15 phút cuối “nguy hiểm” trên sàn HNX
15 phút cuối cùng của phiên giao dịch hàng ngày tại sàn HNX trở nên khá “nguy hiểm” theo cách nói ví von của nhà đầu tư
15 phút cuối cùng của phiên giao dịch hàng ngày tại sàn HNX đang trở nên khá “nguy hiểm” theo cách nói ví von của các nhà đầu tư, bởi khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ giúp cho “đội lái” dễ dàng hơn trong thao túng giá.
Theo quy chế giao dịch chứng khoán mới tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cách tính giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch có sự thay đổi.
Thay vì cách tính bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó, kể từ ngày 26/3/2012, giá tham chiếu được xác định là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của ngày giao dịch. Trường hợp không có giao dịch được thực hiện trong thời gian trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục.
HNX tin rằng áp dụng cơ chế mới, giá tham chiếu sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời và là cơ sở tham chiếu tốt hơn cho phiên giao dịch kế tiếp.
Tuy nhiên, giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân lại nghĩ khác. Họ cho rằng, 15 phút cuối ngày của HNX theo cách mới đang vô tình tạo điều kiện cho thao túng giá.
Không đơn giản chỉ là cơ sở tính biên độ dao động giá, giá tham chiếu còn góp phần lớn tác động lên tâm lý nhà đầu tư và là số liệu duy nhất trong toàn bộ các mức giá khớp trong ngày mà các tổ chức cho vay (ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư...) sử dụng khi tính giá trị tài sản là chứng khoán của “con nợ”, do đó mà giá tham chiếu phải càng công bằng càng tốt, không được để bị ai thao túng.
Một giám đốc môi giới công ty chứng khoán chia sẻ rằng: trên sàn chứng, giá chứng khoán là chuỗi số thời gian, cõng thêm gánh nặng của thông tin nên giá càng về sau càng quan trọng. Giá đóng cửa quan trọng hơn giá mở cửa trong cùng ngày, nhưng giá mở cửa hôm sau cũng sẽ quan trọng hơn giá đóng cửa hôm trước. Tuy nhiên, để phục vụ cho các mục tiêu chốt sổ sách, thực hiện quyền, định giá... nên giá đóng cửa thường được sử dụng làm giá tham chiếu. Song hành với nó, cơ chế khớp lệnh định kỳ được các “chứng trường” theo trường phái đấu lệnh (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...) đều dùng nhằm mục tiêu công bằng cho thị trường, mà cụ thể là tìm sự đồng thuận của số đông cả hai bên mua bán. Sàn HOSE được đánh giá là đang “thừa hưởng” thông lệ nước ngoài này.
Nói một cách công bằng, cách lấy giá bình quân làm giá tham chiếu như trước đây của HNX cũng góp phần ngăn ngừa khả năng thao túng. Nếu sàn HOSE gom lệnh cả 2 bên cung - cầu cho thật nhiều rồi mới cho khớp lệnh, tức là dùng yếu tố thanh khoản để ngăn ngừa thao túng, thì sàn HNX dùng luôn giá bình quân của nguyên ngày làm giá tham chiếu, tức là dùng yếu tố thời gian để ngăn ngừa thao túng, một chuyên gia chứng khoán so sánh.
Tiếc là ở thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều mã kém thanh khoản nên dù có áp dụng phương pháp nào cũng vẫn gặp tình cảnh số đông chỉ là một bên: mua hoặc bán, nên vẫn tạo ra rủi ro (hoặc cơ hội) cho thao túng giá. Giữa 2 cách tính giá tham chiếu của HOSE và HNX, chưa thấy cái nào trội hơn cái nào và rủi ro thao túng giá vẫn còn đầy đó.
Việc HNX giảm yếu tố thời gian, tuy sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời, tức là đúng ý nghĩa của chuỗi số thời gian, nhưng có lẽ lại càng tạo ra thêm lợi thế cho ý định muốn thao túng thị trường.
Vậy liệu có cơ chế giao dịch nào sẽ giúp ngăn ngừa thao túng giá hiệu quả hơn?
Trên thực tế, đã từng có ý kiến đề nghị sử dụng cơ chế khớp lệnh xác định giá đóng cửa của Sở Thái Lan, tức là khớp lệnh định kỳ trong vòng 5 phút cuối phiên giao dịch chiều, nhưng thời điểm khớp lệnh là ngẫu nhiên trong phạm vi 5 phút đó. Tuy nhiên, nếu đem áp dụng tại HOSE thì cách này vẫn không giải quyết được tình huống chất đống lệnh mua (hoặc bán), khiến bên bán (hoặc mua) không dám “thò” thêm lệnh ra nữa.
Có ý kiến cho rằng, liệu có thể dùng giá mở cửa là giá tham chiếu hay không? Bởi với cách này, giá đóng cửa sẽ đơn giản chỉ là 1 mức giá khớp như bao giá khớp trước đó. Các công ty cho vay vẫn tính giá trị tài sản con nợ theo giá đóng cửa, nhưng tâm lý nhà đầu tư sẽ tùy thuộc vào giá mở cửa hôm sau. Hơn nữa, khoảng thời gian không giao dịch từ lúc đóng cửa sàn hôm trước đến lúc mở sàn hôm sau vẫn còn khá dài, đủ để có thêm bao thông tin mới, nên giá mở cửa hôm sau sẽ cõng được những thông tin đó hơn là giá đóng cửa hôm trước, phù hợp với ý nghĩa của chuỗi số thời gian. Tuy nhiên, cách này lại chỉ phù hợp với các thị trường phát triển với thanh khoản và độ minh bạch rất cao.
