3 ngân hàng Việt Nam bị hạ điểm tín nhiệm chỉ vì... kỹ thuật?
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa tuyên bố hạ bậc điểm tín nhiệm nợ của Vietcombank, Techcombank và BIDV
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa tuyên bố hạ bậc điểm tín nhiệm nợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Phản ứng trước động thái này của S&P, chiều 9/12, BIDV - ngân hàng đang chuẩn bị bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng - cho rằng đây chỉ là kết quả của việc điều chỉnh phương pháp đánh giá của S&P. Hai ngân hàng Vietcombank, Techcombank cho đến lúc này chưa có phản ứng chính thức nào.
Theo thông báo đề ngày 8/12 của S&P, điểm tín nhiệm dài hạn của Vietcombank giảm một bậc xuống còn B+ từ mức BB-, trong khi điểm tín nhiệm nợ ngắn hạn của ngân hàng này duy trì ở mức B. S&P áp mức triển vọng tiêu cực cho điểm số tín nhiệm nợ dài hạn của Vietcombank.
Tương tự, hạng điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Techcombank hạ một bậc xuống B+ từ BB-, nhưng được áp triển vọng tích cực. Nợ ngắn hạn của Techcombank giữ nguyên mức B.
Với BIDV, điểm tín nhiệm nợ dài hạn cũng được hạ xuống mức B+ từ BB-, với triển vọng tiêu cực. Nợ ngắn hạn của BIDV được S&P duy trì mức điểm B.
Thông cáo của S&P cho biết, mức điểm tín nhiệm dành cho Vietcombank dựa trên cơ sở vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận “rất yếu”, mức độ tham gia “hợp lý” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trên trung bình” và năng lực thanh khoản “hợp lý”.
Đối với Techcombank, S&P đánh giá ngân hàng này có vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận “yếu”, mức độ tham gia hợp lý vào các hoạt động rủi ro và tình hình nguồn vốn “trên trung bình”, thanh khoản “hợp lý”.
Trường hợp BIDV, S&P nhận định, đây là ngân hàng có vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận được đánh giá là “rất yếu”, mức độ tham gia “hợp lý” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trung bình”, thanh khoản “hợp lý”.
Sau khi tuyên bố trên của S&P được phát đi, BIDV đã lập tức có phản ứng. Ngân hàng này nhìn nhận: “Việc hạ bậc định hạng BIDV của S&P không phải do quan ngại về năng lực tài chính của BIDV mà do thay đổi trong phương pháp đánh giá gắn vào việc điều chỉnh đánh giá quốc gia”.
“Đây là một động thái trong quá trình rà soát lại định hạng của 44 ngân hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo phương pháp đánh giá mới mà S&P công bố vào tháng 11/2011. Theo phương pháp mới này, kết quả đánh giá môi trường hoạt động sẽ quyết định định hạng cơ sở của các ngân hàng tại quốc gia đó. Do điểm đánh giá Việt Nam bị hạ từ mức 9 xuống mức 10 nên định hạng cơ sở của tất cả các ngân hàng Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh xuống mức B”, BVIDV cho biết.
Cũng theo thông cáo của BIDV, hiện tại chỉ có BIDV, Techcombank và Vietcombank thuê S&P đánh giá tín nhiệm nhằm nâng cao tính minh bạch và hướng hoạt động theo thông lệ quốc tế.
“Thực tế, BIDV hiện vẫn nhận được đánh giá cao của các tổ chức, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Việc BIDV thực hiện IPO vào cuối tháng 12/2011 hứa hẹn những chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong năng lực và hoạt động của ngân hàng”, BIDV tuyên bố.
Phản ứng trước động thái này của S&P, chiều 9/12, BIDV - ngân hàng đang chuẩn bị bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng - cho rằng đây chỉ là kết quả của việc điều chỉnh phương pháp đánh giá của S&P. Hai ngân hàng Vietcombank, Techcombank cho đến lúc này chưa có phản ứng chính thức nào.
Theo thông báo đề ngày 8/12 của S&P, điểm tín nhiệm dài hạn của Vietcombank giảm một bậc xuống còn B+ từ mức BB-, trong khi điểm tín nhiệm nợ ngắn hạn của ngân hàng này duy trì ở mức B. S&P áp mức triển vọng tiêu cực cho điểm số tín nhiệm nợ dài hạn của Vietcombank.
Tương tự, hạng điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Techcombank hạ một bậc xuống B+ từ BB-, nhưng được áp triển vọng tích cực. Nợ ngắn hạn của Techcombank giữ nguyên mức B.
Với BIDV, điểm tín nhiệm nợ dài hạn cũng được hạ xuống mức B+ từ BB-, với triển vọng tiêu cực. Nợ ngắn hạn của BIDV được S&P duy trì mức điểm B.
Thông cáo của S&P cho biết, mức điểm tín nhiệm dành cho Vietcombank dựa trên cơ sở vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận “rất yếu”, mức độ tham gia “hợp lý” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trên trung bình” và năng lực thanh khoản “hợp lý”.
Đối với Techcombank, S&P đánh giá ngân hàng này có vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận “yếu”, mức độ tham gia hợp lý vào các hoạt động rủi ro và tình hình nguồn vốn “trên trung bình”, thanh khoản “hợp lý”.
Trường hợp BIDV, S&P nhận định, đây là ngân hàng có vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận được đánh giá là “rất yếu”, mức độ tham gia “hợp lý” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trung bình”, thanh khoản “hợp lý”.
Sau khi tuyên bố trên của S&P được phát đi, BIDV đã lập tức có phản ứng. Ngân hàng này nhìn nhận: “Việc hạ bậc định hạng BIDV của S&P không phải do quan ngại về năng lực tài chính của BIDV mà do thay đổi trong phương pháp đánh giá gắn vào việc điều chỉnh đánh giá quốc gia”.
“Đây là một động thái trong quá trình rà soát lại định hạng của 44 ngân hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo phương pháp đánh giá mới mà S&P công bố vào tháng 11/2011. Theo phương pháp mới này, kết quả đánh giá môi trường hoạt động sẽ quyết định định hạng cơ sở của các ngân hàng tại quốc gia đó. Do điểm đánh giá Việt Nam bị hạ từ mức 9 xuống mức 10 nên định hạng cơ sở của tất cả các ngân hàng Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh xuống mức B”, BVIDV cho biết.
Cũng theo thông cáo của BIDV, hiện tại chỉ có BIDV, Techcombank và Vietcombank thuê S&P đánh giá tín nhiệm nhằm nâng cao tính minh bạch và hướng hoạt động theo thông lệ quốc tế.
“Thực tế, BIDV hiện vẫn nhận được đánh giá cao của các tổ chức, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Việc BIDV thực hiện IPO vào cuối tháng 12/2011 hứa hẹn những chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong năng lực và hoạt động của ngân hàng”, BIDV tuyên bố.