10 vấn đề, sự kiện bất động sản nổi bật 2009
Năm 2009 là năm khó khăn của nền kinh tế nhưng không vì thế lĩnh vực bất động sản lại trở nên kém sôi động
Năm 2009 là năm khó khăn của nền kinh tế nhưng không vì thế mà bất động sản lại trở nên kém sôi động.
Điều đó được lý giải khi nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng với chứng khoán, ngân hàng, tài chính...bất động sản vẫn là một kênh đầu tư “siêu lợi nhuận” nhưng đồng thời cũng không kém phần nhạy cảm.
Chính vì thế, “nhất cử nhất động” trên thị trường này, từ việc ban hành một chính sách, sự bất thường của thị trường hay đơn giản chỉ là sự ra đời/chấm dứt của một dự án... đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư.
VnEconomy xin khép lại một năm với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau trong lĩnh vực bất động sản với 10 sự kiện, vấn đề nổi bật nhất.
1. Đề xuất “cứu” thị trường
Thực ra, việc thị trường bất động sản “nguội lạnh” ngay từ đầu năm 2009 đã được nhiều chuyên gia lường trước. Đó là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 đã tác động trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và trong đó bất động sản cũng không phải là ngoại lệ.
Trước thực tế đó, ngay từ đầu năm 2009, Bộ Xây dựng - với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp thị trường bất động sản - đã phải trình Chính phủ hàng loạt giải pháp như: cho phép chủ đầu tư được huy động vốn khi dự án chưa xây xong móng, cho phép giãn nợ, khoanh nợ, khấu trừ thuế, miễn lệ phí trước bạ, lập quỹ tín thác bất động sản... nhằm “cứu” thị trường qua cơn nguy kịch.
Tuy nhiên, ngay sau khi kiến nghị trên được công khai, không ít những ý kiến trái chiều bày tỏ sự bất tán thành bởi nhiều người cho rằng, thay vì tập trung vào việc tìm giải pháp “cứu” thị trường (thực chất là cứu doanh nghiệp bất động sản) thì cơ quan quản lý phải tìm hiểu vì sao thị trường bất động sản bị đóng băng.
2. Đột phá về nhà ở xã hội
Trung tuần tháng 4/2009, lần đầu tiên Chính phủ ra nghị quyết về chính sách nhà ở xã hội, tạo kỳ vọng cho "cuộc cách mạng" về nhà ở cho những người thu nhập thấp sau một thời gian dài thí điểm.
Thế nhưng, đối với những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng, để chính sách này được triển khai có hiệu quả lại là một chuyện không hề đơn giản, trong đó không loại trừ khả năng xảy ra nhiều tiêu cực, tình trạng xin cho cả ở khâu đầu vào lẫn đầu ra.
Hơn nữa, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn xem kinh doanh bất động sản là đầu tư siêu lợi nhuận, việc xây nhà giá rẻ với lợi nhuận dự tính chỉ khoảng 10% sẽ không dễ gì thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Và điều mà doanh nghiệp “ngán” nhất đó chính là đến thời điểm này vẫn chưa có một cơ chế hướng dẫn cụ thể để có thể khiến họ “sốt sắng” và an tâm cho việc rót vốn vào loại hình kinh doanh khá mới mẻ này.
3. “Sốt” chung cư cũ
Thị trường bất động sản trong năm qua đã chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ sau bao nhiêu năm. Đó là việc “sốt” nhà chung cư cũ vào khoảng thời gian giữa năm.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, giá chung cư cũ đột nhiên leo thang từng ngày, có thời điểm giá cao gấp 2 -3 lần so với trước đó không lâu.
Khi giá càng cao, lượng người tìm mua lại càng tăng lên nhưng lại tỷ lệ nghịch với người đồng ý bán. Đã có thời điểm, giá một căn hộ chung cư cũ tại các khu Kim Liên, Thành Công, Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) lên tới 2 -3 tỷ đồng.
Lý giải cho việc “sốt” giá này, lãnh đạo Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho rằng, đó không phải là điều gì quá bất thường bởi giá bất động sản từ xưa đến nay vẫn phụ thuộc nhiều vào vị trí.
