp rung lắc vẫn là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nên đã gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên mức 70% và chưa sử dụng margin.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Có lẽ quan sát, so sánh dòng tiền tham gia ở nhiều nhóm cổ phiếu thì có thể thấy một điều: ai bán cổ phiếu ra cũng đang đợi quay lại thị trường, người mua thì e ngại và có tâm lý đợi điều chỉnh để mua vào. Cơ hội trên thị trường vẫn hiện hữu nhưng mua cổ phiếu gì mới quan trọng. Tôi vẫn thích mua vào một vài cổ phiếu và nắm giữ nên tỷ trọng cổ phiếu hiện tại vẫn đang ở mức cao hơn trung bình.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Thanh khoản thấp có thể đến từ việc bên mua vẫn chờ đợi cơ hội rõ ràng hơn để có thể xuống tiền. Nhiều cổ phiếu cơ bản tốt vẫn không giảm giá sâu để có thể kích thích nhà đầu tư tham gia mua mới, mua thêm vào cổ phiếu hiện đang có.
Ngược lại bên bán, nhiều cổ phiếu chưa đạt mục tiêu để chốt lời. Còn cổ phiếu cần cắt lỗ thì có thể cũng đã đụng ngưỡng cắt tại những phiên giao dịch giảm mạnh ngày 3 và ngày 6/12 rồi.
Sự giằng co khá lớn giữa bên mua và bên bán, với vùng giá đặt dư mua và dư bán tại nhiều cổ phiếu có sự lệch pha khá lớn, khiến cho cổ phiếu không thể khớp lệnh được.
Bản thân tôi, tuần giao dịch này, tôi cũng chờ mua một số cổ phiếu cơ bản tốt, nhưng giá không hề giảm về vùng mà tôi muốn mua, nên tỷ lệ bắt đáy thành công giai đoạn này không lớn. Chỉ có một số cổ phiếu khi mình theo dõi đủ lâu, đủ kỹ, đủ hiểu về biến động trong biên độ nhất định, thì có thể đảo hàng lướt sóng tạm thời giai đoạn này.
Quan sát, so sánh dòng tiền tham gia ở nhiều nhóm cổ phiếu thì có thể thấy một điều: ai bán cổ phiếu ra cũng đang đợi quay lại thị trường, người mua thì e ngại và có tâm lý đợi điều chỉnh để mua vào.
Ông Lê Đức Khánh
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Việc dòng tiền tuần vừa rồi yếu là điều dễ hiểu, sau giai đoạn giảm mạnh dòng tiền luôn thận trọng. Tuần vừa rồi tôi chỉ tham gia lướt sóng ngắn hạn trên cổ phiếu sẵn có trong danh mục để gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Cơ hội để VN-Index kiểm định lại đỉnh cao 1.500 đang lớn dần, nhất là khi nhóm cổ phiếu ngân hàng có tín hiệu quay lại dẫn dắt và thị trường cuối năm dễ có hoạt động nâng đỡ NAV. Anh chị trông đợi thị trường có vượt đỉnh lịch sử trong tháng 12 này hay không, đích đến ở đâu?
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Tôi nghĩ rằng thị trường chỉ đang điều chỉnh tạm thời, nhưng việc quay trở lại mốc 1.500 điểm sẽ có thể diễn ra trong tháng 12 hoặc thậm chí hơn. Trước mắt trong khung thời gian từ tháng 12 đến quý I/2022, VN-Index cũng có thể tiến tới khu vực 1.560 – 1.600 điểm.
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Ở thời điểm hiện tại còn 3 yếu tố có khả cản trở đà tăng của thị trường từ nay đến cuối năm là tình hình dịch Covid-19 trong nước, lạm phát ở Mỹ đi kèm với các động thái của FED trong kỳ họp tháng 12, và diễn biến bất thường có thể xảy ra liên quan đến chủng mới Omicron.
Nếu 3 yếu tố này không tác động xấu đến thị trường, tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ sớm vượt mốc đỉnh 1.500 trong 2 - 3 tuần tới.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Ngân hàng cuối tuần có tín hiệu tích cực hơn về dòng tiền nhưng vẫn ở mức thấp. Nhóm ngân hàng hiện tại vẫn phân hóa khá mạnh và chưa có sự đồng thuận cao. Quan điểm cá nhân của tôi vẫn là đánh giá thị trường có cơ hội vượt 1.500 điểm, việc thị trường đích đến ở đâu thì phụ thuộc lớn vào dòng tiền. Nếu theo quá khứ thì trường bứt điểm quan trọng sẽ tăng khoảng 20% rơi vào khoảng quanh 1.800 điểm.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đón nhận nhiều thông tin tích cực: Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho 11 ngân hàng, với việc nới thêm từ 1 – 6%. Cụ thể, có 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm: TPB (23,4%), TCB (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). VIB và VPB đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt 19,1% và 17,1%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh, có VCB được nới room cao nhất lên 15%, BID và CTG được nới ít hơn lần luợt lên 12% và 12,5%.
Thông tin tăng hạn mức tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngân hàng khi mà đa số đã gần như sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp trước đó. Việc được cấp thêm hạn mức tín dụng giúp các ngân hàng có thêm động lực tăng trưởng, qua đó giúp kết quả kinh doanh của các ngân hàng này tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Ngoài ra có thể kể tới các thông tin không chính thức liên quan đến nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên trên 30%; Tin chia cổ tức tại một số ngân hàng, ví dụ như: VCB có tin cổ tức bằng tiền 12%, bằng cổ phiếu 27.6%; hay TPB chia cổ tức bằng cổ phiếu 35%...
Tuy nhiên, do nhóm cổ phiếu này đã gần như đứng im và giảm trong thời gian qua, khiến sự kiên nhẫn của nhà đầu tư với nhóm này gần như không còn nhiều. Việc lựa chọn đầu tư giai đoạn này sẽ được ưu tiên vào nhóm cổ phiếu ngân hàng có rủi ro thấp, chất lượng tài sản tốt, bộ đệm dự phòng cao và mức định giá hợp lý sẽ được ưu tiên hàng đầu.
Đối với thị trường chứng khoán nói chung, khi dòng tiền mới chưa vào thị trường nhiều, thanh khoản chưa cao, thì tôi nghĩ việc kỳ vọng thị trường vượt đỉnh trong giai đoạn này có lẽ là hơi sớm để khẳng định.
Tôi cho rằng thị trường có cơ hội để vượt đỉnh lịch sử cùng xu hướng với các thị trường thế giới, sau khi phần lớn các thị trường đã có nhịp điều chỉnh trong tháng 11 vừa qua, cho thấy các yếu tố kìm hãm cũng đã được phản ánh vào giá.
Ông Ngô Quốc Hưng
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Tôi cho rằng thị trường có cơ hội để vượt đỉnh lịch sử cùng xu hướng với các thị trường thế giới, sau khi phần lớn các thị trường đã có nhịp điều chỉnh trong tháng 11 vừa qua, cho thấy các yếu tố kìm hãm cũng đã được phản ánh vào giá. Bối cảnh trong và ngoài nước lúc này cũng đang thuận lợi, thị trường có thể lập đỉnh cao mới ở vùng 1.592 đến 1.650 điểm.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Kết quả kinh doanh quý 4 sắp đến, anh chị dự kiến các nhóm ngành hay cổ phiếu nào có thể gây bất ngờ?
Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS
Ở chiều tích cực, tôi đánh giá cao ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu, ngành dịch vụ hoặc nhóm doanh nghiệp sản xuất, dệt may... sẽ chứng kiến sự hồi phục sau giai đoạn giãn cách xã hội trong quý 3 khi nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng được đẩy mạnh, hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
Ở chiều ngược lại, tôi có cái nhìn thận trọng với nhóm ngành nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến giảm của giá hàng hoá, bên cạnh ngành ngân hàng có thể sẽ ghi nhận các con số nợ xấu gia tăng.
Quan điểm cá nhân của tôi vẫn là đánh giá thị trường có cơ hội vượt 1.500 điểm, việc thị trường đích đến ở đâu thì phụ thuộc lớn vào dòng tiền. Nếu theo quá khứ thì trường bứt điểm quan trọng sẽ tăng khoảng 20% rơi vào khoảng quanh 1.800 điểm.
Ông Nguyễn Việt Quang
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Thị trường đã liên tục lập các đỉnh cao mới về chỉ số và thanh khoản do vậy nhóm chứng khoán là nhóm được hưởng lợi và dễ nhìn nhất. Bên cạnh đó theo chu kỳ thì nhóm cổ phiếu bất động sản (bao gồm cả bất động sản khu công nghiệp) cũng rất đáng chú ý. Ngoài ra còn có nhóm cổ phiếu dầu khí, sản xuất và phân phối điện... hoặc các nhóm được hưởng lợi từ đầu tư công hoặc nền kinh tế mở cửa như: hàng không, ô tô...
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi nhóm ngành thực phẩm, xuất khẩu nông sản sẽ gây bất ngờ trong quý 4 do giá nông sản thế giới đang tăng cao nhất trong 10 năm nay nên nhóm ngành này sẽ có đột biến về cả giá và lợi nhuận trong quý.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Theo tôi nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp hay nhóm cổ phiếu điện, tiện ích có lẽ là nhóm có thể gây bất ngờ. Một số cổ phiếu có thể có diễn biến giao dịch sôi động.
Bà Hồ Nguyễn Thủy Tiên - Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Tôi cho rằng kết quả kinh doanh quý 4 của một số doanh nghiệp tốt, rất tốt so với quý 3 sẽ là tin tích cực hỗ trợ cho giá cổ phiếu giai đoạn này. Ví dụ: DBC, HDG, BCG... sẽ là những doanh nghiệp kỳ vọng cho lợi nhuận quý 4 tích cực.
Tuy nhiên, khi nhiều cổ phiếu giá đã phản ánh một phần trước khi công bố kết quả kinh doanh nên khả năng, khi tin lợi nhuận quý 4 ra, giá sẽ tiếp tục tăng nhưng tăng rất ít, hoặc không tăng.
Về định giá các nhóm ngành, những ngành như nông nghiệp, phân phối và sản xuất phụ tùng ô tô không thay đổi quá nhiều bất chấp lợi nhuận sụt giảm mạnh. Tương tự, ngành ngân hàng, kho vận chứng kiến mức định giá dao động trong biên độ hẹp nhưng tăng trưởng lãi ròng Q3/2021 lại tương đối khả quan. Đây cũng là hai ngành mà tôi đánh giá cao về khả năng được tái định giá trong những tháng cuối năm, khi tính đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự phóng trong Q4/2021 cũng như cho năm 2022.
Trong khi lo ngại về chất lượng tài sản của nhóm ngân hàng khiến sau làn sóng Covid thứ tư nhiều khả năng là nguyên nhân chính cho diễn biến định giá ngành. Chúng tôi cũng tin rằng việc các ngân hàng đã trích lập dự phòng mạnh tay trong Q3 cũng hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngành trong các quý tiếp theo trong bối cảnh các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong điều kiện bình thường mới cùng với các gói hỗ trợ của Chính phủ liên quan tới thuế và lãi suất đang được kỳ vọng trong thời gian tới.