6 phiên tăng liên tiếp của giá dầu thế giới
Giá dầu thế giới sáng 31/7 đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng
Giá dầu thế giới sáng 31/7 đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng, nhờ nguồn cung bị thắt chặt ở Mỹ và khả năng nước này tung lệnh trừng phạt đối với Venezuela, một thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Theo tin từ Reuters, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London - giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu - tăng 0,24 USD/thùng vào lúc hơn 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, tương đương tăng 0,5%, đạt mức 52,76 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất của dầu Brent kể từ ngày 25/5.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau tăng 0,15 USD/thùng, tương đương tăng 0,3%, đạt mức 49,86 USD/thùng.
Tính đến hôm nay, giá của cả hai loại dầu này đã bước sang phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
Giá dầu thế giới đã tăng khoảng 10% kể từ cuộc họp gần đây nhất giữa OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn ngoài khối, trong đó có Nga. Tại cuộc họp này, các nước xuất khẩu dầu bàn biện pháp có thể áp dụng để thắt chặt thêm nguồn cung dầu toàn cầu.
“Giá dầu WTI có khả năng vượt ngưỡng 50 USD/thùng, trong khi dầu Brent có thể vượt 52 USD/thùng, bởi các yếu tố căn bản trên thị trường tiếp tục cho thấy thị trường dầu thô đã trở nên cân bằng hơn”, ngân hàng ANZ nói trong một báo cáo ra ngày 31/7.
Các nhà giao dịch dầu lửa nói rằng giá dầu tăng thời gian gần đây chủ yếu là do nguồn cung dầu ở Mỹ có chiều hướng thắt chặt.
“Giá dầu tăng mạnh chủ yếu do lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm sút trong mấy tuần trở lại đây”, nhà phân tích đầu tư William O’Loughlin thuộc công ty Rivkin Securities của Australia nhận xét.
“Sự tiếp diễn của xu hướng này có thể cho thấy thị trường dầu đang cân bằng trở lại nhờ việc OPEC và Nga cắt giảm sản lượng”, ông O’Loughlin nói thêm.
Sau khi tăng hơn 10% kể từ năm 2016, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm 0,2%, còn 9,41 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 21/7.
Trong khi đó, lượng dầu tồn kho của Mỹ cũng đã giảm khoảng 10% kể từ mức đỉnh hồi tháng 3, còn 483,4 triệu thùng.
Hoạt động khoan tìm dầu của Mỹ đang chững lại. Trong tháng 7 này, các nhà khai thác dầu của Mỹ chỉ đưa thêm 7 giàn khoan vào hoạt động, mức tăng thấp nhất trong tháng kể từ tháng 5/2016.
Thị trường dầu lửa cũng đang lo ngại trước những thông tin nói rằng Mỹ đang xem xét áp lệnh trừng phạt đối với ngành dầu lửa của Venezuela - ngành kinh tế xương sống của nước này. Thông tin này được đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu ngày Chủ Nhật ở Venezuela nhằm thành lập một “siêu cơ quan” lập hiến mà Mỹ gọi là một cuộc bỏ phiếu “đáng xấu hổ”.
Theo tin từ Reuters, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London - giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu - tăng 0,24 USD/thùng vào lúc hơn 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, tương đương tăng 0,5%, đạt mức 52,76 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất của dầu Brent kể từ ngày 25/5.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau tăng 0,15 USD/thùng, tương đương tăng 0,3%, đạt mức 49,86 USD/thùng.
Tính đến hôm nay, giá của cả hai loại dầu này đã bước sang phiên tăng thứ 6 liên tiếp.
Giá dầu thế giới đã tăng khoảng 10% kể từ cuộc họp gần đây nhất giữa OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn ngoài khối, trong đó có Nga. Tại cuộc họp này, các nước xuất khẩu dầu bàn biện pháp có thể áp dụng để thắt chặt thêm nguồn cung dầu toàn cầu.
“Giá dầu WTI có khả năng vượt ngưỡng 50 USD/thùng, trong khi dầu Brent có thể vượt 52 USD/thùng, bởi các yếu tố căn bản trên thị trường tiếp tục cho thấy thị trường dầu thô đã trở nên cân bằng hơn”, ngân hàng ANZ nói trong một báo cáo ra ngày 31/7.
Các nhà giao dịch dầu lửa nói rằng giá dầu tăng thời gian gần đây chủ yếu là do nguồn cung dầu ở Mỹ có chiều hướng thắt chặt.
“Giá dầu tăng mạnh chủ yếu do lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm sút trong mấy tuần trở lại đây”, nhà phân tích đầu tư William O’Loughlin thuộc công ty Rivkin Securities của Australia nhận xét.
“Sự tiếp diễn của xu hướng này có thể cho thấy thị trường dầu đang cân bằng trở lại nhờ việc OPEC và Nga cắt giảm sản lượng”, ông O’Loughlin nói thêm.
Sau khi tăng hơn 10% kể từ năm 2016, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm 0,2%, còn 9,41 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 21/7.
Trong khi đó, lượng dầu tồn kho của Mỹ cũng đã giảm khoảng 10% kể từ mức đỉnh hồi tháng 3, còn 483,4 triệu thùng.
Hoạt động khoan tìm dầu của Mỹ đang chững lại. Trong tháng 7 này, các nhà khai thác dầu của Mỹ chỉ đưa thêm 7 giàn khoan vào hoạt động, mức tăng thấp nhất trong tháng kể từ tháng 5/2016.
Thị trường dầu lửa cũng đang lo ngại trước những thông tin nói rằng Mỹ đang xem xét áp lệnh trừng phạt đối với ngành dầu lửa của Venezuela - ngành kinh tế xương sống của nước này. Thông tin này được đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu ngày Chủ Nhật ở Venezuela nhằm thành lập một “siêu cơ quan” lập hiến mà Mỹ gọi là một cuộc bỏ phiếu “đáng xấu hổ”.