Agribank hạ lãi suất song hành với lo đòi nợ
Agribank công bố hạ lãi suất với mức giảm từ 1% - 1,5% đối với mọi khoản vay và gia tăng ưu đãi cho khu vực “tam nông”
Ngày 21/2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã công bố hạ lãi suất với mức giảm từ 1% - 1,5% đối với mọi khoản vay và gia tăng ưu đãi cho khu vực “tam nông”.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngân hàng này thực hiện giảm lãi suất song song với quản trị rủi ro và đẩy mạnh thu hồi nợ.
Tiếp sức “tam nông”
Khác với các ngân hàng thương mại chỉ giảm lãi suất đối với một số khoản vay, mức độ giảm lãi suất của Agribank rõ rệt hơn và được áp dụng đối với mọi khách hàng.
Tại buổi công bố thông tin ngày 21/2, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngân hàng này duy trì lãi suất ngắn hạn đối với những hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở mức thấp nhất là 15,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm và xuất khẩu là 14,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến nông sản, thực phẩm tiêu dùng trong nước; chi phí cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, lãi suất là 16,5%/năm...
Lãi suất trung hạn, đối với các đối tượng như trên lần lượt là 17% - 17,5% - 18% - 18,5%/năm; còn lãi suất dài hạn thấp nhất là 19%/năm.
Về cơ cấu vốn cho các chương trình tín dụng, Agribank phân bổ như sau: vốn ngắn hạn chi phí mùa vụ đối với hộ nông dân chiếm khoảng 10 nghìn tỷ đồng so với tổng nhu cầu vốn ngắn hạn toàn hệ thống.
Trong đó, trồng lúa: 5.400 tỷ đồng; ngô và cây có hạt: 350 tỷ đồng; mía: 1.300 tỷ đồng; rau đậu: 200 tỷ đồng và các loại cây trồng khác 2.750 tỷ đồng.
Thứ hai, cho vay ngành lương thực khoảng 20.950 tỷ đồng; trong đó, cho vay ngắn hạn 18.500 tỷ đồng (chế biến lương thực 4.600 tỷ đồng; kinh doanh xuất khẩu: 8.900 tỷ đồng; vay tạm trữ đối với 100 nghìn tấn lúa khoảng 5.000 tỷ đồng), cho vay trung dài hạn 2.450 tỷ đồng.
Tiếp theo, dư nợ cho ngành thủy sản là 12.100 tỷ đồng, ngành cà phê 3.800 tỷ đồng, cao su 2.300 tỷ đồng, điều - hồ tiêu 1.600 tỷ đồng, chè 1.000 tỷ đồng, chăn nuôi gia súc 13.300 tỷ đồng.
Đặc biệt, Agribank cũng dành 2.478 tỷ đồng cho vay trung dài hạn theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản.
Ngoài ra, đối với hộ sản xuất và cá nhân như xuất khẩu lao động được vay khoảng 150 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất tại các huyện nghèo khoảng 1.300 tỷ đồng.
Đến 31/12/2011, dư nợ của Agribank là 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng so với 31/12/2010; tốc độ tăng 7% so với 2010. Trong đó, nông nghiệp nông thôn: 301.608 tỷ đồng, chiếm 68,01%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tăng 39.341 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 15% so với đầu năm.
Ông Bảo cho biết, năm 2012, Agribank duy trì tăng trưởng tín dụng khoảng 10% so với năm 2011. Riêng dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng 15% - 18% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; đồng thời, giảm dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.
Gắng “ra - vào” bền vững
Như vậy, xét về định hướng, các gói vốn của Agribank trong năm 2012 có tính tập trung và ưu tiên nhiều hơn cho lĩnh vực tam nông, đúng với mục tiêu tín dụng năm nay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; giảm tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích.
Trả lời câu hỏi về việc cân đối nguồn, trong đó có thu hồi nợ, nhằm phục vụ cho mục tiêu tín dụng cả năm, ông Bảo nói: “Năm 2012, chúng tôi sẽ tập trung nguồn vốn, bao gồm cả nguồn thu nợ từ lĩnh vực cho vay không khuyến khích chuyển sang để đáp ứng mọi nhu cầu. Tổng số vốn cho vay tăng thêm trong năm 2012 khoảng 54.000 tỷ đồng, tốc độ tăng 17% so với năm 2011”. Theo đó, cho vay ngắn hạn tăng thêm 44 nghìn tỷ đồng, cho vay trung dài hạn tăng 10 nghìn tỷ đồng để dành cho đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến nông thủy sản, chăn nuôi công nghệ cao...