Nhưng, nhiều người đặt câu hỏi: nếu chỉ vì lý do trên thì cũng không có cớ gì lại đột ngột “sốt” cao đến như vậy?!
4. “Cách mạng” trong đền bù đất đai
Ngày 1/10, Nghị định 69/2009 NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chính thức có hiệu lực đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong chính sách liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư....
Đây là nghị định được người nông dân chờ đợi từng ngày bởi mức bồi thường cho người bị thu hồi đất nông nghiệp cao hơn nhiều lần so với quy định cũ. Cụ thể, với những quy định mới của Nghị định 69, nông dân mất đất sản xuất sẽ được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng 1,5 đến 5 lần số tiền bồi thường đất bị thu hồi, hoặc được hỗ trợ một suất đất ở hay một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh.
Đây được xem như một bước đột phá về chính sách đền bù – một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân và cũng làm đau đầu cơ quan quản lý trong suốt hàng chục năm qua.
Và tất nhiên, cũng giống như một số chính sách khác, Nghị định 69 ra đời có thể sẽ mang lại niềm vui cho nhiều người dân nhưng cũng đồng thời tạo ra khó khăn cho không ít các doanh nghiệp bất động sản vốn vẫn dựa vào đất để sinh lợi.
5. “Hiện tượng" Nam Cường
Nhiều người vẫn quan niệm bất động sản là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong năm 2009, vào những thời điểm khi mà nền kinh tế chưa hồi phục rõ ràng thì những cơn “sốt nóng”, “sốt ảo” trên thị trường bất động sản là điều cần phải được giải mã.
Với những ai quan tâm đến bất động sản, chắc chắn không thể không biết đến “hiện tượng Nam Cường” hồi cuối tháng 10 vừa qua. Chỉ vài giờ sau khi chủ đầu tư công bố nhận tiền đặt cọc bốc thăm quyền góp vốn mua căn hộ chung cư, hàng nghìn người đã đổ xô tìm đến chỉ mong có được… quyền góp vốn vào dự án.
Đáng chú ý, có nhiều người vì không thể mua được phiếu bốc thăm từ chủ đầu tư đã buộc phải mua lại từ các “cò” với giá lên tới hàng chục triệu đồng, kèm đặt cọc tiền chênh lệch khi mua nhà cho người mua được phiếu đó với giá từ 100 -200 triệu đồng.
Thế nhưng, cũng không lâu sau đó, phiếu bốc thăm đã được giới đầu cơ rao bán ngang giá, thậm chí thấp hơn giá của chủ đầu tư kèm thỏa thuận giá căn hộ sẽ đúng nguyên giá khi chủ đầu tư công bố.
Với những chuyên gia trong ngành, “hiện tượng Nam Cường” cùng với việc “sốt ảo” tại một số dự án khác ở Mỹ Đình, An Khánh...là một minh chứng rõ nhất cho xu hướng đầu tư theo tâm lý đám đông, truyền tin nhau trong mua bán nhà đất của giới kinh doanh bất động sản.
6. Cấm dùng chung cư làm văn phòng
Thêm một quyết định được cho là khá “sốc” của Bộ Xây dựng trong tháng 11 là việc cơ quan này yêu cầu các địa phương chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà chung cư sai mục đích, trong đó có ý là cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng chung cư làm văn phòng.
Lý do để Bộ Xây dựng ban hành văn bản trên là bởi cơ quan này cho rằng, trong thời gian qua đã có tình trạng một số căn hộ được chủ sở hữu chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc cho thuê làm văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh xen lẫn với nhà ở gây xáo trộn, mất trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của các hộ dân sống ở trong nhà chung cư.
Đây được xem là một văn bản gây “sốc” không chỉ đối với những doanh nghiệp bất động sản, kinh doanh văn phòng mà “sốc” đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... đang thuê chung cư làm văn phòng.
Và cũng không ngạc nhiên khi chỉ đạo trên của Bộ Xây dựng đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều từ dư luận. Tán thành, phản đối, chê trách...đều có, nhưng biết làm sao được khi đại diện lãnh đạo Bộ này “chốt” lại: có sốc cũng làm và quan trọng là... không sai luật!
