Xuất siêu nông sản vượt 9 tỷ USD: Chưa hẳn mừng!
Tương quan giữa 25 tỷ USD và 15,9 tỷ USD của kim ngạch xuất, nhập khẩu khiến nông nghiệp tiếp tục xuất siêu lớn
Tương quan giữa 25 tỷ USD và 15,9 tỷ USD của kim ngạch xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản khiến ngành nông nghiệp tiếp tục xuất siêu lớn, vượt 9 tỷ USD trong năm 2011.
Nhìn nhận ở góc độ tăng kim ngạch, tăng xuất siêu, hay khai phá những thị trường mới, ngành nông nghiệp năm nay có nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, trong những con số tăng trưởng ấn tượng vẫn còn những lưu ý.
“Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 chủ yếu có sự đóng góp của tăng giá, trong khi khối lượng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng giảm nhẹ so với năm trước”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý trong một báo cáo mới đây.
Xét về mặt lượng, so với năm 2010 xuất khẩu gạo năm 2011 tăng 4,4%; cao su là 8,2%; hạt tiêu 7,2%; nhưng cà phê chỉ tương đương năm 2010; chè thậm chí đã giảm 4,3%; hạt điều giảm 8,5%... Trong khi đó, tất cả các mặt hàng trên đều tăng về giá, thấp nhất là gạo tăng trên 9,1%% và cao nhất là hạt tiêu tăng tới 66,3%.
Đề cập đến diễn biến giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức hôm 29/12/2011 cho rằng, kim ngạch xuất khẩu tăng có đóng góp của 2/3 là yếu tố giá và lượng chỉ góp 1/3.
“Không thể hy vọng tăng quá cao nếu dựa vào nông nghiệp”, ông Thức khẳng định như vậy khi đề cập đến việc tăng kim ngạch sẽ khó duy trì trạng thái lạc quan như năm 2011, do giới hạn về tăng trưởng sản lượng trong nước.
Điều “cảnh báo” của ông Thức cũng có trong nhìn nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do được hỗ trợ về giá, xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 13,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,2%; thuỷ sản ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21%; lâm sản ước đạt 4,1 tỷ USD và tăng 12,7%.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 đã giảm về mức 26%, từ khoảng 26,5% vào năm 2010.
“Không thể như công nghiệp tăng 10-20% được, nông nghiệp tăng 4-5% đã quá tốt rồi”, ông Thức lưu ý thêm về khả năng tăng trưởng sản lượng ngành này.
Trong khi đó, một tương quan khác lại cho thấy mức tăng giá các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua dường như chưa đủ tạo nên giá trị gia tăng cao hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Bởi lẽ, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 27,9% so với năm 2010; nhập khẩu tương ứng tăng tới 31,1%. Như vậy, có thể cho rằng chi phí để tạo nên một USD kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn và đây là diễn biến trái ngược với xu hướng ngoại thương năm 2011, khi xuất khẩu chung cả nước tăng cao hơn nhập khẩu.
Xét về kim ngạch, năm nay thủy sản vẫn dẫn đầu nhóm các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu với khoảng 6,1 tỷ USD thu về. Tiếp đến là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu bao gồm gạo đạt 3,7 tỷ USD; cao su 3,3 tỷ USD; cà phê 2,7 tỷ USD; hạt điều khoảng 1,5 tỷ USD; hạt tiêu 736 triệu USD; chè 198 triệu USD.
Cánh báo đối với mặt hàng gạo, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Trương Thanh Phong mới đây cho rằng xuất khẩu sẽ khó khăn hơn trong năm 2012 do phải cạnh tranh với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Pakistan.
Trong khi đó, thủy sản phụ thuộc chủ yếu vào hai sản phẩm là tôm và cá cha, nhiều lần đối mặt với dịch bệnh, nông dân bỏ ao, hay kiện chống bán phá giá… Cao su thì phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, hiện luôn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý là chè, hạt điều và cà phê đang trong tình trạng giới hạn nguồn nguyên liệu.
Nhìn nhận ở góc độ tăng kim ngạch, tăng xuất siêu, hay khai phá những thị trường mới, ngành nông nghiệp năm nay có nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, trong những con số tăng trưởng ấn tượng vẫn còn những lưu ý.
“Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 chủ yếu có sự đóng góp của tăng giá, trong khi khối lượng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng giảm nhẹ so với năm trước”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý trong một báo cáo mới đây.
Xét về mặt lượng, so với năm 2010 xuất khẩu gạo năm 2011 tăng 4,4%; cao su là 8,2%; hạt tiêu 7,2%; nhưng cà phê chỉ tương đương năm 2010; chè thậm chí đã giảm 4,3%; hạt điều giảm 8,5%... Trong khi đó, tất cả các mặt hàng trên đều tăng về giá, thấp nhất là gạo tăng trên 9,1%% và cao nhất là hạt tiêu tăng tới 66,3%.
Đề cập đến diễn biến giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức hôm 29/12/2011 cho rằng, kim ngạch xuất khẩu tăng có đóng góp của 2/3 là yếu tố giá và lượng chỉ góp 1/3.
“Không thể hy vọng tăng quá cao nếu dựa vào nông nghiệp”, ông Thức khẳng định như vậy khi đề cập đến việc tăng kim ngạch sẽ khó duy trì trạng thái lạc quan như năm 2011, do giới hạn về tăng trưởng sản lượng trong nước.
Điều “cảnh báo” của ông Thức cũng có trong nhìn nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do được hỗ trợ về giá, xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 13,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,2%; thuỷ sản ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21%; lâm sản ước đạt 4,1 tỷ USD và tăng 12,7%.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 đã giảm về mức 26%, từ khoảng 26,5% vào năm 2010.
“Không thể như công nghiệp tăng 10-20% được, nông nghiệp tăng 4-5% đã quá tốt rồi”, ông Thức lưu ý thêm về khả năng tăng trưởng sản lượng ngành này.
Trong khi đó, một tương quan khác lại cho thấy mức tăng giá các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua dường như chưa đủ tạo nên giá trị gia tăng cao hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Bởi lẽ, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 27,9% so với năm 2010; nhập khẩu tương ứng tăng tới 31,1%. Như vậy, có thể cho rằng chi phí để tạo nên một USD kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn và đây là diễn biến trái ngược với xu hướng ngoại thương năm 2011, khi xuất khẩu chung cả nước tăng cao hơn nhập khẩu.
Xét về kim ngạch, năm nay thủy sản vẫn dẫn đầu nhóm các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu với khoảng 6,1 tỷ USD thu về. Tiếp đến là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu bao gồm gạo đạt 3,7 tỷ USD; cao su 3,3 tỷ USD; cà phê 2,7 tỷ USD; hạt điều khoảng 1,5 tỷ USD; hạt tiêu 736 triệu USD; chè 198 triệu USD.
Cánh báo đối với mặt hàng gạo, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Trương Thanh Phong mới đây cho rằng xuất khẩu sẽ khó khăn hơn trong năm 2012 do phải cạnh tranh với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Pakistan.
Trong khi đó, thủy sản phụ thuộc chủ yếu vào hai sản phẩm là tôm và cá cha, nhiều lần đối mặt với dịch bệnh, nông dân bỏ ao, hay kiện chống bán phá giá… Cao su thì phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, hiện luôn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý là chè, hạt điều và cà phê đang trong tình trạng giới hạn nguồn nguyên liệu.