Yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu phản ứng của Việt Nam về một số diễn biến mới trên biển Đông
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, không có thêm các hành động làm phức tạp thêm tình hình biển Đông”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 14/7, sau phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài (PCA) ở The Hague - Hà Lan về vụ kiện biển Đông.
Tại đây, một số phóng viên đặt vấn đề sau phán quyết của PCA, có lo ngại rằng Trung Quốc sẽ gây căng thẳng ở biển Đông và nguy cơ gia tăng va chạm giữa các ngư dân các nước trên biển.
“Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC), không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng mọi biện pháp góp phần vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Đảng, Nhà nước, và Chính phủ luôn có biện pháp giúp đỡ ngư dân Việt Nam duy trì bám biển, đánh bắt ở các ngư trường truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay.
Trả lời câu hỏi về khả năng ASEAN sẽ không đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của PCA, ông Bình nhấn mạnh, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực.
Lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), nêu cao tinh thần đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình,ổn định, hợp tác giữa các quốc gia.
Với câu hỏi về khả năng Việt Nam cân nhắc kiện Trung Quốc sau khi có phán quyết của PCA, ông Bình cho biết, Việt Nam chủ trương giải quyết các vấn đề ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Tại cuộc họp báo, ông Bình cũng nhận được câu hỏi về phản ứng của Việt Nam về một số diễn biến mới trên biển Đông, trong đó có việc ngày 12/7, Trung Quốc đã tuyên bố thực hiện thành công việc hạ cánh máy bay quân sự xuống đá Vành Khăn và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, ngày 11/7, Bộ Giao thông Trung Quốc tuyên bố hoàn thành 4 hải đăng, và khởi công xây dựng hải đăng thứ 5 trên các đá của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Bình nói, Việt Nam một lần nữa khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại của cộng đồng quốc tế, những hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đó là hành động phi pháp và không thể làm thay đổi thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông DOC và không có thêm các hành động làm phức tạp thêm tình hình biển Đông, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Tại đây, một số phóng viên đặt vấn đề sau phán quyết của PCA, có lo ngại rằng Trung Quốc sẽ gây căng thẳng ở biển Đông và nguy cơ gia tăng va chạm giữa các ngư dân các nước trên biển.
“Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC), không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở biển Đông”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng mọi biện pháp góp phần vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Đảng, Nhà nước, và Chính phủ luôn có biện pháp giúp đỡ ngư dân Việt Nam duy trì bám biển, đánh bắt ở các ngư trường truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay.
Trả lời câu hỏi về khả năng ASEAN sẽ không đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của PCA, ông Bình nhấn mạnh, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực.
Lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), nêu cao tinh thần đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình,ổn định, hợp tác giữa các quốc gia.
Với câu hỏi về khả năng Việt Nam cân nhắc kiện Trung Quốc sau khi có phán quyết của PCA, ông Bình cho biết, Việt Nam chủ trương giải quyết các vấn đề ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Tại cuộc họp báo, ông Bình cũng nhận được câu hỏi về phản ứng của Việt Nam về một số diễn biến mới trên biển Đông, trong đó có việc ngày 12/7, Trung Quốc đã tuyên bố thực hiện thành công việc hạ cánh máy bay quân sự xuống đá Vành Khăn và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, ngày 11/7, Bộ Giao thông Trung Quốc tuyên bố hoàn thành 4 hải đăng, và khởi công xây dựng hải đăng thứ 5 trên các đá của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Bình nói, Việt Nam một lần nữa khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại của cộng đồng quốc tế, những hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đó là hành động phi pháp và không thể làm thay đổi thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông DOC và không có thêm các hành động làm phức tạp thêm tình hình biển Đông, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh.