4 điểm đáng chú ý về xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm
Tổng cục Thống kê cho biết, nhập siêu của Việt Nam 8 tháng đầu năm đã đạt 5,1 tỷ USD
Báo cáo cập nhật tình hình xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2009 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, nhập siêu của Việt Nam đã lên 5,1 tỷ USD.
Diễn biến này đưa đến những điểm đáng chú ý về tình hình xuất nhập khẩu trong tháng Tám và 8 tháng đầu năm 2009 như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu vẫn trong xu hướng ổn định: kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 6 đạt 4,737 tỷ USD; tháng 7 đạt 4,806 tỷ USD và tháng 8 dự kiến đạt 4,7 tỷ USD.
Tính chung, 8 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 37,255 tỷ USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được liệt kê trong báo cáo, đa số kim ngạch đều giảm và chỉ có 6 mặt hàng tăng kim ngạch. Tính riêng 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD cho đến thời điểm này, chỉ có hai mặt hàng tăng kim ngạch là đá quý, kim loại quý và sản phẩm; và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch giảm sâu. So với cùng kỳ, xuất khẩu dầu thô 8 tháng đầu năm giảm 48,1%; than đá giảm 21,6%; cà phê giảm 17,7%; hạt điều giảm 13,5%; thủy sản giảm 7,9%...
Tuy nhiên, nếu tính về lượng, nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì được tăng trưởng. Cụ thể, so với cùng kỳ, trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu hạt tiêu tăng 46,8%; gạo tăng 43%; chè tăng 19,5%; cà phê tăng 16,8%, cao su tăng 8,2%; dầu thô tăng 8%... Riêng xuất khẩu than đá giảm khoảng 1% về lượng.
Thứ hai, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tương đương năm 2008 đang trở nên khó khăn hơn. Với 4 tháng còn lại, để đạt mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu phải đạt thêm gần 25 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 tháng cuối năm 2008.
Tương tự, bình quân tháng của thời kỳ này, kim ngạch xuất khẩu phải đạt tương đương hơn 6 tỷ USD/tháng.
Thứ ba, nhập khẩu vẫn đang duy trì ở mức cao. Trong khi con số ước tính nhập khẩu tháng 8/2009 giảm nhẹ so với thực hiện tháng trước đó (6,2 tỷ USD so với 6,323 tỷ USD), kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 43,276 tỷ USD, giảm khoảng 28,2% so với cùng kỳ.
Trong 27 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu được liệt kê, chỉ có 2 mặt hàng tăng về kim ngạch là tân dược (tăng 29,6%); và thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu (tăng 0,9%). Các mặt hàng còn lại, kim ngạch nhập khẩu đều giảm.
Trong nhóm những mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh về giá trị, nhập khẩu xăng dầu so với cùng kỳ đã giảm khoảng 62,6%; sắt thép giảm 42,4% (trong đó phôi thép giảm 61,3%); khí đốt hóa lỏng giảm 39,2%; gỗ và nguyên phụ liệu giảm 31,2%...
Thứ tư, nhập siêu đang gia tăng trong những tháng gần đây do nhập khẩu chênh lệch lớn so với xuất khẩu.
Nếu như nhập siêu thực hiện trong 7 tháng đầu năm mới đạt 3,621 tỷ USD thì nhập siêu 8 tháng đã lên 5,121 tỷ USD (tăng khoảng 1,5 tỷ USD trong tháng 8).
Đáng chú ý là mức chênh lệch cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đã được hỗ trợ bởi hai diễn biến khá khác biệt so với mọi năm. Một là việc tái xuất vàng mang lại hơn 2,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Hai là việc xuất siêu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 8 tháng qua.
Cụ thể, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) 8 tháng đầu năm 2009 dự kiến đạt 18,67 tỷ USD, bằng 79,2% so với cùng kỳ và chiếm 50,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp này dự kiến đạt 15,18 tỷ USD, bằng 80,1% so với cùng kỳ và chiếm 35,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Như vậy, trong 8 tháng các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 3,49 tỷ USD. Nếu không tính dầu thô, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chỉ đạt 14,47 tỷ USD và khối doanh nghiệp FDI nhập siêu 71 triệu USD.
