Yêu cầu hạ tiếp lãi suất: Xoay cách nào?
Mười ngày sau lần cắt giảm lãi suất cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đứng trước yêu cầu phải giảm nữa, giảm ngay
Ngày 4/4, Chính phủ ban hành nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 3/2013, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành giảm lãi suất cho vay ngay trong đầu tháng 4/2013.
Đáng chú ý là cùng với yêu cầu trên, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam.
Dùng nốt phần đất còn lại?
Yêu cầu trên được đưa ra mười ngày sau đợt cắt giảm các lãi suất điều hành, ngày 25/3/2013. Nếu liên tiếp giảm lãi suất như vậy, lại vừa phải kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam, thực là quá khó. Bởi lẽ, lãi suất liên tiếp hạ, VND kém hấp dẫn thì tỷ giá USD/VND có thể phản ánh những thay đổi.
Khi tiếp nhận thông tin trên, VnEconomy đã đặt câu hỏi với lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước về tình huống giảm lãi suất lần này, họ có độc lập trong điều hành hay không? Nếu hỏi đúng và trực tiếp hơn, liệu có bị “ép” hạ lãi suất hay không? Tuy nhiên, không có câu trả lời.
Đặt câu hỏi trên bởi lãi suất vừa có một đợt cắt giảm, trong khi cơ hội để giảm tiếp là không còn nhiều, theo lời chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại hội nghị mới đây ở Đà Nẵng: “Tôi xin khẳng định mục tiêu giảm lãi suất huy động để trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay là rất ít”.
“Chúng ta đang cố gắng theo hướng giảm lãi suất huy động được chút nào hay chút đó, nhưng cơ hội còn lại để tiếp tục giảm là rất ít. Do năm nay chúng ta phấn đấu giữ lạm phát 6 - 8%. Muốn giữ lạm phát cả năm 6% - 8% thì mỗi quý còn lại chỉ được 1% - 1,7% là rất khó khăn, nhất là quý 4 thì bao giờ CPI cũng rất là cao”, ông Bình tính toán.
Vài ngày sau hội nghị trên, nhà điều hành tiến hành cắt giảm lãi suất, đồng nghĩa với điều kiện giảm tiếp vốn đã “rất ít” lại càng ít hơn.
Song, ngay sau đó, một số chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có các báo cáo, nhận định rằng lãi suất vẫn có thể giảm thêm. Nhưng dư địa không còn nhiều. Cũng dễ thấy ở bước giảm thận trọng, như để dành của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là trượt nhẹ trần lãi suất huy động xuống 0,5%/năm, các lãi suất điều hành giảm một bước 1%/năm.
Nay, cơ hội để giảm tiếp dường như rất ít, nhưng trước yêu cầu của Chính phủ, có lẽ sẽ phải dùng nốt phần còn lại. Hoặc có thể ở hướng khác, đẩy mạnh cung tiền, hạ thấp chi phí hỗ trợ vốn cho các nhà băng (?).
Vấn đề không hẳn là lãi suất
Trao đổi với VnEconomy về yêu cầu trên của Chính phủ, một chuyên gia nhìn nhận: “Nền kinh tế bây giờ không phải là lãi suất nữa. Đừng quá nhấn mạnh đến vướng mắc lãi suất nữa. Thực tế đáng quan tâm hơn, mà đâu có mới, suốt cả năm qua nói mãi rồi, là người ta không hấp thụ vốn được, không sử dụng được vốn, không có nhiều nhu cầu thúc đẩy sản xuất kinh doanh khi đầu ra khó khăn đi, cơ hội kinh doanh ít đi…”.
Một điểm đáng chú ý nữa, tại nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để tín dụng nhanh chóng đi vào nền kinh tế.
Chuyên gia trên cho rằng, không rõ Chính phủ yêu cầu tháo gỡ theo hướng nào, nhưng nếu động đến điều kiện cho vay thì cần thận trọng: “Hàng chục năm qua các điều kiện và thể lệ tín dụng vẫn vậy. Chẳng phải điều kiện cho vay ngày càng ghê gớm lên đâu, khắc nghiệt lắm đâu. Còn vì qua khó khăn kéo dài, sức khỏe sa sút, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà nới điều kiện, hạ điều kiện cho vay thì cần tính đến những rủi ro, nợ xấu cao thì còn chưa giải quyết được”.
Đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tại Nha Trang, trả lời VnEconomy qua tin nhắn, một chuyên gia đưa ra góc nhìn: “Nếu xét thuần túy về chính trị thì áp lực giảm lãi suất như vậy là dễ hiểu. Tuy nhiên, xét về giác độ kinh tế, đây sẽ là một động thái chính sách tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Cùng quan điểm của chuyên gia trên, ông cho rằng giai đoạn hiện nay công cụ lãi suất có rất ít hiệu lực. Và Ngân hàng Nhà nước chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết khối lượng tiền. Đó là then chốt của vấn đề.
Cơ hội bị pha loãng
Như ý kiến trên, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết khối lượng tiền. Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán năm 2012 và quý 1/2013 ở mức khá cao, một phần do mua vào lượng lớn ngoại tệ, đã hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống và có hiện tượng dư thừa gần đây.
Chính thanh khoản tốt hơn, vốn dồi dào hơn là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước đang tăng cường tổ chức đấu thầu vàng. Giả sử đợt bình ổn này, họ bán ra khoảng 10 tấn vàng, khoảng 11.000 tỷ đồng là quy mô “hút” tiền đáng kể.
Giả sử sau khi bình ổn được, giá vàng trong nước về sát giá thế giới, tức giảm mạnh chênh lệch hiện nay, trong khi lãi suất tiết kiệm VND bớt hấp dẫn đi, không loại trừ một bộ phận dòng vốn dân cư thay vì gửi ngân hàng lại tìm đến vàng.
Tương tự, lãi suất VND liên tiếp giảm, giá trị bớt hấp dẫn đi, lại không loại trừ một bộ phần vốn dân cư cũng tìm đến “đô”.
Trong khi đó, từ năm 2012 đến nay, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ khá sôi động với dồn dập các đợt phát hành, các ngân hàng lại có một kênh để đẩy vốn sang, vừa có lãi suất tương đối dễ chịu vừa an toàn.
Nhiều kênh chia sẻ dòng vốn như vậy, trong đó có tác động quan trọng của các đợt giảm lãi suất liên tiếp, cũng pha loãng đi cơ hội giảm lãi suất cho vay. Bởi lẽ, thay vì vốn dồn cho "cửa chính" là cho vay, cung lớn thì lãi suất dễ giảm hơn, thì lại có nhiều cánh cửa khác mở rộng thêm mà phân tán đi nguồn cung và cơ hội đó.
Khách quan mà nhìn nhận, trước những tác động đan xen như vậy, nếu không có sự chủ động và độc lập cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ càng gặp khó. Dễ thấy, các quyết định giảm lãi suất của họ đưa ra từ năm 2012 đến nay là chỉ khi lạm phát đã cho tín hiệu khá chắc chắn.
Đáng chú ý là cùng với yêu cầu trên, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam.
Dùng nốt phần đất còn lại?
Yêu cầu trên được đưa ra mười ngày sau đợt cắt giảm các lãi suất điều hành, ngày 25/3/2013. Nếu liên tiếp giảm lãi suất như vậy, lại vừa phải kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam, thực là quá khó. Bởi lẽ, lãi suất liên tiếp hạ, VND kém hấp dẫn thì tỷ giá USD/VND có thể phản ánh những thay đổi.
Khi tiếp nhận thông tin trên, VnEconomy đã đặt câu hỏi với lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước về tình huống giảm lãi suất lần này, họ có độc lập trong điều hành hay không? Nếu hỏi đúng và trực tiếp hơn, liệu có bị “ép” hạ lãi suất hay không? Tuy nhiên, không có câu trả lời.
Đặt câu hỏi trên bởi lãi suất vừa có một đợt cắt giảm, trong khi cơ hội để giảm tiếp là không còn nhiều, theo lời chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại hội nghị mới đây ở Đà Nẵng: “Tôi xin khẳng định mục tiêu giảm lãi suất huy động để trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay là rất ít”.
“Chúng ta đang cố gắng theo hướng giảm lãi suất huy động được chút nào hay chút đó, nhưng cơ hội còn lại để tiếp tục giảm là rất ít. Do năm nay chúng ta phấn đấu giữ lạm phát 6 - 8%. Muốn giữ lạm phát cả năm 6% - 8% thì mỗi quý còn lại chỉ được 1% - 1,7% là rất khó khăn, nhất là quý 4 thì bao giờ CPI cũng rất là cao”, ông Bình tính toán.
Vài ngày sau hội nghị trên, nhà điều hành tiến hành cắt giảm lãi suất, đồng nghĩa với điều kiện giảm tiếp vốn đã “rất ít” lại càng ít hơn.
Song, ngay sau đó, một số chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có các báo cáo, nhận định rằng lãi suất vẫn có thể giảm thêm. Nhưng dư địa không còn nhiều. Cũng dễ thấy ở bước giảm thận trọng, như để dành của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là trượt nhẹ trần lãi suất huy động xuống 0,5%/năm, các lãi suất điều hành giảm một bước 1%/năm.