7. Đề xuất bán 20% bất động sản không qua sàn
Đầu tháng 11 vừa qua, Bộ Xây dựng đã “đột ngột” kiến nghị Chính phủ cho phép chủ đầu tư bất động sản được phép huy động vốn có phân chia sản phẩm hoặc trực tiếp bán 20% sản phẩm của mình trong mỗi dự án cho các đối tác chiến lược, ngoại giao, các mối quan hệ khác… mà không cần thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Viện dẫn cho đề xuất trên, Bộ Xây dựng cho rằng, quy định này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có điều kiện huy động vốn, ngoại giao, hợp tác kinh doanh với các đối tác cũng như hỗ trợ nhà ở cho cán bộ, công nhân viên… cũng như sẽ hạn chế tình trạng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lách luật, không thực hiện bán nhà qua sàn bằng cách huy động góp vốn có phân chia sản phẩm là nhà ở như đã diễn ra trên thực tế trong thời gian vừa qua.
Với đại đa số chủ đầu tư dự án bất động sản thì đó là một tin vui. Thế nhưng, với những ai “chuộng” sự minh bạch, công bằng thì đó không hẳn là một đề xuất tích cực, bởi lẽ: một khi luật đã quy định tất cả giao dịch bất động sản của doanh nghiệp đều phải qua sàn thì không thể “chống” lại luật.
Hơn nữa, việc cho phép bán “chui” (dù chỉ 20%) cũng sẽ góp phần làm cho thị trường bất động sản càng thêm kém minh bạch. Khái niệm “ngoại giao” sẽ không có chỗ trong một cuộc chơi vốn được xem là bình đẳng như... thị trường.
8. “Trảm” gần nửa dự án sân golf
Có thể nói, một trong những “ung nhọt” của lĩnh vực bất động sản gây bức xúc dư luận trong thời gian qua đó chính là sự phát triển ồ ạt sân golf trên khắp cả nước.
Không chỉ thế, điều gây nên sự bất bình của người dân đó chính là sự xâm lấn của loại hình giải trí này đối với một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp. Càng phẫn nộ hơn khi phần lớn lỗ golf đều bị bóp méo với mục đích kinh doanh bất động sản của nhiều chủ đầu tư.
Thế nhưng, khó cho cơ quan quản lý khi phải đứng trước hai luồng ý kiến trái chiều về sự phát triển các dự án sân golf. Điều đó cũng giải thích vì sao một “lỗ golf” bé tý lại trở thành đề tài nóng trên nghị trường của nhiều kỳ họp Quốc hội.
Phát triển như thế nào, khu vực nào, bao nhiêu là vừa... đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như làm đau đầu cơ quan quản lý.
Thống kê cho thấy, đến thời điểm này, cả nước có 166 dự án xây dựng sân golf do các địa phương phê duyệt, trong đó có khoảng 60 sân golf đã đi vào hoạt động và đang xây dựng. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ cắt giảm 51 dự án, giữ lại 115 dự án.
Tất cả chỉ dừng lại khi vào cuối tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt quy hoạch phát triển sân golf Việt Nam đến năm 2020 với điểm đáng chú ý nhất là chốt ở con số 89 sân golf.
Ngoài việc chốt số lượng, Thủ tướng cũng chỉ rõ sân golf sẽ được xây dựng, phân bố ở những vùng nào, khu vực nào...
Còn với người nông dân, điều mang lại niềm vui nhất cho họ chính là việc Thủ tướng yêu cầu các dự án sân golf không được lấy vào đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị, đất rừng... cũng như những chính sách hỗ trợ tối đa đối với người dân bị thu hồi đất để xây sân golf.
9. Một sổ cho nhà, đất
Ngày 10/12, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu mới) chính thức có hiệu lực.
Rất nhiều điểm tích cực của nghị định như thời gian, thủ tục, bổ sung tài sản chứng nhận, thu gọn cơ quan cấp giấy chứng nhận...đã tạo nên sự tin tưởng của người dân vào sự quyết tâm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nhưng ghi nhận lớn nhất của người dân đối với việc thống nhất một giấy chứng nhận, đó là từ nay họ sẽ không phải lo chuyện “đổi sổ”, và đặc biệt là góp phần quan trọng trong việc từng bước loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu trong lĩnh vực vốn gây ra không ít khiếu kiện này.
