“Yêu sách của Trung Quốc là không thể chấp nhận”
VUSTA lên tiếng trước hành động xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của phía Trung Quốc
“Mọi yêu sách không có cơ sở pháp lý và nhất là hành động đơn phương sử dụng sức mạnh xâm hại chủ quyền của các nước khác là không thể chấp nhận”.
Đó là khẳng định của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) trong tuyên bố đưa ra sáng 12/5 trước hành động vi phạm chủ quyền vùng biển và lãnh hải khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép, nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam trên biển Đông.
Theo VUSTA, từ ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan HD-981 đến đặt tại tọa độ 15029’58” vĩ độ Bắc - 111012’06” kinh độ Đông để tiến hành khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời huy động một số lượng lớn tàu thuyền hộ tống đi cùng trong đó có cả các tàu quân sự.
Vị trí đặt giàn khoan nằm sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cách đường cơ sở của Việt Nam 119 hải lý.
Nguy hiểm hơn, các tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc đã liên tục dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Trong những ngày qua, Trung Quốc tiếp tục gia tăng các tàu và máy bay đến hoạt động tại khu vực này, làm cho tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng.
VUSTA khẳng định, các hành động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, vi phạm thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp trong thời gian qua, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông.
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình trên, cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự trong tương lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
VUSTA cũng cho rằng, hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển là lợi ích chung của tất cả các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đòi hỏi hành xử văn minh, có trách nhiệm của các quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của các nước khác. Mọi yêu sách không có cơ sở pháp lý và nhất là hành động đơn phương sử dụng sức mạnh xâm hại chủ quyền của các nước khác là không thể chấp nhận.
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khẳng định mong muốn giữ gìn, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia, giữa trí thức của hai nước; kêu gọi Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Liên đoàn Các tổ chức kỹ sư ASEAN, trí thức Trung Quốc và các nước lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.
Đó là khẳng định của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) trong tuyên bố đưa ra sáng 12/5 trước hành động vi phạm chủ quyền vùng biển và lãnh hải khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép, nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam trên biển Đông.
Theo VUSTA, từ ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan HD-981 đến đặt tại tọa độ 15029’58” vĩ độ Bắc - 111012’06” kinh độ Đông để tiến hành khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời huy động một số lượng lớn tàu thuyền hộ tống đi cùng trong đó có cả các tàu quân sự.
Vị trí đặt giàn khoan nằm sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cách đường cơ sở của Việt Nam 119 hải lý.
Nguy hiểm hơn, các tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc đã liên tục dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Trong những ngày qua, Trung Quốc tiếp tục gia tăng các tàu và máy bay đến hoạt động tại khu vực này, làm cho tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng.
VUSTA khẳng định, các hành động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, vi phạm thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp trong thời gian qua, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông.
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình trên, cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự trong tương lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
VUSTA cũng cho rằng, hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển là lợi ích chung của tất cả các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đòi hỏi hành xử văn minh, có trách nhiệm của các quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của các nước khác. Mọi yêu sách không có cơ sở pháp lý và nhất là hành động đơn phương sử dụng sức mạnh xâm hại chủ quyền của các nước khác là không thể chấp nhận.
Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam khẳng định mong muốn giữ gìn, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia, giữa trí thức của hai nước; kêu gọi Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Liên đoàn Các tổ chức kỹ sư ASEAN, trí thức Trung Quốc và các nước lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.