Xung quanh tranh cãi “cấp phép 70 năm” cho Formosa
Quan điểm trái chiều giữa Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh về yếu tố “cấp phép 70 năm”
Thanh tra Chính phủ mới đây đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Trong kết luận này, một nội dung gây nhiều chú ý là việc Thanh tra Chính phủ cho rằng Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng đã có sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho công ty Formosa, khi chưa được Chính phủ chấp thuận.
Sau khi kết luận thanh tra được công bố, đã có nhiều ý kiến chỉ trích UBND tỉnh Hà Tĩnh, yêu cầu phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã có những phản biện.
Theo văn bản giải trình mới được UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi đến các cơ quan chức năng, trước khi cấp phép đầu tư cho dự án Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xin ý kiến 11 bộ ngành (tháng 5/2008). Trong báo cáo dự án đầu tư kèm theo văn bản này cũng đã nêu rõ thời hạn đầu tư được tính là 70 năm.
Thời điểm đó, tất cả 11 bộ ngành đều có văn bản góp ý, và không bộ ngành nào phản đối về thời gian thuê đất cũng như về thời hạn đầu tư, theo lập luận của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2008. Trên cơ sở báo cáo của Hà Tĩnh và ý kiến của các bộ ngành, ngày 6/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 869/Ttg-QHQT, trong đó nêu việc đồng ý cho tập đoàn Formosa thực hiện dự án và chỉ đạo UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng cho rằng mặc dù đã nhiều lần giải trình về nội dung này, nhưng Thanh tra Chính phủ đã không tiếp thu. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng cần phải có ý kiến trong văn bản của Chính phủ là “cho phép về thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm”.
“Đây là một quan điểm máy móc”, văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu.
Theo quy định tại khoản 3, điều 67 Luật Đất đai 2003, thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam “được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm”.
Khoản 3, điều 86, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 cũng quy định: “Ban quản lý khu kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá 70 năm”.
Căn cứ vào các điều khoản này, xét bối cảnh dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa có vốn đầu tư lớn, đầu tư vào địa bàn khó khăn và sử dụng nhiều lao động, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng việc cấp phép 70 năm là không trái các quy định pháp luật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, khi trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, cơ quan này đã tham mưu để Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thủ tướng thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa, nhưng đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này.
Bộ trưởng Nên cũng cho biết Thủ tướng đã thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc duy trì thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án này là 70 năm. Thủ tướng cũng đồng ý với ý kiến của Bộ Tài chính về việc thực hiện các chính sách theo đúng quy định của pháp luật về thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà đầu tư này.
Trong kết luận này, một nội dung gây nhiều chú ý là việc Thanh tra Chính phủ cho rằng Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng đã có sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho công ty Formosa, khi chưa được Chính phủ chấp thuận.
Sau khi kết luận thanh tra được công bố, đã có nhiều ý kiến chỉ trích UBND tỉnh Hà Tĩnh, yêu cầu phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã có những phản biện.
Theo văn bản giải trình mới được UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi đến các cơ quan chức năng, trước khi cấp phép đầu tư cho dự án Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xin ý kiến 11 bộ ngành (tháng 5/2008). Trong báo cáo dự án đầu tư kèm theo văn bản này cũng đã nêu rõ thời hạn đầu tư được tính là 70 năm.
Thời điểm đó, tất cả 11 bộ ngành đều có văn bản góp ý, và không bộ ngành nào phản đối về thời gian thuê đất cũng như về thời hạn đầu tư, theo lập luận của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2008. Trên cơ sở báo cáo của Hà Tĩnh và ý kiến của các bộ ngành, ngày 6/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 869/Ttg-QHQT, trong đó nêu việc đồng ý cho tập đoàn Formosa thực hiện dự án và chỉ đạo UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng cho rằng mặc dù đã nhiều lần giải trình về nội dung này, nhưng Thanh tra Chính phủ đã không tiếp thu. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng cần phải có ý kiến trong văn bản của Chính phủ là “cho phép về thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm”.
“Đây là một quan điểm máy móc”, văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu.
Theo quy định tại khoản 3, điều 67 Luật Đất đai 2003, thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam “được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm”.
Khoản 3, điều 86, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 cũng quy định: “Ban quản lý khu kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá 70 năm”.
Căn cứ vào các điều khoản này, xét bối cảnh dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa có vốn đầu tư lớn, đầu tư vào địa bàn khó khăn và sử dụng nhiều lao động, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng việc cấp phép 70 năm là không trái các quy định pháp luật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, khi trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, cơ quan này đã tham mưu để Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thủ tướng thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa, nhưng đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này.
Bộ trưởng Nên cũng cho biết Thủ tướng đã thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc duy trì thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án này là 70 năm. Thủ tướng cũng đồng ý với ý kiến của Bộ Tài chính về việc thực hiện các chính sách theo đúng quy định của pháp luật về thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà đầu tư này.