Xuất khẩu dệt may sang Mỹ: Vừa làm vừa... đếm!
Cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam của Mỹ chưa được gỡ bỏ, do vậy, các nhà xuất khẩu phải vừa làm vừa... đếm
Cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ chưa được gỡ bỏ, do vậy dù hợp đồng đang có xu hướng tăng lên nhưng các nhà xuất khẩu luôn dặn dò nhau phải vừa làm vừa... đếm.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM (Agtek): “Các nhà nhập khẩu Mỹ đã quay trở lại đặt hàng. Thời khắc nan giải tạm thời đã qua. Ngay các đối tác của chúng tôi theo dõi rất sát tình hình ở Bộ Thương mại Mỹ và nhận định tình hình đã sáng sủa”.
Đơn hàng đã trở lại
Nhiều doanh nghiệp của Agtek cũng đã nhận được đơn hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ cho quí 4 năm nay và những tháng đầu năm 2008. Riêng Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 của ông Hồng đã nhận được số lượng đơn hàng khá lớn.
“Bình thường, chúng tôi nhận được đơn đặt hàng khoảng 150.000 sản phẩm mỗi tháng, những tháng bị ảnh hưởng số lượng giảm xuống còn 120.000, còn từ tháng 9 trở đi số lượng tăng khoảng 200.000 sản phẩm/tháng” - ông Hồng nói.
Đặc biệt, theo phân tích của ông Hồng, giá đơn đặt hàng trong các quí tới còn tốt hơn khi đã tăng lên được 10% so với năm ngoái. “Nếu như trước đây nhiều doanh nghiệp lo ngại phải đóng cửa nhà máy thì bây giờ đang lo thiếu công nhân làm việc” - ông Hồng nói.
Một nhà nhập khẩu Mỹ có văn phòng đại diện tại Tp.HCM cũng cho hay do tình hình thị trường Mỹ đã “có vẻ tốt hơn”, đồng thời cơ chế giám sát hàng dệt may do Bộ Thương mại Mỹ đặt ra đến giờ chưa có khả năng dẫn đến một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam. Đó là lý do để một số nhà nhập khẩu Mỹ tăng đơn hàng trở lại với Việt Nam.
“Ngành dệt may của chúng ta thật sự có bị ảnh hưởng, nhưng thực tế chính các nhà nhập khẩu cũng đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định rút, hoặc tiếp tục đặt hàng tại Việt Nam cho các tháng sắp tới” - ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), khẳng định.
Ông Ân cũng cho rằng ở các nhóm mã hàng có số lượng xuất khẩu lớn (vốn nằm trong tầm ngắm kiểm soát của Bộ Thương mại Mỹ), hầu hết các doanh nghiệp đều tiếp tục có đơn hàng ký kết.
Cho nên chỉ tiêu phát triển của ngành trong năm nay vẫn sẽ đạt được 7,3-7,5 tỉ USD vì sau 7 tháng đầu năm 2007, toàn ngành không chỉ tập trung vào riêng thị trường Mỹ, mà đã chủ động rải đều ở tất cả thị trường ngay từ đầu năm như khuyến cáo của Vitas.
Vẫn trong tầm ngắm
Theo ông Lê Văn Đạo, tổng thư ký Vitas, lo ngại về vụ kiện chống bán phá giá tạm lắng là do số lượng hàng dệt may xuất khẩu đi Mỹ tăng không quá 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá của các đơn hàng thực hiện trong thời gian qua cũng không quá thấp “đến độ khiến người ta nghi ngờ phá giá”, ông Đạo nói.
Mặt hàng T-shirt, giá có giảm so với năm ngoái, nhưng mức giảm này được cho là có nguyên nhân khách quan. Áo len sợi tổng hợp giá có giảm so với năm ngoái đến 64,8%, nhưng mặt hàng này chiếm chưa tới... 0,01% thị phần tại Mỹ.