Bởi vậy, theo ông Bảo, ngay từ đầu năm, Agribank đã lên kế hoạch tập trung khai thác lợi thế mạng lưới rộng lớn để thu hút vốn; đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt để huy động tối đa nguồn vốn trong nước. Cùng đó, sử dụng triệt để các nguồn tài trợ nước ngoài, kể cả ODA.
Tuần vừa qua, ngân hàng này đã trực tiếp làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, ADB và JICA, và các tổ chức này đều cam kết hỗ trợ cho ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn.
Một nguồn vốn thứ hai rất quan trọng là tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn và nợ xấu, các khoản nợ cho vay bất động sản, tiêu dùng để chuyển sang cho vay “tam nông”. Năm 2011, trong tổng số vốn mà Agribank đưa thêm vào nền kinh tế khoảng 40 nghìn tỷ đồng thì nguồn vốn tăng thêm từ nền kinh tế là 25 nghìn tỷ đồng, trong khi 15 nghìn tỷ đồng còn lại được thu hồi từ các khoản nợ không khuyến khích (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) chuyển sang.
Đánh giá về việc thu hồi nợ, một lãnh đạo của Agribank cho biết, khách hàng vay vốn trong lĩnh vực “tam nông” thường trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, tỷ trọng lên tới trên 90% đối với tổng nợ phải thu. Một số trường hợp chậm cũng chỉ vài ngày và chủ yếu do tính mùa vụ.
Hiện tại, các khoản nợ chậm trả chủ yếu từ thị trường bất động sản được cho vay từ những năm trước khi Agribank có tân Chủ tịch. Năm 2012, thị trường bất động sản được dự báo tiếp tục khó khăn, Agribank cho biết sẽ tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ trên theo hướng chuyển nhượng, chuyển chủ đầu tư... hoặc xử lý theo đúng quy định pháp luật để tích cực thu hồi.
Ngân hàng cũng dự kiến trong năm nay, số nợ thu hồi từ các lĩnh vực không khuyến khích ước khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngân hàng này thực hiện giảm lãi suất song song với quản trị rủi ro và đẩy mạnh thu hồi nợ.
Tiếp sức “tam nông”
Khác với các ngân hàng thương mại chỉ giảm lãi suất đối với một số khoản vay, mức độ giảm lãi suất của Agribank rõ rệt hơn và được áp dụng đối với mọi khách hàng.
Tại buổi công bố thông tin ngày 21/2, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngân hàng này duy trì lãi suất ngắn hạn đối với những hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở mức thấp nhất là 15,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm và xuất khẩu là 14,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến nông sản, thực phẩm tiêu dùng trong nước; chi phí cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, lãi suất là 16,5%/năm...
Lãi suất trung hạn, đối với các đối tượng như trên lần lượt là 17% - 17,5% - 18% - 18,5%/năm; còn lãi suất dài hạn thấp nhất là 19%/năm.
Về cơ cấu vốn cho các chương trình tín dụng, Agribank phân bổ như sau: vốn ngắn hạn chi phí mùa vụ đối với hộ nông dân chiếm khoảng 10 nghìn tỷ đồng so với tổng nhu cầu vốn ngắn hạn toàn hệ thống.
Trong đó, trồng lúa: 5.400 tỷ đồng; ngô và cây có hạt: 350 tỷ đồng; mía: 1.300 tỷ đồng; rau đậu: 200 tỷ đồng và các loại cây trồng khác 2.750 tỷ đồng.
Thứ hai, cho vay ngành lương thực khoảng 20.950 tỷ đồng; trong đó, cho vay ngắn hạn 18.500 tỷ đồng (chế biến lương thực 4.600 tỷ đồng; kinh doanh xuất khẩu: 8.900 tỷ đồng; vay tạm trữ đối với 100 nghìn tấn lúa khoảng 5.000 tỷ đồng), cho vay trung dài hạn 2.450 tỷ đồng.
Tiếp theo, dư nợ cho ngành thủy sản là 12.100 tỷ đồng, ngành cà phê 3.800 tỷ đồng, cao su 2.300 tỷ đồng, điều - hồ tiêu 1.600 tỷ đồng, chè 1.000 tỷ đồng, chăn nuôi gia súc 13.300 tỷ đồng.
Đặc biệt, Agribank cũng dành 2.478 tỷ đồng cho vay trung dài hạn theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản.
Ngoài ra, đối với hộ sản xuất và cá nhân như xuất khẩu lao động được vay khoảng 150 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất tại các huyện nghèo khoảng 1.300 tỷ đồng.
Đến 31/12/2011, dư nợ của Agribank là 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng so với 31/12/2010; tốc độ tăng 7% so với 2010. Trong đó, nông nghiệp nông thôn: 301.608 tỷ đồng, chiếm 68,01%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tăng 39.341 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 15% so với đầu năm.
Ông Bảo cho biết, năm 2012, Agribank duy trì tăng trưởng tín dụng khoảng 10% so với năm 2011. Riêng dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng 15% - 18% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; đồng thời, giảm dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.
Gắng “ra - vào” bền vững
Như vậy, xét về định hướng, các gói vốn của Agribank trong năm 2012 có tính tập trung và ưu tiên nhiều hơn cho lĩnh vực tam nông, đúng với mục tiêu tín dụng năm nay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; giảm tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích.
Trả lời câu hỏi về việc cân đối nguồn, trong đó có thu hồi nợ, nhằm phục vụ cho mục tiêu tín dụng cả năm, ông Bảo nói: “Năm 2012, chúng tôi sẽ tập trung nguồn vốn, bao gồm cả nguồn thu nợ từ lĩnh vực cho vay không khuyến khích chuyển sang để đáp ứng mọi nhu cầu. Tổng số vốn cho vay tăng thêm trong năm 2012 khoảng 54.000 tỷ đồng, tốc độ tăng 17% so với năm 2011”. Theo đó, cho vay ngắn hạn tăng thêm 44 nghìn tỷ đồng, cho vay trung dài hạn tăng 10 nghìn tỷ đồng để dành cho đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến nông thủy sản, chăn nuôi công nghệ cao...
Bởi vậy, theo ông Bảo, ngay từ đầu năm, Agribank đã lên kế hoạch tập trung khai thác lợi thế mạng lưới rộng lớn để thu hút vốn; đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt để huy động tối đa nguồn vốn trong nước. Cùng đó, sử dụng triệt để các nguồn tài trợ nước ngoài, kể cả ODA.
Tuần vừa qua, ngân hàng này đã trực tiếp làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, ADB và JICA, và các tổ chức này đều cam kết hỗ trợ cho ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn.
Một nguồn vốn thứ hai rất quan trọng là tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn và nợ xấu, các khoản nợ cho vay bất động sản, tiêu dùng để chuyển sang cho vay “tam nông”. Năm 2011, trong tổng số vốn mà Agribank đưa thêm vào nền kinh tế khoảng 40 nghìn tỷ đồng thì nguồn vốn tăng thêm từ nền kinh tế là 25 nghìn tỷ đồng, trong khi 15 nghìn tỷ đồng còn lại được thu hồi từ các khoản nợ không khuyến khích (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) chuyển sang.
Đánh giá về việc thu hồi nợ, một lãnh đạo của Agribank cho biết, khách hàng vay vốn trong lĩnh vực “tam nông” thường trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, tỷ trọng lên tới trên 90% đối với tổng nợ phải thu. Một số trường hợp chậm cũng chỉ vài ngày và chủ yếu do tính mùa vụ.
Hiện tại, các khoản nợ chậm trả chủ yếu từ thị trường bất động sản được cho vay từ những năm trước khi Agribank có tân Chủ tịch. Năm 2012, thị trường bất động sản được dự báo tiếp tục khó khăn, Agribank cho biết sẽ tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ trên theo hướng chuyển nhượng, chuyển chủ đầu tư... hoặc xử lý theo đúng quy định pháp luật để tích cực thu hồi.
Ngân hàng cũng dự kiến trong năm nay, số nợ thu hồi từ các lĩnh vực không khuyến khích ước khoảng 10 nghìn tỷ đồng.