30 phút giao dịch đi vào lịch sử Phố Wall
Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua 30 phút giao dịch kinh hoàng khi có lúc cả ba chỉ số đã sụt giảm hơn 8% giá trị
Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua 30 phút giao dịch kinh hoàng khi có lúc ba chỉ số đã sụt giảm hơn 8%, sau khi có tin nhiều ngân hàng ở châu Âu đã ngừng cho vay vì mất thanh khoản và một lỗi đặt lệnh của nhà đầu tư.
Mở cửa ngày giao dịch với mức giảm từ 0,26-0,5%, cả ba chỉ số chứng khoán đã lấy lại đà tăng điểm sau quãng thời gian ngắn.
Các kênh truyền hình kinh tế, tài chính liên tục xuất hiện tin trực tiếp từ Athens với hình ảnh dòng người biểu tình đang ném các vật lạ vào hàng rào cảnh sát trước trụ sở Quốc hội Hy Lạp. Mỗi khi hình ảnh từ Athens xuất hiện thì cũng là lúc thị trường chứng khoán Mỹ gia tăng biên độ giảm điểm.
Sự căng thẳng lên cao khi Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu đồng ý với những điều khoản để nhận gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro (140 tỷ USD) từ các nước sử dụng đồng tiền chung Euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Lúc 14h19, khi hình ảnh cảnh sát Athens và những người biểu tình đụng độ quyết liệt và cảnh đốt phá tài sản trên đường phố, thì thị trường cũng bắt đầu sụt giảm mạnh. Từ mức giảm 1,75% lúc 14h19, chỉ số Dow Jones đã giảm xuống 2,1% chỉ trong vòng 2 phút.
Sự xuất hiện liên tục những hình ảnh biểu tình ở Athens trên kênh truyền hình kinh tế - tài chính thay vì những hình ảnh giao dịch tại sàn chứng khoán, thông tin của doanh nghiệp… đã cho thấy sự bất thường và sự bất thường đó được phản ánh rõ nét trong diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ hôm 6/5.
Lúc 14h40 (giờ địa phương), Dow Jones giảm 3,8%, S&P 500 hạ 4,35% và Nasdaq trượt 4,7%. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ trong vòng hơn 1 năm qua.
Chưa dừng lại ở đó, chỉ 5 phút sau, tức 14h45, Dow Jones giảm 6,5%. Thị trường chứng khoán Mỹ đã rất lâu mới có phiên giao dịch rơi vào khủng hoảng như vậy khi mà nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu. Bên cạnh đó, những nhà đầu cơ đã nhân cơ hội tung các lệnh bán khống cổ phiếu nhằm đầu cơ giá xuống.
Điều tồi tệ nhất đã xảy đến với Phố Wall lúc 14h47 khi Dow Jones giảm 8,17% (tương đương gần 1.000 điểm - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1987), S&P 500 hạ 8,6% và Nasdaq mất 8,26%.
Sau khi sụt giảm với biên độ lớn, hoạt động gom mua cổ phiếu gia tăng bất thường và không loại trừ nhà đầu tư bán khống đã mua lại cổ phiếu để tất toán trạng thái, nên đã giúp thị trường phục hồi trở lại.
Sự bật tăng của thị trường khiến đồ thị của ba chỉ số chứng khoán hình thành chữ “V” trong biên độ +/-4% chỉ trong 10 phút - điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua tại Phố Wall, trong đó, Dow Jones mất 700 điểm trong 15 phút và lên 600 điểm trong 20 phút.
Giới đầu tư cho rằng, quãng thời gian 30 phút (từ 14h30-15h) là diễn biến chưa từng có trong lịch sử của Phố Wall.
30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones chìm trong sắc đỏ. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đã giảm hơn 10% trong phiên giao dịch. GE trong vòng xoáy của đợt bán tháo cổ phiếu và giảm tới 14,31%, cổ phiếu Boeing mất 12,41%, Bank of America hạ 10,94%, Alcoa đã giảm hơn 9% giá trị.
Ngoài nguyên nhân từ diễn biến từ Hy Lạp, giới phân tích cho rằng có hai nguyên nhân khác tạo nên 30 phút giao dịch kinh hoàng ở Phố Wall khiến giá trị vốn hóa thị trường “bốc hơi” 1,25 nghìn tỷ USD.