10. Nhiều “sự cố” về khách sạn
Có thể nói, năm 2009 là năm ghi dấu ấn với nhiều quyết định liên quan đến việc dừng triển khai của một số dự án khách sạn lớn tại Hà Nội.
Vào đầu tháng 1/2009, thành phố Hà Nội đã quyết định hủy bỏ dự án xây tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại 64 tầng tại Công viên Tuổi Trẻ.
Dự án trên đã được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2007, do Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Tập đoàn Rafin (Ba Lan) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, dự án sau khi được công bố và chuẩn bị triển khai thi công đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân Thủ đô và kết quả là UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất hủy bỏ việc xây dựng dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp trong khuôn viên công viên này, để thay vào đó là một trường học và khuôn viên cây xanh.
Tiếp đến, trung tuần tháng 4/2009, Thủ tướng đã quyết định dừng việc xây dựng Khách sạn SAS Royal tại số 295 đường Lê Duẩn sau khi nhận được không ít phản hồi từ dư luận về việc xây dựng khách sạn trong Công viên Thống Nhất.
Theo chủ đầu tư, đến thời điểm phải dừng lại, dự án đã hoàn thành móng cọc và tường rào vây quanh với chi phí bỏ ra khoảng 14,5 triệu USD.
Đáng chú ý hơn cả vào đầu tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) - chủ đầu tư dự án khách sạn 5 sao Lotus tại Mễ Trì (Hà Nội) đã chính thức xin rút khỏi dự án vì lý do tài chính.
Với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD, gồm 550 phòng sang trọng, khi hoàn thành sẽ trở thành khách sạn lớn nhất Hà Nội.
Đến cuối tháng 11 vừa qua, dự án Lotus Hotel đã có chủ mới là một doanh nghiệp trong nước.
Ngoại trừ dự án Lotus Hotel, việc hai khách sạn còn lại bị hủy bỏ đã khiến dự luận đặt câu hỏi cho công tác quy hoạch của thành phố. Liệu có yếu tố nào chi phối đằng sau những quyết định phê duyệt dự án bất hợp lý trên.
Điều đó được lý giải khi nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng với chứng khoán, ngân hàng, tài chính...bất động sản vẫn là một kênh đầu tư “siêu lợi nhuận” nhưng đồng thời cũng không kém phần nhạy cảm.
Chính vì thế, “nhất cử nhất động” trên thị trường này, từ việc ban hành một chính sách, sự bất thường của thị trường hay đơn giản chỉ là sự ra đời/chấm dứt của một dự án... đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư.
VnEconomy xin khép lại một năm với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau trong lĩnh vực bất động sản với 10 sự kiện, vấn đề nổi bật nhất.
1. Đề xuất “cứu” thị trường
Thực ra, việc thị trường bất động sản “nguội lạnh” ngay từ đầu năm 2009 đã được nhiều chuyên gia lường trước. Đó là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 đã tác động trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và trong đó bất động sản cũng không phải là ngoại lệ.
Trước thực tế đó, ngay từ đầu năm 2009, Bộ Xây dựng - với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp thị trường bất động sản - đã phải trình Chính phủ hàng loạt giải pháp như: cho phép chủ đầu tư được huy động vốn khi dự án chưa xây xong móng, cho phép giãn nợ, khoanh nợ, khấu trừ thuế, miễn lệ phí trước bạ, lập quỹ tín thác bất động sản... nhằm “cứu” thị trường qua cơn nguy kịch.
Tuy nhiên, ngay sau khi kiến nghị trên được công khai, không ít những ý kiến trái chiều bày tỏ sự bất tán thành bởi nhiều người cho rằng, thay vì tập trung vào việc tìm giải pháp “cứu” thị trường (thực chất là cứu doanh nghiệp bất động sản) thì cơ quan quản lý phải tìm hiểu vì sao thị trường bất động sản bị đóng băng.