Nay, cơ hội để giảm tiếp dường như rất ít, nhưng trước yêu cầu của Chính phủ, có lẽ sẽ phải dùng nốt phần còn lại. Hoặc có thể ở hướng khác, đẩy mạnh cung tiền, hạ thấp chi phí hỗ trợ vốn cho các nhà băng (?).
Vấn đề không hẳn là lãi suất
Trao đổi với VnEconomy về yêu cầu trên của Chính phủ, một chuyên gia nhìn nhận: “Nền kinh tế bây giờ không phải là lãi suất nữa. Đừng quá nhấn mạnh đến vướng mắc lãi suất nữa. Thực tế đáng quan tâm hơn, mà đâu có mới, suốt cả năm qua nói mãi rồi, là người ta không hấp thụ vốn được, không sử dụng được vốn, không có nhiều nhu cầu thúc đẩy sản xuất kinh doanh khi đầu ra khó khăn đi, cơ hội kinh doanh ít đi…”.
Một điểm đáng chú ý nữa, tại nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để tín dụng nhanh chóng đi vào nền kinh tế.
Chuyên gia trên cho rằng, không rõ Chính phủ yêu cầu tháo gỡ theo hướng nào, nhưng nếu động đến điều kiện cho vay thì cần thận trọng: “Hàng chục năm qua các điều kiện và thể lệ tín dụng vẫn vậy. Chẳng phải điều kiện cho vay ngày càng ghê gớm lên đâu, khắc nghiệt lắm đâu. Còn vì qua khó khăn kéo dài, sức khỏe sa sút, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà nới điều kiện, hạ điều kiện cho vay thì cần tính đến những rủi ro, nợ xấu cao thì còn chưa giải quyết được”.
Đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tại Nha Trang, trả lời VnEconomy qua tin nhắn, một chuyên gia đưa ra góc nhìn: “Nếu xét thuần túy về chính trị thì áp lực giảm lãi suất như vậy là dễ hiểu. Tuy nhiên, xét về giác độ kinh tế, đây sẽ là một động thái chính sách tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Cùng quan điểm của chuyên gia trên, ông cho rằng giai đoạn hiện nay công cụ lãi suất có rất ít hiệu lực. Và Ngân hàng Nhà nước chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết khối lượng tiền. Đó là then chốt của vấn đề.
Cơ hội bị pha loãng
Như ý kiến trên, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết khối lượng tiền. Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán năm 2012 và quý 1/2013 ở mức khá cao, một phần do mua vào lượng lớn ngoại tệ, đã hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống và có hiện tượng dư thừa gần đây.
Chính thanh khoản tốt hơn, vốn dồi dào hơn là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước đang tăng cường tổ chức đấu thầu vàng. Giả sử đợt bình ổn này, họ bán ra khoảng 10 tấn vàng, khoảng 11.000 tỷ đồng là quy mô “hút” tiền đáng kể.
Giả sử sau khi bình ổn được, giá vàng trong nước về sát giá thế giới, tức giảm mạnh chênh lệch hiện nay, trong khi lãi suất tiết kiệm VND bớt hấp dẫn đi, không loại trừ một bộ phận dòng vốn dân cư thay vì gửi ngân hàng lại tìm đến vàng.
Tương tự, lãi suất VND liên tiếp giảm, giá trị bớt hấp dẫn đi, lại không loại trừ một bộ phần vốn dân cư cũng tìm đến “đô”.
Trong khi đó, từ năm 2012 đến nay, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ khá sôi động với dồn dập các đợt phát hành, các ngân hàng lại có một kênh để đẩy vốn sang, vừa có lãi suất tương đối dễ chịu vừa an toàn.
Nhiều kênh chia sẻ dòng vốn như vậy, trong đó có tác động quan trọng của các đợt giảm lãi suất liên tiếp, cũng pha loãng đi cơ hội giảm lãi suất cho vay. Bởi lẽ, thay vì vốn dồn cho "cửa chính" là cho vay, cung lớn thì lãi suất dễ giảm hơn, thì lại có nhiều cánh cửa khác mở rộng thêm mà phân tán đi nguồn cung và cơ hội đó.
Khách quan mà nhìn nhận, trước những tác động đan xen như vậy, nếu không có sự chủ động và độc lập cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ càng gặp khó. Dễ thấy, các quyết định giảm lãi suất của họ đưa ra từ năm 2012 đến nay là chỉ khi lạm phát đã cho tín hiệu khá chắc chắn.