Xuất khẩu vàng: Lợi bất cập hại?
Thực tế, việc xuất khẩu vàng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng trong nước thời gian qua
Trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong hai tháng qua chỉ có 4 mặt hàng tăng, còn gần 20 mặt hàng khác giảm.
Tất cả các mặt hàng chủ lực như dầu khí, dệt may, thủy sản... đều giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN... đều giảm trên 20%.
Hai mặt hàng tăng là lúa gạo (tăng 113%) và đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của kim loại quý tăng 3.152,6% so cùng kỳ năm trước, ước đạt 939 triệu USD. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu vàng trở thành một điểm đáng chú ý.
Doanh nghiệp lãi lớn nhờ xuất khẩu vàng
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý và các sản phẩm có liên quan trong tháng 2/2008 không đáng kể, chỉ vào khoảng 130 triệu USD.
Thế nhưng, đến tháng 2/2009, con số đã vọt lên đến mức đáng kinh ngạc khi kim ngạch xuất khẩu loại hàng này ước tính lên đến trên 800 triệu USD.
Sở dĩ có mức tăng trưởng đột biến này, chủ yếu là do Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép xuất khẩu vàng miếng trong tháng 2 vừa qua.
Việc này không chỉ làm kim ngạch tăng đột biến mà còn giúp các doanh nghiệp kiếm được một khoản lãi lớn nhờ tái xuất được một lượng vàng miếng đáng kể đã nhập khẩu với giá thấp hơn từ nửa đầu năm ngoái.
Sự gia tăng đột biến kim ngạch xuất khẩu vàng cũng xuất phát từ thực tế giá vàng quốc tế đột ngột leo thang, trong khi giá vàng trong nước tuy có lên theo nhưng luôn có khoảng cách thấp hơn giá quốc tế từ 300.000 - 800.000 đồng/lượng.
Khoảng cách chênh lệch giá trong và ngoài nước khá lớn này cộng với những dòng người đổ xô đi bán vàng chốt lãi đã khiến việc xuất khẩu vàng trong nhiều ngày qua mang lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vàng đều cho rằng việc xuất khẩu vàng có ý nghĩa rất lớn, giúp lưu thông hàng hoá, khiến giá cả vàng trong nước ngang bằng với giá thế giới.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xuất khẩu vàng cũng giúp thu về một khoản ngoại tệ lớn góp phần ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán.
Được biết, việc xuất khẩu vàng được Ngân hàng Nhà nước quyết định diễn ra kín đáo và rất nhanh chóng đã mang lại hiệu quả và được đánh giá rất cao trong việc điều hành.
Bởi vì, quyết định đúng thời điểm để doanh nghiệp xuất khẩu được giá, lượng ngoại tệ mạnh thu về đã bù đắp vượt mức nguồn thiếu hụt do giải ngân FDI đạt thấp, kiều hối chuyển về giảm và nguồn vốn đầu tư gián tiếp có dấu hiệu chảy ngược ra nước ngoài.
Bên cạnh những mặt “được” kể trên thì xuất khẩu vàng dường như đang chứa đựng nhiều “nguy cơ” bất lợi hơn.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý tăng vọt đến hơn 30 lần so với cùng kỳ, mang về kim ngạch 939 triệu USD, trong đó chủ yếu là việc tái xuất vàng khi giá thế giới đang tăng cao.
Nhận định của các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu vàng nhiều không hẳn đã là dấu hiệu tốt, bởi sau này khi có nhu cầu, Việt Nam sẽ lại phải nhập khẩu.
Và khi đó, nếu quản lý không tốt thì cầu ngoại tệ sẽ gia tăng cùng với việc giá vàng trong nước dễ lặp lại khả năng, luôn cao hơn nhiều so với giá quốc tế như lâu nay đã diễn ra. Nguy cơ mất cân đối trên thị trường tiền tệ là điều có thể.
Theo TS. Nguyễn Đại Lai, “chợ” vàng mang lại nguồn lợi cho những đơn vị trên thị trường vốn, chứ chưa gắn được thị trường vốn với thị trường phát triển cho nền kinh tế của đất nước. Cùng đó, việc quản lý nguồn vốn thế nào cho hiệu quả cũng là điều cần quan tâm.
Thực tế, việc xuất khẩu vàng đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng trong nước thời gian qua.
Để có vàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải thu mua vì các công ty kinh doanh vàng không có nhiều vàng, lượng vàng nhập khẩu đang được phân tán ở nhiều tổ chức và cá nhân, từ đó tác động đến giá.