Thứ nhất, một nhà đầu tư của một tổ chức đã đặt lệnh nhầm khi nhấn số lượng lên đến “hàng tỷ” cổ phiếu thay vì “hàng triệu” đối với cổ phiếu của Procter & Gamble lúc 14h47 (một trong những cổ phiếu có sức ảnh hưởng đến Dow Jones). Cổ phiếu của Procter & Gamble có lúc đã giảm gần 37% xuống 39,37 USD/cổ phiếu, trước khi phục hồi lên 60,75 USD/cổ phiếu khi kết thúc ngày giao dịch.
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu Procter & Gamble ngày 6/5 - Nguồn: CNBC.
Nhiều nguồn tin cho CNBC biết lệnh đó đến từ Citigroup, nhưng hãng này đã bác bỏ cáo buộc trên, nhưng hứa sẽ điều tra làm rõ vấn đề.
Còn đại diện của Procter & Gamble lên tiếng không biết nguyên nhân vì sao xảy đến với giao dịch cổ phiếu của công ty, nhưng hãng cho biết sẽ gửi đơn đề nghị Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ vào cuộc điều tra.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán New York cũng khẳng định hệ thống giao dịch của Sở vẫn hoạt động bình thường trong quãng thời gian thị trường bán tháo cổ phiếu và phục hồi sau đó.
Thứ hai, thị trường Mỹ xuất hiện thông tin nhiều ngân hàng ở châu Âu đã tạm ngừng cho vay vì mất thanh khoản. Phát biểu với kênh truyền hình CNBC, một nhà đầu tư cho rằng: “Sự kiện này tương tự những gì đã từng xảy đến với Lehman Brothers”.
May mắn cho Phố Wall vì thị trường đã bật tăng trở lại, bởi nếu thị trường tiếp tục giảm và vượt quá 10% thì theo quy định giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán New York, thị trường sẽ tạm ngừng giao dịch 30 phút. Nếu thị trường phải ngừng giao dịch vì giảm từ 10% trở lên thì sẽ tạo tâm lý không tốt và để lại tiền lệ xấu cho thị trường.
Sau khi giảm mạnh, các chỉ số đã phục hồi ngay sau đó. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 và Dow Jones vẫn có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 4/2009.
Kết thúc ngày giao dịch, 30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều giảm điểm. Tuy nhiên, mức giảm của các cổ phiếu blue-chip đã được thu hẹp so với thời điểm thì trường xuống đáy. Trong đó, Procter & Gamble từ mức giảm gần 37% đã phục hồi và chỉ giảm 2,27% khi kết thúc ngày giao dịch.
Biểu đồ giá trị giảm điểm của 7 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/5 - Nguồn: Thomson Reuters.
Tuy thị trường chứng khoán có phiên giao dịch chao đảo nhưng cũng có nhiều nhà đầu tư đã kiếm bội tiền từ sự biến động này, nhất là những nhà đầu tư giao dịch mua bán trong ngày (daytrading). Với biên độ dao động lớn, những nhà đầu tư bán khống cổ phiếu trong phiên này có nhiều cơ hội tận dụng thị trường để kiếm lời đến cả chục phầm trăm, một mức lợi nhuận có thể phải kiếm trong cả tháng khi thị trường biến động trong biên độ hẹp.
Cổ phiếu khối ngân hàng - tài chính nằm trong tâm điểm của đợt bán tháo cổ phiếu sau khi tin tức xấu liên quan đến tình hình nợ công Hy Lạp và nguy cơ lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Đồng thời, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua các điều khoản bổ sung đối với Dự luật cải tổ hệ thống tài chính, vốn được cho là sẽ siết mạnh hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng và “gọt” bớt lợi nhuận của khối này.
Điểm đáng chú ý là sàn Nasdaq đã gửi thông báo sẽ hủy tất cả các giao dịch đối với những cổ phiếu có sự biến động tăng hoặc giảm trên 60% diễn ra trong thời điểm từ 14h40 đến 15h. Nasdaq cho biết sẽ sớm cung cấp danh sách các cổ phiếu có sự biến động mạnh đó.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 6/5: chỉ số Dow Jones sụt giảm 347,8 điểm, tương đương -3,2%, chốt ở mức 10.520,32. Chỉ số Nasdaq giảm 82,65 điểm, tương ứng -3,34%, chốt ở mức 2.319,64. Chỉ số S&P 500 xuống 37,72 điểm, tương đương -3,24%, chốt ở mức 1.128,15.
Mở cửa ngày giao dịch với mức giảm từ 0,26-0,5%, cả ba chỉ số chứng khoán đã lấy lại đà tăng điểm sau quãng thời gian ngắn.
