Yêu cầu xóa tình trạng “bội thực” thanh kiểm tra doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Theo đó, để giải quyết việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc vẫn còn có quá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm; tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp; báo cáo lên Thủ tướng trước ngày 17/5 tới.
Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước rà soát để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm toán; không để xảy ra sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán gây phiền hà, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2017.
Trước đó, vào cuối năm 2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có văn bản chỉ đạo về việc thanh kiểm tra, kiểm toán của các bộ ngành, cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Tại thời điểm đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tài chính, thuế đối với doanh nghiệp 1 năm/1 lần, không trùng lắp, chồng chéo.
Thủ tướng yêu cầu việc thanh kiểm tra, kiểm toán phải công khai trước cho doanh nghiệp biết, trừ trường hợp đặc biệt phát hiện doanh nghiệp vi phạm phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, không được thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại những vấn đề, nội dung mà các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận, xử lý trước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của mình.
Theo đó, để giải quyết việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc vẫn còn có quá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm; tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp; báo cáo lên Thủ tướng trước ngày 17/5 tới.
Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước rà soát để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm toán; không để xảy ra sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán gây phiền hà, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2017.
Trước đó, vào cuối năm 2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có văn bản chỉ đạo về việc thanh kiểm tra, kiểm toán của các bộ ngành, cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Tại thời điểm đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tài chính, thuế đối với doanh nghiệp 1 năm/1 lần, không trùng lắp, chồng chéo.
Thủ tướng yêu cầu việc thanh kiểm tra, kiểm toán phải công khai trước cho doanh nghiệp biết, trừ trường hợp đặc biệt phát hiện doanh nghiệp vi phạm phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, không được thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại những vấn đề, nội dung mà các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận, xử lý trước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của mình.