Xuất khẩu điều “vấp” khủng hoảng tài chính
Cả lượng và giá xuất khẩu đều giảm, khiến mức kim ngạch dự kiến trong năm 2008 của ngành điều trở nên khó đạt
Cả lượng và giá xuất khẩu đều giảm, khiến mức kim ngạch dự kiến trong năm 2008 của ngành điều trở nên khó đạt.
Ông Nguyễn Đức Thanh, quyền Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết: theo kế hoạch năm 2008, sản lượng xuất khẩu toàn ngành ước đạt 170 ngàn tấn nhân điều các loại. Kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 950 triệu USD, tăng gần 12% về số lượng và tăng khoảng 46% về trị giá so với năm 2007.
Nếu đạt được kết quả này, năm 2008 sẽ là năm thứ 3 liên tiếp (2006- 2007- 2008), Việt Nam giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu điều nhân.
Nhưng lượng xuất khẩu điều trong các tháng gần đây đã liên tục sụt giảm. Tính đến hết tháng 11/2008, tổng sản lượng xuất khẩu của toàn ngành mới đạt 150 ngàn tấn. Tổng kim ngạch đạt 830 triệu USD.
Cũng trong tháng 11, giá điều xuất khẩu trung bình nước ta chỉ đạt 5.139 USD/tấn, giảm 481 USD/tấn so với tháng trước.
Mặc dù, đại diện hiệp hội cho rằng sản lượng điều tiêu thụ điều trong tháng 12 này sẽ tăng trở lại do sắp đến Tết Dương lịch, nhưng quả thật mức kim ngạch 120 triệu USD trong tháng này là không dễ.
Lý giải về nguyên nhân khiến ngành điều gặp khó, ông Thanh cho rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho sức mua giảm mạnh tại những thị trường trọng điểm xuất khẩu nhân điều của Việt Nam, như Mỹ và một số quốc gia châu Âu.
Theo ông Thanh, điều này cũng có một phần nguyên nhân từ dự báo không chính xác về nhu cầu thị trường thế giới. Bên cạnh đó, còn là hàng loạt các thông tin về chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng từ đầu năm đã đẩy lãi suất lên cao, thông tin về khủng hoảng tài chính toàn cầu...
Với dự báo khủng hoảng tài chính toàn cầu còn diễn biến khá phức tạp nên có thể số lượng xuất khẩu điều nhân của Việt Nam vào những thị trường như Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu sẽ vẫn giảm trong năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Thanh, thị trường điều thế giới có thể sẽ quay lại một chu kỳ tăng trưởng mới sau năm 2009.
Để đón đầu chu kỳ này, thay mặt Hiệp hội, ông Thanh kiến nghị Chính phủ cần xem xét bỏ thuế nhập khẩu hạt điều thô vì hiện nay, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 50% công suất.
Ông Nguyễn Đức Thanh, quyền Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết: theo kế hoạch năm 2008, sản lượng xuất khẩu toàn ngành ước đạt 170 ngàn tấn nhân điều các loại. Kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 950 triệu USD, tăng gần 12% về số lượng và tăng khoảng 46% về trị giá so với năm 2007.
Nếu đạt được kết quả này, năm 2008 sẽ là năm thứ 3 liên tiếp (2006- 2007- 2008), Việt Nam giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu điều nhân.
Nhưng lượng xuất khẩu điều trong các tháng gần đây đã liên tục sụt giảm. Tính đến hết tháng 11/2008, tổng sản lượng xuất khẩu của toàn ngành mới đạt 150 ngàn tấn. Tổng kim ngạch đạt 830 triệu USD.
Cũng trong tháng 11, giá điều xuất khẩu trung bình nước ta chỉ đạt 5.139 USD/tấn, giảm 481 USD/tấn so với tháng trước.
Mặc dù, đại diện hiệp hội cho rằng sản lượng điều tiêu thụ điều trong tháng 12 này sẽ tăng trở lại do sắp đến Tết Dương lịch, nhưng quả thật mức kim ngạch 120 triệu USD trong tháng này là không dễ.
Lý giải về nguyên nhân khiến ngành điều gặp khó, ông Thanh cho rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho sức mua giảm mạnh tại những thị trường trọng điểm xuất khẩu nhân điều của Việt Nam, như Mỹ và một số quốc gia châu Âu.
Theo ông Thanh, điều này cũng có một phần nguyên nhân từ dự báo không chính xác về nhu cầu thị trường thế giới. Bên cạnh đó, còn là hàng loạt các thông tin về chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng từ đầu năm đã đẩy lãi suất lên cao, thông tin về khủng hoảng tài chính toàn cầu...
Với dự báo khủng hoảng tài chính toàn cầu còn diễn biến khá phức tạp nên có thể số lượng xuất khẩu điều nhân của Việt Nam vào những thị trường như Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu sẽ vẫn giảm trong năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Thanh, thị trường điều thế giới có thể sẽ quay lại một chu kỳ tăng trưởng mới sau năm 2009.
Để đón đầu chu kỳ này, thay mặt Hiệp hội, ông Thanh kiến nghị Chính phủ cần xem xét bỏ thuế nhập khẩu hạt điều thô vì hiện nay, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 50% công suất.