Các kênh truyền hình kinh tế, tài chính liên tục xuất hiện tin trực tiếp từ Athens với hình ảnh dòng người biểu tình đang ném các vật lạ vào hàng rào cảnh sát trước trụ sở Quốc hội Hy Lạp. Mỗi khi hình ảnh từ Athens xuất hiện thì cũng là lúc thị trường chứng khoán Mỹ gia tăng biên độ giảm điểm.
Sự căng thẳng lên cao khi Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu đồng ý với những điều khoản để nhận gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro (140 tỷ USD) từ các nước sử dụng đồng tiền chung Euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Lúc 14h19, khi hình ảnh cảnh sát Athens và những người biểu tình đụng độ quyết liệt và cảnh đốt phá tài sản trên đường phố, thì thị trường cũng bắt đầu sụt giảm mạnh. Từ mức giảm 1,75% lúc 14h19, chỉ số Dow Jones đã giảm xuống 2,1% chỉ trong vòng 2 phút.
Sự xuất hiện liên tục những hình ảnh biểu tình ở Athens trên kênh truyền hình kinh tế - tài chính thay vì những hình ảnh giao dịch tại sàn chứng khoán, thông tin của doanh nghiệp… đã cho thấy sự bất thường và sự bất thường đó được phản ánh rõ nét trong diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ hôm 6/5.
Lúc 14h40 (giờ địa phương), Dow Jones giảm 3,8%, S&P 500 hạ 4,35% và Nasdaq trượt 4,7%. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ trong vòng hơn 1 năm qua.
Chưa dừng lại ở đó, chỉ 5 phút sau, tức 14h45, Dow Jones giảm 6,5%. Thị trường chứng khoán Mỹ đã rất lâu mới có phiên giao dịch rơi vào khủng hoảng như vậy khi mà nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu. Bên cạnh đó, những nhà đầu cơ đã nhân cơ hội tung các lệnh bán khống cổ phiếu nhằm đầu cơ giá xuống.
Điều tồi tệ nhất đã xảy đến với Phố Wall lúc 14h47 khi Dow Jones giảm 8,17% (tương đương gần 1.000 điểm - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1987), S&P 500 hạ 8,6% và Nasdaq mất 8,26%.
Sau khi sụt giảm với biên độ lớn, hoạt động gom mua cổ phiếu gia tăng bất thường và không loại trừ nhà đầu tư bán khống đã mua lại cổ phiếu để tất toán trạng thái, nên đã giúp thị trường phục hồi trở lại.
Sự bật tăng của thị trường khiến đồ thị của ba chỉ số chứng khoán hình thành chữ “V” trong biên độ +/-4% chỉ trong 10 phút - điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua tại Phố Wall, trong đó, Dow Jones mất 700 điểm trong 15 phút và lên 600 điểm trong 20 phút.
Giới đầu tư cho rằng, quãng thời gian 30 phút (từ 14h30-15h) là diễn biến chưa từng có trong lịch sử của Phố Wall.
30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones chìm trong sắc đỏ. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đã giảm hơn 10% trong phiên giao dịch. GE trong vòng xoáy của đợt bán tháo cổ phiếu và giảm tới 14,31%, cổ phiếu Boeing mất 12,41%, Bank of America hạ 10,94%, Alcoa đã giảm hơn 9% giá trị.
Ngoài nguyên nhân từ diễn biến từ Hy Lạp, giới phân tích cho rằng có hai nguyên nhân khác tạo nên 30 phút giao dịch kinh hoàng ở Phố Wall khiến giá trị vốn hóa thị trường “bốc hơi” 1,25 nghìn tỷ USD.
Thứ nhất, một nhà đầu tư của một tổ chức đã đặt lệnh nhầm khi nhấn số lượng lên đến “hàng tỷ” cổ phiếu thay vì “hàng triệu” đối với cổ phiếu của Procter & Gamble lúc 14h47 (một trong những cổ phiếu có sức ảnh hưởng đến Dow Jones). Cổ phiếu của Procter & Gamble có lúc đã giảm gần 37% xuống 39,37 USD/cổ phiếu, trước khi phục hồi lên 60,75 USD/cổ phiếu khi kết thúc ngày giao dịch.
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu Procter & Gamble ngày 6/5 - Nguồn: CNBC.
Nhiều nguồn tin cho CNBC biết lệnh đó đến từ Citigroup, nhưng hãng này đã bác bỏ cáo buộc trên, nhưng hứa sẽ điều tra làm rõ vấn đề.
Còn đại diện của Procter & Gamble lên tiếng không biết nguyên nhân vì sao xảy đến với giao dịch cổ phiếu của công ty, nhưng hãng cho biết sẽ gửi đơn đề nghị Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ vào cuộc điều tra.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán New York cũng khẳng định hệ thống giao dịch của Sở vẫn hoạt động bình thường trong quãng thời gian thị trường bán tháo cổ phiếu và phục hồi sau đó.
Thứ hai, thị trường Mỹ xuất hiện thông tin nhiều ngân hàng ở châu Âu đã tạm ngừng cho vay vì mất thanh khoản. Phát biểu với kênh truyền hình CNBC, một nhà đầu tư cho rằng: “Sự kiện này tương tự những gì đã từng xảy đến với Lehman Brothers”.
May mắn cho Phố Wall vì thị trường đã bật tăng trở lại, bởi nếu thị trường tiếp tục giảm và vượt quá 10% thì theo quy định giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán New York, thị trường sẽ tạm ngừng giao dịch 30 phút. Nếu thị trường phải ngừng giao dịch vì giảm từ 10% trở lên thì sẽ tạo tâm lý không tốt và để lại tiền lệ xấu cho thị trường.
Sau khi giảm mạnh, các chỉ số đã phục hồi ngay sau đó. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 và Dow Jones vẫn có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 4/2009.
Kết thúc ngày giao dịch, 30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều giảm điểm. Tuy nhiên, mức giảm của các cổ phiếu blue-chip đã được thu hẹp so với thời điểm thì trường xuống đáy. Trong đó, Procter & Gamble từ mức giảm gần 37% đã phục hồi và chỉ giảm 2,27% khi kết thúc ngày giao dịch.
Biểu đồ giá trị giảm điểm của 7 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/5 - Nguồn: Thomson Reuters.
Tuy thị trường chứng khoán có phiên giao dịch chao đảo nhưng cũng có nhiều nhà đầu tư đã kiếm bội tiền từ sự biến động này, nhất là những nhà đầu tư giao dịch mua bán trong ngày (daytrading). Với biên độ dao động lớn, những nhà đầu tư bán khống cổ phiếu trong phiên này có nhiều cơ hội tận dụng thị trường để kiếm lời đến cả chục phầm trăm, một mức lợi nhuận có thể phải kiếm trong cả tháng khi thị trường biến động trong biên độ hẹp.
Cổ phiếu khối ngân hàng - tài chính nằm trong tâm điểm của đợt bán tháo cổ phiếu sau khi tin tức xấu liên quan đến tình hình nợ công Hy Lạp và nguy cơ lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Đồng thời, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua các điều khoản bổ sung đối với Dự luật cải tổ hệ thống tài chính, vốn được cho là sẽ siết mạnh hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng và “gọt” bớt lợi nhuận của khối này.
Điểm đáng chú ý là sàn Nasdaq đã gửi thông báo sẽ hủy tất cả các giao dịch đối với những cổ phiếu có sự biến động tăng hoặc giảm trên 60% diễn ra trong thời điểm từ 14h40 đến 15h. Nasdaq cho biết sẽ sớm cung cấp danh sách các cổ phiếu có sự biến động mạnh đó.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 6/5: chỉ số Dow Jones sụt giảm 347,8 điểm, tương đương -3,2%, chốt ở mức 10.520,32. Chỉ số Nasdaq giảm 82,65 điểm, tương ứng -3,34%, chốt ở mức 2.319,64. Chỉ số S&P 500 xuống 37,72 điểm, tương đương -3,24%, chốt ở mức 1.128,15.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.868,12 | 10.520,32 | 347,80 | 3,20 |
Nasdaq | 1.165,87 | 2.319,64 | 82,65 | 3,44 | |
S&P 500 | 1.958,26 | 1.128,15 | 37,72 | 3,24 | |
Anh | FTSE 100 | 5.341,93 | 5.260,99 | 80,94 | 1,52 |
Đức | DAX | 5.958,45 | 5.908,26 | 50,19 | 0,84 |
Pháp | CAC 40 | 3.636,03 | 3.556,11 | 79,92 | 2,20 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.696,90 | 7.579,48 | 117,42 | 1,53 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 11.057,40 | 10.695,69 | 361,71 | 3,27 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.327,54 | 20.133,41 | 194,13 | 0,96 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.718,75 | 1.684,71 | 34,04 | 1,98 |
Singapore | Straits Times | 2.860,31 | 2.839,65 | 20,66 | 0,72 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.857,15 | 2.739,70 | 117,45 | 4,11 |
Ấn Độ | BSE | 17.087,96 | 16.987,53 | 100,43 | 0,59 |
Australia | ASX | 4.692,00 | 4.598,60 | N/A | N/A |
Việt Nam | VN-Index | 548,01 | 549,51 | 1,50 | 0,27 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |