Xuất khẩu của Trung Quốc giữ đà lao dốc
“Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm sâu trong tháng 2, cho thấy sự suy giảm nhu cầu trên toàn cầu”
Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 2 vừa qua, cho thấy những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách nước này phải đối mặt trong việc giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu công bố ngày 8/3 cho thấy, giá trị xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tính bằng đồng USD giảm 25,4% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2009.
Xuất khẩu giảm tháng thứ 16 liên tiếp, với mức giảm 13,8%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 2 là 32,6 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những người đang tham dự kỳ họp Quốc hội thường niên nước này ở Bắc Kinh để lên các kế hoạch kinh tế - khó đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 6,5-7% như đề ra trong năm nay.
“Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm sâu trong tháng 2, cho thấy sự suy giảm nhu cầu trên toàn cầu”, ông Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế khu vực châu Á của ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, nhận định. “Những hy vọng về sự phục hồi toàn cầu cần phải được kiểm soát bởi những con số như thế này. Nhiều người có thể nói đó là do kỳ nghỉ Tết ở Trung Quốc, nhưng những con số này vẫn cho thấy thách thức lớn”.
Trước những bất ổn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, tại kỳ họp Quốc hội năm nay, Chính phủ Trung Quốc không đặt ra mục tiêu cụ thể cho kim ngạch thương mại. Năm ngoái, nước này đặt ra mục tiêu thương mại, nhưng cuối cùng không đạt được.
Theo các chuyên gia, các thống kê về xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 có thể bị bóp méo bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Bởi vậy, một số ý kiến cho rằng phải chờ cho tới khi có số liệu của cả quý 1 thì có thể đưa ra đánh giá chính xác.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang tất cả các đối tác thương mại lớn đều giảm mạnh trong tháng 2. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường Mỹ, Brazil, Canada, Đức, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng giảm trên 20%.
Mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đến nay vẫn chưa nhận được hỗ trợ đáng kể từ sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến dự báo xuất khẩu của Trung Quốc giảm 14,5% trong tháng 2.
“Lại thêm một nhân tố gây sốc nữa. Trung Quốc có thể cần thêm biện pháp kích cầu bằng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Như vậy, sự ổn định của đồng Nhân dân tệ có thể bị ảnh hưởng”, ông Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính tại Rabobank ở Hồng Kông, nhận định.
Những con số thống kê khác cũng làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu nội địa của Trung Quốc. Trong tháng 2, doanh số thị trường ôtô nước này giảm 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu công bố ngày 8/3 cho thấy, giá trị xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tính bằng đồng USD giảm 25,4% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2009.
Xuất khẩu giảm tháng thứ 16 liên tiếp, với mức giảm 13,8%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 2 là 32,6 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những người đang tham dự kỳ họp Quốc hội thường niên nước này ở Bắc Kinh để lên các kế hoạch kinh tế - khó đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 6,5-7% như đề ra trong năm nay.
“Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm sâu trong tháng 2, cho thấy sự suy giảm nhu cầu trên toàn cầu”, ông Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế khu vực châu Á của ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, nhận định. “Những hy vọng về sự phục hồi toàn cầu cần phải được kiểm soát bởi những con số như thế này. Nhiều người có thể nói đó là do kỳ nghỉ Tết ở Trung Quốc, nhưng những con số này vẫn cho thấy thách thức lớn”.
Trước những bất ổn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, tại kỳ họp Quốc hội năm nay, Chính phủ Trung Quốc không đặt ra mục tiêu cụ thể cho kim ngạch thương mại. Năm ngoái, nước này đặt ra mục tiêu thương mại, nhưng cuối cùng không đạt được.
Theo các chuyên gia, các thống kê về xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 có thể bị bóp méo bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Bởi vậy, một số ý kiến cho rằng phải chờ cho tới khi có số liệu của cả quý 1 thì có thể đưa ra đánh giá chính xác.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang tất cả các đối tác thương mại lớn đều giảm mạnh trong tháng 2. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường Mỹ, Brazil, Canada, Đức, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng giảm trên 20%.
Mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đến nay vẫn chưa nhận được hỗ trợ đáng kể từ sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến dự báo xuất khẩu của Trung Quốc giảm 14,5% trong tháng 2.
“Lại thêm một nhân tố gây sốc nữa. Trung Quốc có thể cần thêm biện pháp kích cầu bằng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Như vậy, sự ổn định của đồng Nhân dân tệ có thể bị ảnh hưởng”, ông Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính tại Rabobank ở Hồng Kông, nhận định.
Những con số thống kê khác cũng làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu nội địa của Trung Quốc. Trong tháng 2, doanh số thị trường ôtô nước này giảm 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.