Diễn biến này đưa đến những điểm đáng chú ý về tình hình xuất nhập khẩu trong tháng Tám và 8 tháng đầu năm 2009 như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu vẫn trong xu hướng ổn định: kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 6 đạt 4,737 tỷ USD; tháng 7 đạt 4,806 tỷ USD và tháng 8 dự kiến đạt 4,7 tỷ USD.
Tính chung, 8 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 37,255 tỷ USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được liệt kê trong báo cáo, đa số kim ngạch đều giảm và chỉ có 6 mặt hàng tăng kim ngạch. Tính riêng 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD cho đến thời điểm này, chỉ có hai mặt hàng tăng kim ngạch là đá quý, kim loại quý và sản phẩm; và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch giảm sâu. So với cùng kỳ, xuất khẩu dầu thô 8 tháng đầu năm giảm 48,1%; than đá giảm 21,6%; cà phê giảm 17,7%; hạt điều giảm 13,5%; thủy sản giảm 7,9%...
Tuy nhiên, nếu tính về lượng, nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì được tăng trưởng. Cụ thể, so với cùng kỳ, trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu hạt tiêu tăng 46,8%; gạo tăng 43%; chè tăng 19,5%; cà phê tăng 16,8%, cao su tăng 8,2%; dầu thô tăng 8%... Riêng xuất khẩu than đá giảm khoảng 1% về lượng.
Thứ hai, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tương đương năm 2008 đang trở nên khó khăn hơn. Với 4 tháng còn lại, để đạt mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu phải đạt thêm gần 25 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 tháng cuối năm 2008.
Tương tự, bình quân tháng của thời kỳ này, kim ngạch xuất khẩu phải đạt tương đương hơn 6 tỷ USD/tháng.
Thứ ba, nhập khẩu vẫn đang duy trì ở mức cao. Trong khi con số ước tính nhập khẩu tháng 8/2009 giảm nhẹ so với thực hiện tháng trước đó (6,2 tỷ USD so với 6,323 tỷ USD), kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 43,276 tỷ USD, giảm khoảng 28,2% so với cùng kỳ.
Trong 27 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu được liệt kê, chỉ có 2 mặt hàng tăng về kim ngạch là tân dược (tăng 29,6%); và thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu (tăng 0,9%). Các mặt hàng còn lại, kim ngạch nhập khẩu đều giảm.
Trong nhóm những mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh về giá trị, nhập khẩu xăng dầu so với cùng kỳ đã giảm khoảng 62,6%; sắt thép giảm 42,4% (trong đó phôi thép giảm 61,3%); khí đốt hóa lỏng giảm 39,2%; gỗ và nguyên phụ liệu giảm 31,2%...
Thứ tư, nhập siêu đang gia tăng trong những tháng gần đây do nhập khẩu chênh lệch lớn so với xuất khẩu.
Nếu như nhập siêu thực hiện trong 7 tháng đầu năm mới đạt 3,621 tỷ USD thì nhập siêu 8 tháng đã lên 5,121 tỷ USD (tăng khoảng 1,5 tỷ USD trong tháng 8).
Đáng chú ý là mức chênh lệch cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đã được hỗ trợ bởi hai diễn biến khá khác biệt so với mọi năm. Một là việc tái xuất vàng mang lại hơn 2,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Hai là việc xuất siêu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 8 tháng qua.
Cụ thể, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) 8 tháng đầu năm 2009 dự kiến đạt 18,67 tỷ USD, bằng 79,2% so với cùng kỳ và chiếm 50,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp này dự kiến đạt 15,18 tỷ USD, bằng 80,1% so với cùng kỳ và chiếm 35,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Như vậy, trong 8 tháng các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 3,49 tỷ USD. Nếu không tính dầu thô, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chỉ đạt 14,47 tỷ USD và khối doanh nghiệp FDI nhập siêu 71 triệu USD.