2. Đột phá về nhà ở xã hội
Trung tuần tháng 4/2009, lần đầu tiên Chính phủ ra nghị quyết về chính sách nhà ở xã hội, tạo kỳ vọng cho "cuộc cách mạng" về nhà ở cho những người thu nhập thấp sau một thời gian dài thí điểm.
Thế nhưng, đối với những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng, để chính sách này được triển khai có hiệu quả lại là một chuyện không hề đơn giản, trong đó không loại trừ khả năng xảy ra nhiều tiêu cực, tình trạng xin cho cả ở khâu đầu vào lẫn đầu ra.
Hơn nữa, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn xem kinh doanh bất động sản là đầu tư siêu lợi nhuận, việc xây nhà giá rẻ với lợi nhuận dự tính chỉ khoảng 10% sẽ không dễ gì thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Và điều mà doanh nghiệp “ngán” nhất đó chính là đến thời điểm này vẫn chưa có một cơ chế hướng dẫn cụ thể để có thể khiến họ “sốt sắng” và an tâm cho việc rót vốn vào loại hình kinh doanh khá mới mẻ này.
3. “Sốt” chung cư cũ
Thị trường bất động sản trong năm qua đã chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ sau bao nhiêu năm. Đó là việc “sốt” nhà chung cư cũ vào khoảng thời gian giữa năm.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, giá chung cư cũ đột nhiên leo thang từng ngày, có thời điểm giá cao gấp 2 -3 lần so với trước đó không lâu.
Khi giá càng cao, lượng người tìm mua lại càng tăng lên nhưng lại tỷ lệ nghịch với người đồng ý bán. Đã có thời điểm, giá một căn hộ chung cư cũ tại các khu Kim Liên, Thành Công, Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) lên tới 2 -3 tỷ đồng.
Lý giải cho việc “sốt” giá này, lãnh đạo Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho rằng, đó không phải là điều gì quá bất thường bởi giá bất động sản từ xưa đến nay vẫn phụ thuộc nhiều vào vị trí.
Nhưng, nhiều người đặt câu hỏi: nếu chỉ vì lý do trên thì cũng không có cớ gì lại đột ngột “sốt” cao đến như vậy?!
4. “Cách mạng” trong đền bù đất đai
Ngày 1/10, Nghị định 69/2009 NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chính thức có hiệu lực đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong chính sách liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư....
Đây là nghị định được người nông dân chờ đợi từng ngày bởi mức bồi thường cho người bị thu hồi đất nông nghiệp cao hơn nhiều lần so với quy định cũ. Cụ thể, với những quy định mới của Nghị định 69, nông dân mất đất sản xuất sẽ được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng 1,5 đến 5 lần số tiền bồi thường đất bị thu hồi, hoặc được hỗ trợ một suất đất ở hay một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh.
Đây được xem như một bước đột phá về chính sách đền bù – một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân và cũng làm đau đầu cơ quan quản lý trong suốt hàng chục năm qua.
Và tất nhiên, cũng giống như một số chính sách khác, Nghị định 69 ra đời có thể sẽ mang lại niềm vui cho nhiều người dân nhưng cũng đồng thời tạo ra khó khăn cho không ít các doanh nghiệp bất động sản vốn vẫn dựa vào đất để sinh lợi.
5. “Hiện tượng" Nam Cường
Nhiều người vẫn quan niệm bất động sản là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong năm 2009, vào những thời điểm khi mà nền kinh tế chưa hồi phục rõ ràng thì những cơn “sốt nóng”, “sốt ảo” trên thị trường bất động sản là điều cần phải được giải mã.
Với những ai quan tâm đến bất động sản, chắc chắn không thể không biết đến “hiện tượng Nam Cường” hồi cuối tháng 10 vừa qua. Chỉ vài giờ sau khi chủ đầu tư công bố nhận tiền đặt cọc bốc thăm quyền góp vốn mua căn hộ chung cư, hàng nghìn người đã đổ xô tìm đến chỉ mong có được… quyền góp vốn vào dự án.
Đáng chú ý, có nhiều người vì không thể mua được phiếu bốc thăm từ chủ đầu tư đã buộc phải mua lại từ các “cò” với giá lên tới hàng chục triệu đồng, kèm đặt cọc tiền chênh lệch khi mua nhà cho người mua được phiếu đó với giá từ 100 -200 triệu đồng.
