Xuất khẩu lao động: “Đừng quá “thổi phồng” thị trường Mỹ”
“Nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được những đơn hàng lớn vẫn đành “bó tay” vì không thể xin được visa”
Sau khi hai doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước thông báo đã đưa được những lao động đầu tiên sang Mỹ, nhiều người đang “háo hức” tìm kiếm thông tin về thị trường này.
Trao đổi về vấn đề này với VnEconomy, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nói:
- Mỹ có nhu cầu rất lớn về sử dụng lao động nhập cư và thu nhập của lao động tại Mỹ hiện cũng thuộc hàng “đỉnh” nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc xuất khẩu lao động sang Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù Cục đã cho phép doanh nghiệp thí điểm nhưng xem ra vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể.
Có thể nói, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình trạng “dò dẫm” từng bước vào thị trường này.
Ngoài ra, thủ tục để nhận lao động nước ngoài tại Mỹ rất phức tạp. Thông thường, doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài phải trải qua những quy định hết sức nghiêm ngặt. Trước khi nộp hồ sơ xin tuyển dụng cho Bộ Lao động Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải chứng minh được trong một thời gian dài bằng nhiều cách, họ vẫn chưa thể tuyển được lao động trong nước.
Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Bộ Lao động Hoa Kỳ cấp giấy xác nhận cho phép nhà tuyển dụng được tuyển lao động nước ngoài. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ mang giấy phép này nộp cho bộ phận di trú của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại các nước.
Tại các nước, lao động có nhu cầu xuất khẩu phải trực tiếp đến phòng di trú và nhập tịch (chịu trách nhiệm chấp thuận hồ sơ bảo lãnh cho người tuyển dụng muốn bảo lãnh người lao động qua Mỹ làm việc) và phòng visa không di dân (có nhiệm vụ xem xét từng trường hợp cụ thể để xem người lao động xin visa có đủ điều kiện vào Mỹ làm việc hay không), để làm mọi thủ tục.
Thưa ông, trước đây cũng đã có một số doanh nghiệp thí điểm khai thác thị trường này nhưng không được phía Mỹ thẩm định hợp đồng. Lần này, mọi việc có khả quan không?
Hiện, có 5 doanh nghiệp xin phép khai thác thị trường Mỹ. Về phía nhà quản lý, chúng tôi luôn khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp tìm kiếm và khai thông thị trường mới một cách hợp pháp.
Mỹ là thị trường thu nhập cao, nếu các doanh nghiệp khai thông và phát triển được là rất tốt.
Thực tế, các doanh nghiệp cũng đã đưa được lao động sang Mỹ. Đó là lao động của Công ty TTLC với số lượng 18 người và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế là 2 người. Tuy nhiên, với con số đếm được đầu ngón tay như vậy chưa nói lên được điều gì.
Phía Mỹ cũng chưa có bất kỳ một văn bản hay thỏa thuận nào với Chính phủ Việt Nam về hợp tác xuất khẩu lao động. Vì thế, chúng ta cũng đừng quá “thổi phồng” thị trường Mỹ, gây ảo tưởng cho người lao động.
Tìm kiếm thị trường mới là việc nên làm, song thay vì quá chú trọng và đề cao những thị trường thu nhập cao, trong đó có Mỹ, chúng ta hãy làm tốt và phát triển những thị trường truyền thống. Xuất khẩu lao động cũng là một hình thức kinh doanh, vì thế hãy chọn giải pháp “đông khách hơn lắm lời”.
Vậy theo ông, khó khăn lớn trong việc khai thông thị trường Mỹ là gì?
Theo tôi biết đó là thủ tục xin cấp visa lao động từ phía Mỹ. Nhiều lao động Việt Nam đã bị từ chối khi làm thủ tục này.
Đặc biệt , Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam quy định, chỉ phỏng vấn và giải quyết visa theo hình thức cá nhân, vì thế sẽ rất khó khăn khi xin visa với số lượng lớn. Đây chính là trở ngại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam. Thế mới có chuyện nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được những đơn hàng lớn vẫn đành “bó tay” vì không thể xin được visa.
Ví dụ Công ty TTLC vừa qua đưa đi phỏng vấn 20 người thì chỉ có 3 người đạt. Hoặc “hài hước” hơn, có những lao động đã bị loại hồ sơ sau buổi buổi phỏng vấn chỉ vì đã thành thật: chúng tôi được một công ty xuất khẩu lao động giới thiệu với phí 6.000 - 7.000 USD.
Ngoài ra, nguồn lao động cũng là vấn đề lớn. Muốn được đi Mỹ làm việc, ngoài đòi hỏi lao động có tay nghề cao (chẳng hạn, lao động thợ hàn phải có tay nghề làm việc tại các nhà máy đóng tàu lớn), lao động phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, trình độ tiếng Anh nghe nói lưu loát… Với những yêu cầu này, khó có lao động phổ thông nào có thể đáp ứng được.
Là cơ quan quản lý, các ông có cách gì giúp doanh nghiệp và người lao động không?
Theo thống kê của chúng tôi, hiện có khoảng gần 40 nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam và mỗi thị trường có một quy định riêng về việc tiếp nhận lao động nhập cư.
Riêng thị trường Mỹ, cho đến thời điểm này vẫn chưa có sự hợp tác hai bên về lĩnh vực xuất khẩu lao động nên mọi việc gần như doanh nghiệp vẫn phải tự xoay xở.
Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp về phần luật và những pháp lý có liên quan, giúp doanh nghiệp khai thác thị trường đúng luật, hợp pháp.