“Chính các nhà nhập khẩu cũng theo dõi sát sao số lượng hàng đã xuất từ Việt Nam. Nếu họ thấy chúng ta có lượng xuất tăng đột biến với giá thấp, chắc chắn họ sẽ rút vì sợ bị vạ lây. Nhưng họ vẫn tiếp tục, điều đó chứng tỏ sự kỳ vọng khá lớn của họ trong cơ cấu đặt hàng tại Việt Nam là một tín hiệu khá lạc quan”, một chuyên gia trong ngành nhận xét.
Theo ông này, phải đến giữa hoặc cuối tháng tám, các số liệu đầu tiên về giám sát hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ mới được phía Mỹ công bố. Và sau thời điểm này, các biện pháp gây khó cho ngành dệt may Việt Nam mới có thể được phía Mỹ đưa ra.
Do vậy, các khó khăn, nếu có cũng chỉ xảy ra từ qúy 1/2008, các tháng còn lại của năm 2007 cơ bản sẽ không có chuyện gì nghiêm trọng”, vị chuyên gia này nhận định tiếp.
Theo ông Lê Quốc Ân, các tháng còn lại ngành dệt may tiếp tục giữ vững tốc độ xuất khẩu, tiếp tục tiếp cận với thị trường Mỹ nhưng phải giám sát chặt chẽ số lượng xuất khẩu, đặc biệt là tiếp tục thực hiện các mã hàng có đơn giá cao, tránh sa đà vào các đơn hàng nhỏ lẻ với giá thấp.
Ông Ân khuyến cáo các doanh nghiệp cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp tục củng cố sổ sách kế toán cũng như các hóa đơn nhập khẩu nguyên phụ liệu một cách nghiêm túc. “Không có sự cẩn thận nào là thừa cả. Chúng ta càng chủ động phòng chống sẽ càng tránh được các nguy cơ gây bất lợi xảy ra khi thời gian còn lại quá ít” - ông Ân nói.
Cũng theo ông Ân, quyết định của Bộ Thương mại về việc dừng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất hàng dệt may, hàng dệt may bán thành phẩm, nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Mỹ là biện pháp ngăn ngừa chuyển tải hàng dệt may bất hợp pháp.
Ban điều hành dệt may của bộ lẫn Vitas tiếp tục theo dõi rất sát các động thái xuất khẩu của từng doanh nghiệp trong thời gian tới.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM (Agtek): “Các nhà nhập khẩu Mỹ đã quay trở lại đặt hàng. Thời khắc nan giải tạm thời đã qua. Ngay các đối tác của chúng tôi theo dõi rất sát tình hình ở Bộ Thương mại Mỹ và nhận định tình hình đã sáng sủa”.
Đơn hàng đã trở lại
Nhiều doanh nghiệp của Agtek cũng đã nhận được đơn hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ cho quí 4 năm nay và những tháng đầu năm 2008. Riêng Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 của ông Hồng đã nhận được số lượng đơn hàng khá lớn.
“Bình thường, chúng tôi nhận được đơn đặt hàng khoảng 150.000 sản phẩm mỗi tháng, những tháng bị ảnh hưởng số lượng giảm xuống còn 120.000, còn từ tháng 9 trở đi số lượng tăng khoảng 200.000 sản phẩm/tháng” - ông Hồng nói.
Đặc biệt, theo phân tích của ông Hồng, giá đơn đặt hàng trong các quí tới còn tốt hơn khi đã tăng lên được 10% so với năm ngoái. “Nếu như trước đây nhiều doanh nghiệp lo ngại phải đóng cửa nhà máy thì bây giờ đang lo thiếu công nhân làm việc” - ông Hồng nói.
Một nhà nhập khẩu Mỹ có văn phòng đại diện tại Tp.HCM cũng cho hay do tình hình thị trường Mỹ đã “có vẻ tốt hơn”, đồng thời cơ chế giám sát hàng dệt may do Bộ Thương mại Mỹ đặt ra đến giờ chưa có khả năng dẫn đến một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam. Đó là lý do để một số nhà nhập khẩu Mỹ tăng đơn hàng trở lại với Việt Nam.
“Ngành dệt may của chúng ta thật sự có bị ảnh hưởng, nhưng thực tế chính các nhà nhập khẩu cũng đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định rút, hoặc tiếp tục đặt hàng tại Việt Nam cho các tháng sắp tới” - ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), khẳng định.
Ông Ân cũng cho rằng ở các nhóm mã hàng có số lượng xuất khẩu lớn (vốn nằm trong tầm ngắm kiểm soát của Bộ Thương mại Mỹ), hầu hết các doanh nghiệp đều tiếp tục có đơn hàng ký kết.
Cho nên chỉ tiêu phát triển của ngành trong năm nay vẫn sẽ đạt được 7,3-7,5 tỉ USD vì sau 7 tháng đầu năm 2007, toàn ngành không chỉ tập trung vào riêng thị trường Mỹ, mà đã chủ động rải đều ở tất cả thị trường ngay từ đầu năm như khuyến cáo của Vitas.
Vẫn trong tầm ngắm
Theo ông Lê Văn Đạo, tổng thư ký Vitas, lo ngại về vụ kiện chống bán phá giá tạm lắng là do số lượng hàng dệt may xuất khẩu đi Mỹ tăng không quá 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá của các đơn hàng thực hiện trong thời gian qua cũng không quá thấp “đến độ khiến người ta nghi ngờ phá giá”, ông Đạo nói.
Mặt hàng T-shirt, giá có giảm so với năm ngoái, nhưng mức giảm này được cho là có nguyên nhân khách quan. Áo len sợi tổng hợp giá có giảm so với năm ngoái đến 64,8%, nhưng mặt hàng này chiếm chưa tới... 0,01% thị phần tại Mỹ.
“Chính các nhà nhập khẩu cũng theo dõi sát sao số lượng hàng đã xuất từ Việt Nam. Nếu họ thấy chúng ta có lượng xuất tăng đột biến với giá thấp, chắc chắn họ sẽ rút vì sợ bị vạ lây. Nhưng họ vẫn tiếp tục, điều đó chứng tỏ sự kỳ vọng khá lớn của họ trong cơ cấu đặt hàng tại Việt Nam là một tín hiệu khá lạc quan”, một chuyên gia trong ngành nhận xét.
Theo ông này, phải đến giữa hoặc cuối tháng tám, các số liệu đầu tiên về giám sát hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ mới được phía Mỹ công bố. Và sau thời điểm này, các biện pháp gây khó cho ngành dệt may Việt Nam mới có thể được phía Mỹ đưa ra.
Do vậy, các khó khăn, nếu có cũng chỉ xảy ra từ qúy 1/2008, các tháng còn lại của năm 2007 cơ bản sẽ không có chuyện gì nghiêm trọng”, vị chuyên gia này nhận định tiếp.
Theo ông Lê Quốc Ân, các tháng còn lại ngành dệt may tiếp tục giữ vững tốc độ xuất khẩu, tiếp tục tiếp cận với thị trường Mỹ nhưng phải giám sát chặt chẽ số lượng xuất khẩu, đặc biệt là tiếp tục thực hiện các mã hàng có đơn giá cao, tránh sa đà vào các đơn hàng nhỏ lẻ với giá thấp.
Ông Ân khuyến cáo các doanh nghiệp cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp tục củng cố sổ sách kế toán cũng như các hóa đơn nhập khẩu nguyên phụ liệu một cách nghiêm túc. “Không có sự cẩn thận nào là thừa cả. Chúng ta càng chủ động phòng chống sẽ càng tránh được các nguy cơ gây bất lợi xảy ra khi thời gian còn lại quá ít” - ông Ân nói.
Cũng theo ông Ân, quyết định của Bộ Thương mại về việc dừng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất hàng dệt may, hàng dệt may bán thành phẩm, nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Mỹ là biện pháp ngăn ngừa chuyển tải hàng dệt may bất hợp pháp.
Ban điều hành dệt may của bộ lẫn Vitas tiếp tục theo dõi rất sát các động thái xuất khẩu của từng doanh nghiệp trong thời gian tới.