3 hệ quả của 300 triệu USD trái phiếu
Chính phủ sắp phát hành 300 triệu USD trái phiếu trên thị trường nội địa, điều này sẽ mang lại những hệ quả gì?
Chính phủ sắp phát hành 300 triệu USD trái phiếu trên thị trường nội địa, điều này sẽ mang lại những hệ quả gì?
Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam, nói:
- Với mức thâm hụt ngân sách hiện nay, Chính phủ phát hành trái phiếu để chi trả các khoản chi tiêu. Nhưng những đợt phát hành gần đây nhất đều thất bại.
Lý do thất bại là chúng ta đưa ra mức lãi suất không hấp dẫn, thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu của các nhà đầu tư. Khi phát hành trái phiếu VND không thành công, có lẽ, đấy là lý do để Chính phủ phát hành trái phiếu bằng USD.
Hệ quả thứ nhất, đợt phát hành trái phiếu này sẽ có tác động đến lãi suất. Nếu chênh lệch lãi suất giữa VND và USD là 4% mà lạm phát năm nay khoảng 6-7%, người dân sẽ chuyển từ VND sang USD để mua trái phiếu, sẽ có sự điều chỉnh từ VND sang USD nếu lãi suất tiền USD đủ cao.
Hệ quả thứ hai có thể có là sự Đô la hóa. Mức độ Đô la hóa của Việt Nam hiện nay khoảng 30%, nhưng với việc phát hành trái phiếu bằng tiền USD, tôi e rằng, mức độ Đô la hóa sẽ tăng vọt.
Khi đó, chúng ta sẽ khó có được chính sách tiền tệ linh hoạt, vì đơn giản chúng ta sử dụng quá nhiều tiền USD, và cung tiền không thể kiểm soát được.
Hệ quả thứ ba là tác động đến tỷ giá. Khi phát hành trái phiếu bằng tiền USD mà người dân lại bỏ VND chuyển sang USD thì chắc chắn đồng USD sẽ chịu sức ép lên giá.
Điều này khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có liên quan đến USD đều chịu ảnh hưởng. Rõ ràng, đây là vấn đề rất quan trọng có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu biết về các vấn đề vĩ mô mặc dù là không dễ tìm hiểu. Về tỷ giá, không đơn thuần chỉ là nắm bắt tỷ giá ngày hôm nay mà còn là mức thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai.
Về chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đã và đang được triển khai, đánh giá của ông thế nào?
Chính sách này đã được khá nhiều nước thực hiện, và nhiều nước đã thực hiện không thành công.
Vì nhiều lẽ, lẽ lớn nhất là không kiểm soát được các khoản vay, do một số động cơ không chính đáng từ người đi vay (moral hazzards).
Tại Việt Nam, chương trình hỗ trợ lãi suất bắt đầu từ đầu năm nay, số vốn cho vay trong 1 tháng qua lên đến 93 nghìn tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế chỉ là 0,5%.
Điều đó cho thấy chủ yếu các nguồn vốn đó là đảo nợ. Năm 2008, doanh nghiệp vay với lãi suất 21%/năm, năm nay vay với lãi suất 6%/năm, chênh lệch đến 15%, nên các doanh nghiệp đều có động cơ để đảo nợ.
Số lượng vốn cho vay ra ngoài rất nhiều, nhưng dư nợ tín dụng tăng thêm lại rất nhỏ, về cơ bản tiền chỉ nằm trong ngân hàng, và chỉ chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, danh mục này sang danh mục khác.
Một vấn đề nữa là thời hạn và nhóm đối tượng được thụ hưởng. Mới đây nhất, có 2 nhóm đối tượng được bổ sung vào nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách này là các công ty khai khoáng và các công ty tài chính.
Nếu theo quy định, các công ty chỉ được vay để hỗ trợ cho vốn lưu động ngắn hạn, như vậy, với công ty tài chính, vốn lưu động của họ là gì?