Thế nhưng, cũng không lâu sau đó, phiếu bốc thăm đã được giới đầu cơ rao bán ngang giá, thậm chí thấp hơn giá của chủ đầu tư kèm thỏa thuận giá căn hộ sẽ đúng nguyên giá khi chủ đầu tư công bố.
Với những chuyên gia trong ngành, “hiện tượng Nam Cường” cùng với việc “sốt ảo” tại một số dự án khác ở Mỹ Đình, An Khánh...là một minh chứng rõ nhất cho xu hướng đầu tư theo tâm lý đám đông, truyền tin nhau trong mua bán nhà đất của giới kinh doanh bất động sản.
6. Cấm dùng chung cư làm văn phòng
Thêm một quyết định được cho là khá “sốc” của Bộ Xây dựng trong tháng 11 là việc cơ quan này yêu cầu các địa phương chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà chung cư sai mục đích, trong đó có ý là cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng chung cư làm văn phòng.
Lý do để Bộ Xây dựng ban hành văn bản trên là bởi cơ quan này cho rằng, trong thời gian qua đã có tình trạng một số căn hộ được chủ sở hữu chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc cho thuê làm văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh xen lẫn với nhà ở gây xáo trộn, mất trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của các hộ dân sống ở trong nhà chung cư.
Đây được xem là một văn bản gây “sốc” không chỉ đối với những doanh nghiệp bất động sản, kinh doanh văn phòng mà “sốc” đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... đang thuê chung cư làm văn phòng.
Và cũng không ngạc nhiên khi chỉ đạo trên của Bộ Xây dựng đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều từ dư luận. Tán thành, phản đối, chê trách...đều có, nhưng biết làm sao được khi đại diện lãnh đạo Bộ này “chốt” lại: có sốc cũng làm và quan trọng là... không sai luật!
7. Đề xuất bán 20% bất động sản không qua sàn
Đầu tháng 11 vừa qua, Bộ Xây dựng đã “đột ngột” kiến nghị Chính phủ cho phép chủ đầu tư bất động sản được phép huy động vốn có phân chia sản phẩm hoặc trực tiếp bán 20% sản phẩm của mình trong mỗi dự án cho các đối tác chiến lược, ngoại giao, các mối quan hệ khác… mà không cần thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Viện dẫn cho đề xuất trên, Bộ Xây dựng cho rằng, quy định này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có điều kiện huy động vốn, ngoại giao, hợp tác kinh doanh với các đối tác cũng như hỗ trợ nhà ở cho cán bộ, công nhân viên… cũng như sẽ hạn chế tình trạng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lách luật, không thực hiện bán nhà qua sàn bằng cách huy động góp vốn có phân chia sản phẩm là nhà ở như đã diễn ra trên thực tế trong thời gian vừa qua.
Với đại đa số chủ đầu tư dự án bất động sản thì đó là một tin vui. Thế nhưng, với những ai “chuộng” sự minh bạch, công bằng thì đó không hẳn là một đề xuất tích cực, bởi lẽ: một khi luật đã quy định tất cả giao dịch bất động sản của doanh nghiệp đều phải qua sàn thì không thể “chống” lại luật.
Hơn nữa, việc cho phép bán “chui” (dù chỉ 20%) cũng sẽ góp phần làm cho thị trường bất động sản càng thêm kém minh bạch. Khái niệm “ngoại giao” sẽ không có chỗ trong một cuộc chơi vốn được xem là bình đẳng như... thị trường.
8. “Trảm” gần nửa dự án sân golf
Có thể nói, một trong những “ung nhọt” của lĩnh vực bất động sản gây bức xúc dư luận trong thời gian qua đó chính là sự phát triển ồ ạt sân golf trên khắp cả nước.
Không chỉ thế, điều gây nên sự bất bình của người dân đó chính là sự xâm lấn của loại hình giải trí này đối với một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp. Càng phẫn nộ hơn khi phần lớn lỗ golf đều bị bóp méo với mục đích kinh doanh bất động sản của nhiều chủ đầu tư.
