Xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trở lại
Đây được xem là những dấu hiệu mới nhất cho thấy sự bình ổn trở lại của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc bật tăng mạnh trong tháng 3, trong khi tốc độ giảm nhập khẩu của nước này chậm lại do giá hàng hóa cơ bản hồi phục. Đây được xem là những dấu hiệu mới nhất cho thấy sự bình ổn trở lại của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu thống kê công bố sáng 13/4 cho biết giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng đồng Nhân dân tệ tăng 18,7% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 21% trong tháng 2. Nhập khẩu giảm tháng thứ 17 liên tiếp, nhưng mức giảm chỉ còn 1,7%.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 3 đạt 194,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 30 tỷ USD.
Sự phục hồi xuất khẩu của Trung Quốc có thể cho thấy nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng khả quan hơn dự báo trong quý 1. Giới phân tích dự báo mức tăng trưởng GDP quý 1 mà Trung Quốc dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu tuần này sẽ là 6,7%.
Quý 4/2015, GDP của Trung Quốc tăng 6,8%.
Chuyên gia kinh tế Iris Pang thuộc công ty Natixis có trụ sở ở Hồng Kông nhận định sự phục hồi xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 không chỉ phản ánh các yếu tố mùa vụ mà có thể còn cho thấy sự khởi sắc của nhu cầu.
“Đây là một con số khá tích cực”, bà Pang nói, nhưng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã bước qua giai đoạn tồi tệ nhất. “Vẫn cần phải có thêm những bằng chứng khác để khẳng định toàn bộ ngành sản xuất của Trung Quốc đã quay trở lại đúng hướng đi”.
Các số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã đưa thị trường chứng khoán nước này tăng điểm mạnh sáng nay, lên gần mức cao nhất 3 tháng. Chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải tăng 2,3% lúc 10h31 theo giờ địa phương. Các thị trường chủ chốt khác trong khu vực, từ Hồng Kông tới Tokyo cũng tăng điểm.
Thời gian gần đây, kinh tế Trung Quốc đã phát đi một số tín hiệu khởi sắc. Số liệu công bố hôm 1/4 cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 3 vừa qua sau 9 tháng giảm liên tiếp.
Theo đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức 50,2 điểm trong tháng 3, từ mức 49 điểm trong tháng 2, và cao hơn dự báo 49,3 điểm mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Trong cuộc gặp mới đây với ngoại trưởng Đức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nhiều số liệu kinh tế của nước này đã cải thiện trong quý 1. Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường cũng nói xu hướng khởi sắc của nền kinh tế Trung Quốc còn chưa bền vững do ảnh hưởng của sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu và biến động thị trường.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 12/4 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng nâng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thêm 0,2 điểm phần trăm trong năm nay và năm tới trên cơ sở những dấu hiệu về “sự vững vàng của nhu cầu trong nước” cũng như tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ bù đắp sự suy yếu của ngành sản xuất.
Theo dự báo mà IMF đưa ra, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, so với mức dự báo tăng 6,3% đưa ra trước đó.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu thống kê công bố sáng 13/4 cho biết giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng đồng Nhân dân tệ tăng 18,7% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 21% trong tháng 2. Nhập khẩu giảm tháng thứ 17 liên tiếp, nhưng mức giảm chỉ còn 1,7%.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 3 đạt 194,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 30 tỷ USD.
Sự phục hồi xuất khẩu của Trung Quốc có thể cho thấy nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng khả quan hơn dự báo trong quý 1. Giới phân tích dự báo mức tăng trưởng GDP quý 1 mà Trung Quốc dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu tuần này sẽ là 6,7%.
Quý 4/2015, GDP của Trung Quốc tăng 6,8%.
Chuyên gia kinh tế Iris Pang thuộc công ty Natixis có trụ sở ở Hồng Kông nhận định sự phục hồi xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 không chỉ phản ánh các yếu tố mùa vụ mà có thể còn cho thấy sự khởi sắc của nhu cầu.
“Đây là một con số khá tích cực”, bà Pang nói, nhưng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã bước qua giai đoạn tồi tệ nhất. “Vẫn cần phải có thêm những bằng chứng khác để khẳng định toàn bộ ngành sản xuất của Trung Quốc đã quay trở lại đúng hướng đi”.
Các số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã đưa thị trường chứng khoán nước này tăng điểm mạnh sáng nay, lên gần mức cao nhất 3 tháng. Chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải tăng 2,3% lúc 10h31 theo giờ địa phương. Các thị trường chủ chốt khác trong khu vực, từ Hồng Kông tới Tokyo cũng tăng điểm.
Thời gian gần đây, kinh tế Trung Quốc đã phát đi một số tín hiệu khởi sắc. Số liệu công bố hôm 1/4 cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 3 vừa qua sau 9 tháng giảm liên tiếp.
Theo đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức 50,2 điểm trong tháng 3, từ mức 49 điểm trong tháng 2, và cao hơn dự báo 49,3 điểm mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Trong cuộc gặp mới đây với ngoại trưởng Đức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nhiều số liệu kinh tế của nước này đã cải thiện trong quý 1. Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường cũng nói xu hướng khởi sắc của nền kinh tế Trung Quốc còn chưa bền vững do ảnh hưởng của sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu và biến động thị trường.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 12/4 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng nâng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thêm 0,2 điểm phần trăm trong năm nay và năm tới trên cơ sở những dấu hiệu về “sự vững vàng của nhu cầu trong nước” cũng như tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ bù đắp sự suy yếu của ngành sản xuất.
Theo dự báo mà IMF đưa ra, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, so với mức dự báo tăng 6,3% đưa ra trước đó.