Tôi cũng không hiểu tại sao lại hỗ trợ vốn cho các công ty khai khoáng.
Nhiều doanh nghiệp cũng đang rất lo ngại về việc chính sách hỗ trợ xuất khẩu đang được thực hiện liệu sẽ vi phạm các cam kết WTO?
Đây là một vấn đề rất phức tạp. Chắc chắn hình thức hỗ trợ xuất khẩu theo kiểu xuất khẩu 1 USD, được hỗ trợ 40 đồng là sẽ bị soi.
Chính phủ phải rất thận trọng với các chính sách hỗ trợ vào thời điểm này, khi mà, tất cả các nước đều tăng cường phòng vệ về thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình.
Hỗ trợ xuất khẩu là điều cần phải làm nhưng hỗ trợ như thế nào cần phải suy xét rất kỹ và có thể thực hiện những chính sách sáng tạo hơn, chẳng hạn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo lại nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thị trường, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D).
Đây là những hình thức hỗ trợ gián tiếp nhưng hiệu quả và không vi phạm cam kết nào trong khuôn khổ của WTO.
Khi phát triển thị trường xuất khẩu không còn dễ dàng như trước, các doanh nghiệp đang được định hướng quay lại thị trường nội địa, theo ông, giải pháp này có khả thi trong điều kiện hiện nay?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong ngắn hạn, việc quay lại thị trường nội địa không dễ dàng chút nào khi xét về góc độ doanh nghiệp cho đến môi trường kinh doanh.
Nhiều chính sách được thiết kế hỗ trợ cho xuất khẩu và ưu ái cho doanh nghiệp nước ngoài hơn doanh nghiệp trong nước. Nhiều sản phẩm được sản xuất cho thị trường nước ngoài, từ mẫu mã, phân phối, cách marketing.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất bị động trong việc tìm kiếm đơn hàng, do đó, giá trị gia tăng rất thấp.
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần hướng đến chính sách này để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp thành đạt luôn chú ý đến việc xây dựng nền tảng trong nước. Việc phát triển thị trường nội địa cũng cần đến một nhóm các chính sách cụ thể cho từng ngành hàng riêng.
Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam, nói:
- Với mức thâm hụt ngân sách hiện nay, Chính phủ phát hành trái phiếu để chi trả các khoản chi tiêu. Nhưng những đợt phát hành gần đây nhất đều thất bại.
Lý do thất bại là chúng ta đưa ra mức lãi suất không hấp dẫn, thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu của các nhà đầu tư. Khi phát hành trái phiếu VND không thành công, có lẽ, đấy là lý do để Chính phủ phát hành trái phiếu bằng USD.
Hệ quả thứ nhất, đợt phát hành trái phiếu này sẽ có tác động đến lãi suất. Nếu chênh lệch lãi suất giữa VND và USD là 4% mà lạm phát năm nay khoảng 6-7%, người dân sẽ chuyển từ VND sang USD để mua trái phiếu, sẽ có sự điều chỉnh từ VND sang USD nếu lãi suất tiền USD đủ cao.
Hệ quả thứ hai có thể có là sự Đô la hóa. Mức độ Đô la hóa của Việt Nam hiện nay khoảng 30%, nhưng với việc phát hành trái phiếu bằng tiền USD, tôi e rằng, mức độ Đô la hóa sẽ tăng vọt.
Khi đó, chúng ta sẽ khó có được chính sách tiền tệ linh hoạt, vì đơn giản chúng ta sử dụng quá nhiều tiền USD, và cung tiền không thể kiểm soát được.
Hệ quả thứ ba là tác động đến tỷ giá. Khi phát hành trái phiếu bằng tiền USD mà người dân lại bỏ VND chuyển sang USD thì chắc chắn đồng USD sẽ chịu sức ép lên giá.
Điều này khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có liên quan đến USD đều chịu ảnh hưởng. Rõ ràng, đây là vấn đề rất quan trọng có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu biết về các vấn đề vĩ mô mặc dù là không dễ tìm hiểu. Về tỷ giá, không đơn thuần chỉ là nắm bắt tỷ giá ngày hôm nay mà còn là mức thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai.
Về chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đã và đang được triển khai, đánh giá của ông thế nào?
Chính sách này đã được khá nhiều nước thực hiện, và nhiều nước đã thực hiện không thành công.
Vì nhiều lẽ, lẽ lớn nhất là không kiểm soát được các khoản vay, do một số động cơ không chính đáng từ người đi vay (moral hazzards).
Tại Việt Nam, chương trình hỗ trợ lãi suất bắt đầu từ đầu năm nay, số vốn cho vay trong 1 tháng qua lên đến 93 nghìn tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế chỉ là 0,5%.
Điều đó cho thấy chủ yếu các nguồn vốn đó là đảo nợ. Năm 2008, doanh nghiệp vay với lãi suất 21%/năm, năm nay vay với lãi suất 6%/năm, chênh lệch đến 15%, nên các doanh nghiệp đều có động cơ để đảo nợ.
Số lượng vốn cho vay ra ngoài rất nhiều, nhưng dư nợ tín dụng tăng thêm lại rất nhỏ, về cơ bản tiền chỉ nằm trong ngân hàng, và chỉ chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, danh mục này sang danh mục khác.
Một vấn đề nữa là thời hạn và nhóm đối tượng được thụ hưởng. Mới đây nhất, có 2 nhóm đối tượng được bổ sung vào nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách này là các công ty khai khoáng và các công ty tài chính.
Nếu theo quy định, các công ty chỉ được vay để hỗ trợ cho vốn lưu động ngắn hạn, như vậy, với công ty tài chính, vốn lưu động của họ là gì?
Tôi cũng không hiểu tại sao lại hỗ trợ vốn cho các công ty khai khoáng.
Nhiều doanh nghiệp cũng đang rất lo ngại về việc chính sách hỗ trợ xuất khẩu đang được thực hiện liệu sẽ vi phạm các cam kết WTO?
Đây là một vấn đề rất phức tạp. Chắc chắn hình thức hỗ trợ xuất khẩu theo kiểu xuất khẩu 1 USD, được hỗ trợ 40 đồng là sẽ bị soi.
Chính phủ phải rất thận trọng với các chính sách hỗ trợ vào thời điểm này, khi mà, tất cả các nước đều tăng cường phòng vệ về thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình.
Hỗ trợ xuất khẩu là điều cần phải làm nhưng hỗ trợ như thế nào cần phải suy xét rất kỹ và có thể thực hiện những chính sách sáng tạo hơn, chẳng hạn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo lại nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thị trường, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D).
Đây là những hình thức hỗ trợ gián tiếp nhưng hiệu quả và không vi phạm cam kết nào trong khuôn khổ của WTO.
Khi phát triển thị trường xuất khẩu không còn dễ dàng như trước, các doanh nghiệp đang được định hướng quay lại thị trường nội địa, theo ông, giải pháp này có khả thi trong điều kiện hiện nay?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong ngắn hạn, việc quay lại thị trường nội địa không dễ dàng chút nào khi xét về góc độ doanh nghiệp cho đến môi trường kinh doanh.
Nhiều chính sách được thiết kế hỗ trợ cho xuất khẩu và ưu ái cho doanh nghiệp nước ngoài hơn doanh nghiệp trong nước. Nhiều sản phẩm được sản xuất cho thị trường nước ngoài, từ mẫu mã, phân phối, cách marketing.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất bị động trong việc tìm kiếm đơn hàng, do đó, giá trị gia tăng rất thấp.
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần hướng đến chính sách này để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp thành đạt luôn chú ý đến việc xây dựng nền tảng trong nước. Việc phát triển thị trường nội địa cũng cần đến một nhóm các chính sách cụ thể cho từng ngành hàng riêng.