5 lưu ý để hạn chế tác hại thuốc nhuộm tóc
Việc nhuộm tóc giờ đây không chỉ là một phương thức làm đẹp đơn thuần mà đã trở thành một nghệ thuật. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc nghiêm túc trước khi quyết định.
Tác hại đầu tiên mà việc nhuộm tóc gây ra đó là làm hư tổn và nguy hại đến sức khỏe của mái tóc. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi thành phần thuốc nhuộm tóc có chứa các chất PPD (p-phenylenedamine), TDS (toluene-diaminesulphate), RES (resorcinol), aminophenol, xylidine...Các chất này khi được sử dụng sẽ làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc, thấm vào các nang tóc dẫn đến hiện tượng tóc bị gãy rụng, chẻ ngon, xơ rối, ngứa ngáy khó chịu,… Bên cạnh đó, việc nhuộm tóc còn khiến sức khỏe da đầu bị đe dọa do dị ứng thuốc gây nên. Theo các chuyên gia Y tế, tỷ lệ số lượng bệnh nhân nhập viện do dị ứng thuốc nhuộm tóc cao hơn rất nhiều lần do dị ứng các loại mỹ phẩm khác. Bệnh nhân thường có các biểu hiện ngứa ngáy, mọc mụn nước gây lở loét, đóng vảy trên da đầu. Từ đó, hình thành các bệnh nghiêm trọng như viêm chân tóc, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc thay đổi sắc tố da đầu.
Lời khuyên của các BS của BV Da liễu Trung ương đối với người sử dụng thuốc nhuộm tóc là tác hại của nhuộm tóc đến mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy trước khi đi nhuộm, nên tìm hiểu chọn lựa, tham khảo ý kiến để chọn cho mình một loại thuốc nhuộm phù hợp và hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhuộm tóc gây ra.Trên thực tế, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Tỷ lệ bệnh nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc rất cao, gấp nhiều lần so với tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm khác. Thuốc nhuộm tóc thường gây mẫn cảm chéo nên nhiều người từng bị dị ứng với loại thuốc nhuộm này khi đổi sang loại khác vẫn bị. Đây là loại dị ứng muộn. Thường những lần đầu nhuộm tóc, dị ứng có thể xảy ra sau 1 - 2 hay 3 ngày. Những lần sau, dị ứng có thể đến nhanh hơn, sau vài giờ nhuộm.Biểu hiện ban đầu của bệnh nhân thường là ngứa dữ dội, nổi mụn nước ở da đầu, chảy nước, đóng vảy, có thể rụng tóc. Không ít bệnh nhân bị lan ra cả vùng mặt, để lại sẹo thâm đen. Tình trạng có khi kéo dài hàng tháng hay tái đi tái lại nhiều lần. Một số ít có thể gặp biến chứng nhiễm trùng. Đặc biệt, bệnh nhân nam bị dị ứng thuốc nhuộm tóc nhiều hơn nữ.
Ngoài ra, trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.Để bảo vệ sức khỏe, trước khi quyết định nhuộm tóc bạn cần xem xét 5 lưu ý sau.1. Cân nhắc dùng thuốc nhuộm tạm thời thay vì thuốc nhuộm bền màu, bởi chất kích ứng càng ít sẽ giảm thiểu nguy cơ kích ứng da gây ra dị ứng.2. Trước khi nhuộm tóc, kiểm tra dị ứng bằng cách bôi lên tay hoặc sau tai. Nếu không có dấu hiệu dị ứng, nghĩa là bạn có thể yên tâm nhuộm tóc.
3. Nếu bạn muốn nhuộm tóc tại nhà, bạn nên mang găng tay cao su.4. Sau khi nhuộm tóc, bạn nên nhanh chóng đi gội đầu. Không dùng móng tay cào da đầu, không gội đầu quá mạnh, không làm xước da đầu bởi bạn có thể bị trúng độc do thuốc nhuộm.5. Trong thời gian 1 năm, nếu tóc nhanh phai màu, bạn có thể nhuộm tóc nhiều nhất là 2 ~ 3 lần. Nếu tóc lâu phai màu, mỗi năm nhuộm 1 lần là đủ rồi.Nếu bạn mắc các bệnh về máu, nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng, sử dụng kháng sinh, da đầu bị thương, đối tượng là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc là trẻ em thì tốt nhất không nên nhuộm tóc.
Cuối cùng, để hạn chế tác hại từ thuốc nhuộm, trước hết việc lựa chọn thuốc nhuộm là rất quan trọng. Theo đó, không nên mua thuốc nhuộm rẻ tiền, không chọn màu nhuộm khi sử dụng cần phải tẩy tóc, đặc biệt các màu được ưa chuộng như xám khói hoặc các màu quá sáng. Bên cạnh đó, người sử dụng nên hạn chế dùng thuốc nhuộm có nhiều thành phần hóa chất, nên chọn thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên để an toàn hơn cho da đầu.