Đến một lúc nào đó, giá vàng trong nước có thể sẽ không còn thấp hơn giá vàng thế giới, thậm chí không loại trừ giá “bật” lên cao hơn, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, không loại trừ khả năng tạo ra một xu hướng mua vàng làm cho thị trường vàng căng thẳng.
Giá vàng năm 2009 sẽ tiếp tục tăng
Ngân hàng Nhà nước luôn nhìn nhận đây là một thị trường rất nhạy cảm nên điều hành khá thận trọng và dè dặt.
Tuy vẫn cấp quota cho một số doanh nghiệp được xuất vàng nhưng danh sách và số lượng doanh nghiệp xuất khẩu vàng và được phép xuất khẩu bao nhiêu không được tiết lộ.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tính toán để phân bổ số lượng được xuất cho các đơn vị tùy theo năng lực và vốn pháp định của đơn vị để không có sự thắc mắc giữa các đơn vị về chuyện xuất vàng này và số lượng vàng xuất đi cũng nằm trong một giới hạn cho phép.
Đồng thời, rà soát lại hành lang pháp lý để ra quy chế về quản lý việc giao dịch vàng vật chất và vàng tài khoản.
Theo đó, với mảng vàng vật chất sẽ phân cấp là với đối tượng nào thì được phép xuất và số lượng xuất vàng là bao nhiêu.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy yếu, các gói cứu trợ rất lớn được chính phủ các nước tung ra cũng tác động tới thị trường. Một số nước lớn như Trung Quốc quyết định tăng dự trữ ngoại tệ, kéo theo sức mua vàng cực lớn.
Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán... đang bị suy sụp, không thể sinh lời. Vì thế, vàng luôn là lựa chọn an toàn số một để bảo toàn vốn và sinh lời.
Giá vàng thế giới tăng cao và giá vàng trong nước đã trở nên thấp hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Vì vậy Nhà nước đã cho phép xuất khẩu vàng.
Rất nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, kinh tế thế giới khó có thể phục hồi ngay trong năm 2009, vẫn nằm trong tình trạng suy thoái, dù chính phủ các nước trên thế giới đã phối hợp liên kết để chống khủng hoảng rất tốt nhưng họ vẫn có xu hướng tăng dự trữ vàng nên giá vàng vẫn tiếp tục tăng.
Tất cả các mặt hàng chủ lực như dầu khí, dệt may, thủy sản... đều giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN... đều giảm trên 20%.
Hai mặt hàng tăng là lúa gạo (tăng 113%) và đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của kim loại quý tăng 3.152,6% so cùng kỳ năm trước, ước đạt 939 triệu USD. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu vàng trở thành một điểm đáng chú ý.
Doanh nghiệp lãi lớn nhờ xuất khẩu vàng
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý và các sản phẩm có liên quan trong tháng 2/2008 không đáng kể, chỉ vào khoảng 130 triệu USD.
Thế nhưng, đến tháng 2/2009, con số đã vọt lên đến mức đáng kinh ngạc khi kim ngạch xuất khẩu loại hàng này ước tính lên đến trên 800 triệu USD.
Sở dĩ có mức tăng trưởng đột biến này, chủ yếu là do Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép xuất khẩu vàng miếng trong tháng 2 vừa qua.
Việc này không chỉ làm kim ngạch tăng đột biến mà còn giúp các doanh nghiệp kiếm được một khoản lãi lớn nhờ tái xuất được một lượng vàng miếng đáng kể đã nhập khẩu với giá thấp hơn từ nửa đầu năm ngoái.
Sự gia tăng đột biến kim ngạch xuất khẩu vàng cũng xuất phát từ thực tế giá vàng quốc tế đột ngột leo thang, trong khi giá vàng trong nước tuy có lên theo nhưng luôn có khoảng cách thấp hơn giá quốc tế từ 300.000 - 800.000 đồng/lượng.
Khoảng cách chênh lệch giá trong và ngoài nước khá lớn này cộng với những dòng người đổ xô đi bán vàng chốt lãi đã khiến việc xuất khẩu vàng trong nhiều ngày qua mang lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vàng đều cho rằng việc xuất khẩu vàng có ý nghĩa rất lớn, giúp lưu thông hàng hoá, khiến giá cả vàng trong nước ngang bằng với giá thế giới.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xuất khẩu vàng cũng giúp thu về một khoản ngoại tệ lớn góp phần ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán.
Được biết, việc xuất khẩu vàng được Ngân hàng Nhà nước quyết định diễn ra kín đáo và rất nhanh chóng đã mang lại hiệu quả và được đánh giá rất cao trong việc điều hành.
Bởi vì, quyết định đúng thời điểm để doanh nghiệp xuất khẩu được giá, lượng ngoại tệ mạnh thu về đã bù đắp vượt mức nguồn thiếu hụt do giải ngân FDI đạt thấp, kiều hối chuyển về giảm và nguồn vốn đầu tư gián tiếp có dấu hiệu chảy ngược ra nước ngoài.
Bên cạnh những mặt “được” kể trên thì xuất khẩu vàng dường như đang chứa đựng nhiều “nguy cơ” bất lợi hơn.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý tăng vọt đến hơn 30 lần so với cùng kỳ, mang về kim ngạch 939 triệu USD, trong đó chủ yếu là việc tái xuất vàng khi giá thế giới đang tăng cao.
Nhận định của các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu vàng nhiều không hẳn đã là dấu hiệu tốt, bởi sau này khi có nhu cầu, Việt Nam sẽ lại phải nhập khẩu.
Và khi đó, nếu quản lý không tốt thì cầu ngoại tệ sẽ gia tăng cùng với việc giá vàng trong nước dễ lặp lại khả năng, luôn cao hơn nhiều so với giá quốc tế như lâu nay đã diễn ra. Nguy cơ mất cân đối trên thị trường tiền tệ là điều có thể.
Theo TS. Nguyễn Đại Lai, “chợ” vàng mang lại nguồn lợi cho những đơn vị trên thị trường vốn, chứ chưa gắn được thị trường vốn với thị trường phát triển cho nền kinh tế của đất nước. Cùng đó, việc quản lý nguồn vốn thế nào cho hiệu quả cũng là điều cần quan tâm.
Thực tế, việc xuất khẩu vàng đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng trong nước thời gian qua.
Để có vàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải thu mua vì các công ty kinh doanh vàng không có nhiều vàng, lượng vàng nhập khẩu đang được phân tán ở nhiều tổ chức và cá nhân, từ đó tác động đến giá.
Đến một lúc nào đó, giá vàng trong nước có thể sẽ không còn thấp hơn giá vàng thế giới, thậm chí không loại trừ giá “bật” lên cao hơn, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, không loại trừ khả năng tạo ra một xu hướng mua vàng làm cho thị trường vàng căng thẳng.
Giá vàng năm 2009 sẽ tiếp tục tăng
Ngân hàng Nhà nước luôn nhìn nhận đây là một thị trường rất nhạy cảm nên điều hành khá thận trọng và dè dặt.
Tuy vẫn cấp quota cho một số doanh nghiệp được xuất vàng nhưng danh sách và số lượng doanh nghiệp xuất khẩu vàng và được phép xuất khẩu bao nhiêu không được tiết lộ.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tính toán để phân bổ số lượng được xuất cho các đơn vị tùy theo năng lực và vốn pháp định của đơn vị để không có sự thắc mắc giữa các đơn vị về chuyện xuất vàng này và số lượng vàng xuất đi cũng nằm trong một giới hạn cho phép.
Đồng thời, rà soát lại hành lang pháp lý để ra quy chế về quản lý việc giao dịch vàng vật chất và vàng tài khoản.
Theo đó, với mảng vàng vật chất sẽ phân cấp là với đối tượng nào thì được phép xuất và số lượng xuất vàng là bao nhiêu.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy yếu, các gói cứu trợ rất lớn được chính phủ các nước tung ra cũng tác động tới thị trường. Một số nước lớn như Trung Quốc quyết định tăng dự trữ ngoại tệ, kéo theo sức mua vàng cực lớn.
Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán... đang bị suy sụp, không thể sinh lời. Vì thế, vàng luôn là lựa chọn an toàn số một để bảo toàn vốn và sinh lời.
Giá vàng thế giới tăng cao và giá vàng trong nước đã trở nên thấp hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Vì vậy Nhà nước đã cho phép xuất khẩu vàng.
Rất nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, kinh tế thế giới khó có thể phục hồi ngay trong năm 2009, vẫn nằm trong tình trạng suy thoái, dù chính phủ các nước trên thế giới đã phối hợp liên kết để chống khủng hoảng rất tốt nhưng họ vẫn có xu hướng tăng dự trữ vàng nên giá vàng vẫn tiếp tục tăng.