Theo quy chế giao dịch chứng khoán mới tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cách tính giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch có sự thay đổi.
Thay vì cách tính bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó, kể từ ngày 26/3/2012, giá tham chiếu được xác định là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của ngày giao dịch. Trường hợp không có giao dịch được thực hiện trong thời gian trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục.
HNX tin rằng áp dụng cơ chế mới, giá tham chiếu sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời và là cơ sở tham chiếu tốt hơn cho phiên giao dịch kế tiếp.
Tuy nhiên, giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân lại nghĩ khác. Họ cho rằng, 15 phút cuối ngày của HNX theo cách mới đang vô tình tạo điều kiện cho thao túng giá.
Không đơn giản chỉ là cơ sở tính biên độ dao động giá, giá tham chiếu còn góp phần lớn tác động lên tâm lý nhà đầu tư và là số liệu duy nhất trong toàn bộ các mức giá khớp trong ngày mà các tổ chức cho vay (ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư...) sử dụng khi tính giá trị tài sản là chứng khoán của “con nợ”, do đó mà giá tham chiếu phải càng công bằng càng tốt, không được để bị ai thao túng.
Một giám đốc môi giới công ty chứng khoán chia sẻ rằng: trên sàn chứng, giá chứng khoán là chuỗi số thời gian, cõng thêm gánh nặng của thông tin nên giá càng về sau càng quan trọng. Giá đóng cửa quan trọng hơn giá mở cửa trong cùng ngày, nhưng giá mở cửa hôm sau cũng sẽ quan trọng hơn giá đóng cửa hôm trước. Tuy nhiên, để phục vụ cho các mục tiêu chốt sổ sách, thực hiện quyền, định giá... nên giá đóng cửa thường được sử dụng làm giá tham chiếu. Song hành với nó, cơ chế khớp lệnh định kỳ được các “chứng trường” theo trường phái đấu lệnh (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...) đều dùng nhằm mục tiêu công bằng cho thị trường, mà cụ thể là tìm sự đồng thuận của số đông cả hai bên mua bán. Sàn HOSE được đánh giá là đang “thừa hưởng” thông lệ nước ngoài này.
Nói một cách công bằng, cách lấy giá bình quân làm giá tham chiếu như trước đây của HNX cũng góp phần ngăn ngừa khả năng thao túng. Nếu sàn HOSE gom lệnh cả 2 bên cung - cầu cho thật nhiều rồi mới cho khớp lệnh, tức là dùng yếu tố thanh khoản để ngăn ngừa thao túng, thì sàn HNX dùng luôn giá bình quân của nguyên ngày làm giá tham chiếu, tức là dùng yếu tố thời gian để ngăn ngừa thao túng, một chuyên gia chứng khoán so sánh.
Tiếc là ở thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều mã kém thanh khoản nên dù có áp dụng phương pháp nào cũng vẫn gặp tình cảnh số đông chỉ là một bên: mua hoặc bán, nên vẫn tạo ra rủi ro (hoặc cơ hội) cho thao túng giá. Giữa 2 cách tính giá tham chiếu của HOSE và HNX, chưa thấy cái nào trội hơn cái nào và rủi ro thao túng giá vẫn còn đầy đó.
Việc HNX giảm yếu tố thời gian, tuy sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời, tức là đúng ý nghĩa của chuỗi số thời gian, nhưng có lẽ lại càng tạo ra thêm lợi thế cho ý định muốn thao túng thị trường.
Vậy liệu có cơ chế giao dịch nào sẽ giúp ngăn ngừa thao túng giá hiệu quả hơn?
Trên thực tế, đã từng có ý kiến đề nghị sử dụng cơ chế khớp lệnh xác định giá đóng cửa của Sở Thái Lan, tức là khớp lệnh định kỳ trong vòng 5 phút cuối phiên giao dịch chiều, nhưng thời điểm khớp lệnh là ngẫu nhiên trong phạm vi 5 phút đó. Tuy nhiên, nếu đem áp dụng tại HOSE thì cách này vẫn không giải quyết được tình huống chất đống lệnh mua (hoặc bán), khiến bên bán (hoặc mua) không dám “thò” thêm lệnh ra nữa.
Có ý kiến cho rằng, liệu có thể dùng giá mở cửa là giá tham chiếu hay không? Bởi với cách này, giá đóng cửa sẽ đơn giản chỉ là 1 mức giá khớp như bao giá khớp trước đó. Các công ty cho vay vẫn tính giá trị tài sản con nợ theo giá đóng cửa, nhưng tâm lý nhà đầu tư sẽ tùy thuộc vào giá mở cửa hôm sau. Hơn nữa, khoảng thời gian không giao dịch từ lúc đóng cửa sàn hôm trước đến lúc mở sàn hôm sau vẫn còn khá dài, đủ để có thêm bao thông tin mới, nên giá mở cửa hôm sau sẽ cõng được những thông tin đó hơn là giá đóng cửa hôm trước, phù hợp với ý nghĩa của chuỗi số thời gian. Tuy nhiên, cách này lại chỉ phù hợp với các thị trường phát triển với thanh khoản và độ minh bạch rất cao.