Chúng tôi cũng có thể tư vấn, giúp lao động có được nguồn thông tin chính thống, tránh sự lợi dụng của những đối tượng cò mồi.
Trao đổi về vấn đề này với VnEconomy, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nói:
- Mỹ có nhu cầu rất lớn về sử dụng lao động nhập cư và thu nhập của lao động tại Mỹ hiện cũng thuộc hàng “đỉnh” nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc xuất khẩu lao động sang Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù Cục đã cho phép doanh nghiệp thí điểm nhưng xem ra vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể.
Có thể nói, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình trạng “dò dẫm” từng bước vào thị trường này.
Ngoài ra, thủ tục để nhận lao động nước ngoài tại Mỹ rất phức tạp. Thông thường, doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài phải trải qua những quy định hết sức nghiêm ngặt. Trước khi nộp hồ sơ xin tuyển dụng cho Bộ Lao động Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải chứng minh được trong một thời gian dài bằng nhiều cách, họ vẫn chưa thể tuyển được lao động trong nước.
Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Bộ Lao động Hoa Kỳ cấp giấy xác nhận cho phép nhà tuyển dụng được tuyển lao động nước ngoài. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ mang giấy phép này nộp cho bộ phận di trú của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại các nước.
Tại các nước, lao động có nhu cầu xuất khẩu phải trực tiếp đến phòng di trú và nhập tịch (chịu trách nhiệm chấp thuận hồ sơ bảo lãnh cho người tuyển dụng muốn bảo lãnh người lao động qua Mỹ làm việc) và phòng visa không di dân (có nhiệm vụ xem xét từng trường hợp cụ thể để xem người lao động xin visa có đủ điều kiện vào Mỹ làm việc hay không), để làm mọi thủ tục.
Thưa ông, trước đây cũng đã có một số doanh nghiệp thí điểm khai thác thị trường này nhưng không được phía Mỹ thẩm định hợp đồng. Lần này, mọi việc có khả quan không?
Hiện, có 5 doanh nghiệp xin phép khai thác thị trường Mỹ. Về phía nhà quản lý, chúng tôi luôn khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp tìm kiếm và khai thông thị trường mới một cách hợp pháp.
Mỹ là thị trường thu nhập cao, nếu các doanh nghiệp khai thông và phát triển được là rất tốt.
Thực tế, các doanh nghiệp cũng đã đưa được lao động sang Mỹ. Đó là lao động của Công ty TTLC với số lượng 18 người và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế là 2 người. Tuy nhiên, với con số đếm được đầu ngón tay như vậy chưa nói lên được điều gì.
Phía Mỹ cũng chưa có bất kỳ một văn bản hay thỏa thuận nào với Chính phủ Việt Nam về hợp tác xuất khẩu lao động. Vì thế, chúng ta cũng đừng quá “thổi phồng” thị trường Mỹ, gây ảo tưởng cho người lao động.
Tìm kiếm thị trường mới là việc nên làm, song thay vì quá chú trọng và đề cao những thị trường thu nhập cao, trong đó có Mỹ, chúng ta hãy làm tốt và phát triển những thị trường truyền thống. Xuất khẩu lao động cũng là một hình thức kinh doanh, vì thế hãy chọn giải pháp “đông khách hơn lắm lời”.
Vậy theo ông, khó khăn lớn trong việc khai thông thị trường Mỹ là gì?
Theo tôi biết đó là thủ tục xin cấp visa lao động từ phía Mỹ. Nhiều lao động Việt Nam đã bị từ chối khi làm thủ tục này.
Đặc biệt , Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam quy định, chỉ phỏng vấn và giải quyết visa theo hình thức cá nhân, vì thế sẽ rất khó khăn khi xin visa với số lượng lớn. Đây chính là trở ngại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam. Thế mới có chuyện nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được những đơn hàng lớn vẫn đành “bó tay” vì không thể xin được visa.
Ví dụ Công ty TTLC vừa qua đưa đi phỏng vấn 20 người thì chỉ có 3 người đạt. Hoặc “hài hước” hơn, có những lao động đã bị loại hồ sơ sau buổi buổi phỏng vấn chỉ vì đã thành thật: chúng tôi được một công ty xuất khẩu lao động giới thiệu với phí 6.000 - 7.000 USD.
Ngoài ra, nguồn lao động cũng là vấn đề lớn. Muốn được đi Mỹ làm việc, ngoài đòi hỏi lao động có tay nghề cao (chẳng hạn, lao động thợ hàn phải có tay nghề làm việc tại các nhà máy đóng tàu lớn), lao động phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, trình độ tiếng Anh nghe nói lưu loát… Với những yêu cầu này, khó có lao động phổ thông nào có thể đáp ứng được.
Là cơ quan quản lý, các ông có cách gì giúp doanh nghiệp và người lao động không?
Theo thống kê của chúng tôi, hiện có khoảng gần 40 nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam và mỗi thị trường có một quy định riêng về việc tiếp nhận lao động nhập cư.
Riêng thị trường Mỹ, cho đến thời điểm này vẫn chưa có sự hợp tác hai bên về lĩnh vực xuất khẩu lao động nên mọi việc gần như doanh nghiệp vẫn phải tự xoay xở.
Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp về phần luật và những pháp lý có liên quan, giúp doanh nghiệp khai thác thị trường đúng luật, hợp pháp.
Chúng tôi cũng có thể tư vấn, giúp lao động có được nguồn thông tin chính thống, tránh sự lợi dụng của những đối tượng cò mồi.