Thế nhưng, khó cho cơ quan quản lý khi phải đứng trước hai luồng ý kiến trái chiều về sự phát triển các dự án sân golf. Điều đó cũng giải thích vì sao một “lỗ golf” bé tý lại trở thành đề tài nóng trên nghị trường của nhiều kỳ họp Quốc hội.
Phát triển như thế nào, khu vực nào, bao nhiêu là vừa... đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như làm đau đầu cơ quan quản lý.
Thống kê cho thấy, đến thời điểm này, cả nước có 166 dự án xây dựng sân golf do các địa phương phê duyệt, trong đó có khoảng 60 sân golf đã đi vào hoạt động và đang xây dựng. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ cắt giảm 51 dự án, giữ lại 115 dự án.
Tất cả chỉ dừng lại khi vào cuối tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt quy hoạch phát triển sân golf Việt Nam đến năm 2020 với điểm đáng chú ý nhất là chốt ở con số 89 sân golf.
Ngoài việc chốt số lượng, Thủ tướng cũng chỉ rõ sân golf sẽ được xây dựng, phân bố ở những vùng nào, khu vực nào...
Còn với người nông dân, điều mang lại niềm vui nhất cho họ chính là việc Thủ tướng yêu cầu các dự án sân golf không được lấy vào đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị, đất rừng... cũng như những chính sách hỗ trợ tối đa đối với người dân bị thu hồi đất để xây sân golf.
9. Một sổ cho nhà, đất
Ngày 10/12, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu mới) chính thức có hiệu lực.
Rất nhiều điểm tích cực của nghị định như thời gian, thủ tục, bổ sung tài sản chứng nhận, thu gọn cơ quan cấp giấy chứng nhận...đã tạo nên sự tin tưởng của người dân vào sự quyết tâm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nhưng ghi nhận lớn nhất của người dân đối với việc thống nhất một giấy chứng nhận, đó là từ nay họ sẽ không phải lo chuyện “đổi sổ”, và đặc biệt là góp phần quan trọng trong việc từng bước loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu trong lĩnh vực vốn gây ra không ít khiếu kiện này.
10. Nhiều “sự cố” về khách sạn
Có thể nói, năm 2009 là năm ghi dấu ấn với nhiều quyết định liên quan đến việc dừng triển khai của một số dự án khách sạn lớn tại Hà Nội.
Vào đầu tháng 1/2009, thành phố Hà Nội đã quyết định hủy bỏ dự án xây tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại 64 tầng tại Công viên Tuổi Trẻ.
Dự án trên đã được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2007, do Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Tập đoàn Rafin (Ba Lan) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, dự án sau khi được công bố và chuẩn bị triển khai thi công đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân Thủ đô và kết quả là UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất hủy bỏ việc xây dựng dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp trong khuôn viên công viên này, để thay vào đó là một trường học và khuôn viên cây xanh.
Tiếp đến, trung tuần tháng 4/2009, Thủ tướng đã quyết định dừng việc xây dựng Khách sạn SAS Royal tại số 295 đường Lê Duẩn sau khi nhận được không ít phản hồi từ dư luận về việc xây dựng khách sạn trong Công viên Thống Nhất.
Theo chủ đầu tư, đến thời điểm phải dừng lại, dự án đã hoàn thành móng cọc và tường rào vây quanh với chi phí bỏ ra khoảng 14,5 triệu USD.
Đáng chú ý hơn cả vào đầu tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) - chủ đầu tư dự án khách sạn 5 sao Lotus tại Mễ Trì (Hà Nội) đã chính thức xin rút khỏi dự án vì lý do tài chính.
Với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD, gồm 550 phòng sang trọng, khi hoàn thành sẽ trở thành khách sạn lớn nhất Hà Nội.
Đến cuối tháng 11 vừa qua, dự án Lotus Hotel đã có chủ mới là một doanh nghiệp trong nước.
Ngoại trừ dự án Lotus Hotel, việc hai khách sạn còn lại bị hủy bỏ đã khiến dự luận đặt câu hỏi cho công tác quy hoạch của thành phố. Liệu có yếu tố nào chi phối đằng sau những quyết định phê duyệt dự án bất hợp lý trên.